1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC ppsx

57 2,4K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 690,08 KB

Nội dung

THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM #" KHOA HÓA TRỊNH VĂN BIỀU Tp. Hồ Chí Minh - 2001 THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Trịnh Văn Biều (Chủ biên) Thạc sĩ Trang Thị Lân Thạc sĩ Vũ Thị Thơ Thạc sĩ Trần Thị Vân LƯU HÀNH NỘI BỘ * 2001 * MỤC LỤC • Mục lục 03 • Lời giới thiệu 04 Chương 1 : THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PPDHHH 05 1. Vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hoá học 05 2. Phân loại thí nghiệm 06 3. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học 06 4. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống thí nghiệm phần thực hành PPDHH8 5. Hệ thống các thí nghiệm trong phần thực hành PPDHHH 10 Chương 2 : RÈN LUYỆ N CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC TRONG CÁC BUỔI THỰC HÀNH LLDHHH 15 1. Mục đích các giờ thí nghiệm thực hành LLDHHH 15 2. Yêu cầu rèn luyện các kỹ năng dạy học chủ yếu: nói, vết bảng, biểu diễn thí nghiệm 15 3. Quy trình tổng quát rèn luyện các kỹ năng dạy học chủ yếu trong các buổi thực hành LLDHHH 15 4. Các bước trong một buổi thực hành LLDHHH 16 Chương 3 : KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆ M 17 1. Kỹ thuật sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm 17 2. Nội quy phòng thí nghiệm 17 3. Các biện pháp phòng chống độc hại khi tiến hành thí nghiệm 18 4. Một số chất độc cần chú ý khi làm thí nghiệm 19 5. Nồng độ cho phép lớn nhất trong không khí nơi làm việc của một số chất độc thường gặp 22 6. Cứu chữa khi bị tai nạn hoặc nhiễm độc 22 Chương 4 : CÁC THÍ NGHIỆM LỚP 10 24 Chương 5 : CÁC THÍ NGHIỆM LỚP 11 38 Chương 6 : MỘT SỐ THÍ NGHIỆM LỚP 12 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 Lời giới thiệu Tài liệu này dùng cho sinh viên Khoa Hoá ĐHSP năm thứ 2 và 3 nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản về: - Kỹ thuật sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm - Thí nghiệm và sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học - Các kỹ năng dạy học chủ yếu trong thực hành PPDHHH - Phòng chống độc hại khi tiến hành thí nghiệm. Mục đích chính của tài liệu là giúp sinh viên rèn luyệ n các kỹ năng dạy học chủ yếu: nói, vết bảng, biểu diễn thí nghiệm để chuẩn bị tốt cho các đợt Kiến tập và Thực tập Sư phạm trước mắt cũng như vệc dạy học hoá học ở trường PTTH sau khi tốt nghiệp. Tài liệu gồm có 6 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về vai trò, phân loại, sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá h ọc; các nguyên tắc xây dựng hệ thống thí nghiệm và hệ thống các thí nghiệm trong phần thực hành PPDHHH. Chương 2: Nói về việc rèn luyện các kỹ năng dạy học chủ yếu: nói, viết bảng, biểu diễn thí nghiệm trong các buổi thực hành PPDHHH. Hướng dẫn sinh viên cách chuẩn bị cho một buổi thực hành và viết tường trình thí nghiệm. Chương 3: Nói về kỹ thuật sử dụng dụng cụ, hoá chất và phòng chống độc hại khi tiến hành thí nghiệm. Đây là một vấn đề quan trọng có tính bức thiết cần phải thực hiện một cách nghiêm túc vì sức khỏe của mỗi cá nhân, tập thể và cộng đồng. Chương 4, 5, 6: Hướng dẫn sinh viên làm một số thí nghiệm chọn lọc phục vụ cho việc Kiến tập, Thực tập Sư phạm và dạy học hoá học ở trường PTTH. Cuốn sách này do tập th ể các giảng viên của bộ môn Phương pháp Dạy học khoa Hoá ĐHSP TP.HCM biên soạn. Để nâng cao chất lượng phục vụ của sách chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp cũng như các em sinh viên. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 11 năm 2000 Các tác giả Chương 1 THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC I. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC. Thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học và quan trọng đặc biệt trong dạy học hoá học. 1. Thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của con người về thế giới. Thí nghiệm là một phần của hiện thực khách quan được thực hiện hoặc tái tạo lại trong những điều kiện đặ c biệt, trong đó con người có thể chủ động điều khiển các yếu tố tác động vào quá trình xảy ra để phục vụ cho các mục đích nhất định. Thí nghiệm giúp con người gạt bỏ những cái phụ, không bản chất để tìm ra cái bản chất của sự vật hiện tượng. Thí nghiệm giúp con người phát hiện ra những quy luật còn ẩn náu trong tự nhiên. Mặt khác nó còn giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa học. Đúng như Ăng ghen đã nói: “Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ những sự thật đó, phát hiện ra m ối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”. 2. Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hoá học. Nó giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ làm quen với các chất hoá học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý, hoá của chúng. Từ đó các em hiểu được các quá trình hoá học, nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của hoá học. Nếu không có thí nghiệm thì: - Giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải nhưng vẫn không rõ và hết ý vì không phải mọi thứ đều có thể diễn đạt được trọn vẹn bằng lời. Lời nói rất trừu tượng còn các thí nghiệm thì cụ thể. - Học sinh tiếp thu kiến thức thi ếu chính xác và vững chắc. Các em sẽ khó hiểu bài vì không có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện tượng hóa học. Ví dụ: phản ứng tạo kết tủa đồng hyđroxit dạng keo, màu xanh. Nếu không có thí nghiệm thì học sinh không thể hình dung được dạng keo như thế nào. Màu xanh thì có rất nhiều màu xanh khác nhau. - Học sinh sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể 3. Thí nghiệm là cầu n ối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ. Chính vì vậy thí nghiệm giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống. 4. Thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành (các thao tác và cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa h ọc, kỷ luật. 5. Thí nghiệm giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng hoá học xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình. 6. Khi làm thí nghiệm rất dễ gây hứng thú học tập. Học sinh không thể yêu thích bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan. II. PHÂN LOẠI THÍ NGHIỆM. 1. Thí nghiệm trong hệ thống các phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học cơ bản phổ biến rộng rãi trong nhà trường gồm 3 loại: 1) Phương tiện kỹ thuật dạy học (các phương ti ện nghe nhìn và máy dạy học ). 2) Phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học trực quan). 3) Thí nghiệm nhà trường. Đối với hoá học thì thí nghiệm nhà trường là phương tiện dạy học quan trọng nhất. 2. Phân loại thí nghiệm. Trong trường phổ thông thí nghiệm được sử dụng dưới các hình thức sau: 1) Thí nghiệm do giáo viên tự tay biểu diễn trước học sinh gọi là thí nghiệm biểu diễ n của giáo viên . 2) Thí nghiệm do học sinh tự làm gọi là thí nghiệm của học sinh. 3) Thí nghiệm ngoại khóa là những thí nghiệm vui dùng trong các buổi hội vui về hoá học và những thí nghiệm ở ngoài trường như thí nghiệm thực hành ở nhà của học sinh. Trong các hình thức thí nghiệm trên thì thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là quan trọng nhất. III. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC. 1. Những ưu điểm c ủa thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. - Thí nghiệm biểu diễn do giáo viên làm các thao tác rất mẫu mực nên có tác dụng hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên cho học sinh một cách chính xác. - Có thể thực hiện được các thí nghiệm phức tạp, có chất độc, chất nổ. - Tiết kiệm hoá chất, tốn ít thời gian hơn. 2. Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệ m. a) Phải đảm bảo an toàn. - Các chất độc, dễ nổ không dùng lượng lớn -Thận trọng nghiêm túc theo đúng các quy định về bảo hiểm b) Phải đảm bảo thành công. - Nắm vững kỹ thuật thí nghiệm - Thao tác nhanh chóng, khéo léo c) Thí nghiệm phải rõ ràng, học sinh quan sát được đầy đủ. - Thí nghiệm không bị che lấp - Dụng cụ dễ nhìn - Dùng phông màu sắc thích hợp d) Các thí nghiệ m phải đơn giản, dụng cụ phải gọn gàng mỹ thuật, đảm bảo tính khoa học. e) Tốn ít thời gian. f) Số lượng thí nghiệm trong một bài nên vừa phải. g) Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với bài giảng. 3. Những phương pháp cơ bản sử dụng thí nghiệm trong dạy học. Trong dạy học có thể sử dụng thí nghiệm theo 1 trong 2 phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu: dùng thí nghiệm để xác nhận giả thuyết, tự rút ra kiến thức. - Phương pháp minh hoạ: dùng thí nghiệm để minh hoạ cho kiến thức đã biết. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu hay phương pháp minh họa là tùy thuộc vào tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu. Nếu như việc giải quyết vấn đề khơng đòi hỏi sự căng thẳ ng đáng kể hoạt động trí lực của học sinh thì nên theo phương pháp minh họa. Ngược lại, nếu như sự tri giác, tiếp thu kiến thức về đối tượng nghiên cứu đòi hỏi sự phân tích phức tạp hơn, phải động viên trí nhớ và tư duy thì nên dùng phương pháp nghiên cứu. 4. Sử dụng hình vẽ và các phương tiện dạy học thay cho thí nghiệm. Với những thí nghiệm khó, nguy hiểm, độc hại có thể dùng hình v ẽ để thay thế. Giáo viên có thể vẽ ra giấy khổ lớn hoặc in ra bản trong để chiếu trên máy OVERHEAD. Cũng có thể dù các băng ghi hình để chiếu cho học sinh. 5. Thí nghiệm lượng nhỏ. a) Mơ tả dụng cụ: Dụng cụ này là một tờ giấy A4 có in 5 hình vng đen và 5 hình vng trắng. Tờ giấy được ép platic (hoặc đơn giản hơn có thể lồng vào trong một túi nilon). - đơ n giản, gọn gàng, dễ di chuyển vì khơng phải dùng đến ống nghiệm. - dễ quan sát vì được nhìn trực tiếp (khơng nhìn qua thủy tinh như làm trong ống nghiệm). - tiết kiệm hố chất. c) Sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ trong các buổi thực hành PPDHHH: Việc cho sinh viên làm thí nghiệm lượng nhỏ nhằm giáo dục ý thức tiết kiệm, đồng thời cũng tập dượt cho các em khi về trường phổ thơng bi ết tự tạo ra dụng cụ và biết sử dụng nó trong dạy học. Có thể thực hành các thí nghiệm sau: - Điện phân dung dịch muối ăn - Nhận biết gốc clorua - Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat - Nhận biết ion sunfua - Hiđroxit lưỡng tính - Tạo hiđroxit kim loại kết tủa từ dung dịch muối tương ứng…. b) Thực hiện thí nghiệm: Trên các ô vuông sẽ thực hiện các thí nghiệm lượng nhỏ đơn giản như : thí nghiệm tạo chất kết tủa, điện phân dung dòch… Lượng hoá chất sẽ lấy rất ít, chừng 1 vài giọt. Các thí nghiệm có chất màu được thực hiện trên các ô vuông trắng, các thí nghiệm tạo kết tủa trắng sẽ được thực hiện trên các ô đen. Cách làm này có ưu điểm là: d) Sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ trong dạy học hoá học ở PTTH: Ở các trường PTTH giáo viên có thể làm sẵn các tờ giấy A4 có in ô vuông trắng đen ép platic, phát cho mỗi bàn để cho học sinh tự làm thí nghiệm. Nếu không có điều kiện, hoá chất có thể dùng chung cho 2-3 dãy bàn. Học sinh sẽ rất thích thú khi được tự tay làm thí nghiệm. Việc quan sát ở khoảng cách ngắn cũng sẽ tốt hơn là giáo viên làm cho cả lớp xem. Như vậy, không nhấ t thiết lúc nào giáo viên cũng phải dùng những thí nghiệm đủ lớn để cả lớp quan sát mà có thể cho từng nhóm học sinh trực tiếp làm và quan sát thí nghiệm. Với việc sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ, có thể thay thế thí nghiệm biểu diễn của giáo viên bằng thí nghiệm tự làm của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động một cách tự giác, tích cực. IV. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ TH ỐNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PPDHHH. Các thí nghiệm trong phần thực hành PPDHHH chính là các thí nghiệm sẽ dùng để dạy học ở trường phổ thông. Muốn thí nghiệm đi vào các bài giảng hoá học ở PTTH một cách có hiệu quả thì phải xây dựng hệ thống thí nghiệm thực hành PPDHHH theo các nguyên tắc sau: 1. Các thí nghiệm phải gắn với chương trình hoá PTTH, phục vụ tốt nhất cho việc đi thực tập sư phạm và giảng dạ y hoá học ở phổ thông. Thí nghiệm PPDH nhằm chuẩn bị cho sinh viên dạy tốt chương trình hoá học phổ thông. Vì vậy các thí nghiệm phải gắn với nội dung của từng chương, từng bài giảng của chương trình hoá học PTTH. Cần phải khắc phục tình trạng hiện nay là các thí nghiệm chủ yếu tập trung vào các bài giảng về chất, phần lý thuyết hoá đại cương gần như không có thí nghiệm. Cần chú ý đế n tính cân đối trong toàn bộ chương trình, cố gắng để thí nghiệm đi vào càng nhiều bài giảng càng tốt. Do thời gian dành cho thí nghiệm PPDH có hạn nên không thể dàn trải cho chương trình của cả 3 lớp 10, 11, 12. Trong một chừng mực nào đó nên ưu tiên đến các bài sẽ dạy khi thực tập sư phạm. Vì thế nên tập trung cho lớp 10,11 vì khi đi thực tập sư phạm gần như 100% giáo sinh được phân dạy ở những lớp này và nhữ ng năm đầu ra trường về giảng dạy ở PTTH thì cũng như vậy . 2. Thí nghiệm phải gắn với nội dung bài giảng, tốt nhất là chọn được các thí nghiệm giúp học sinh tiếp thu các kiến thức lõi, trọng tâm. Các thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông dù là ở dạng nào cũng đều nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt nội dung bài học và nắm vững hệ thống các kiến thức hoá họ c cần thiết của chương trình PTTH. Vì vậy các thí nghiệm phải gắn với nội dung của các bài giảng cụ thể ở phổ thông . Mặt khác để việc tiếp thu kiến thức của học sinh có hiệu quả, không thể thí nghiệm một cách tràn lan mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Khi lựa chọn các thí nghiệm để đưa vào bài giảng, tốt nhất nên chọn các thí nghiệm giúp học sinh tiếp thu các kiến thức lõi, tr ọng tâm. Số lượng thí nghiệm trong một bài cũng không nên quá nhiều, có thể từ 3 đến 5 thí nghiệm là hợp lý. 3. Thí nghiệm phải trực quan, hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chính là một hình thức dạy học theo phương pháp trực quan. Vì vậy thí nghiệm phải dễ quan sát, hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục. Chúng ta phải lựa chọn các phản ứng, các quá trình hoá học có kèm theo hiện tượng quan sát được dễ dàng bằng mắt thường. Đó là các phản ứng: - có sự biến đổi màu sắc - có tạo chất kết tủa, chất khí bay lên khỏi dung dịch - có sự tỏa nhiệt hay thu nhiệt - có hiện tượng cháy, nổ, phát quang… 4. Thí nghiệm phải hấp dẫn, kích thích hứng thú với ngườ i dạy và người học. Một trong những nguyên nhân chính làm cho sinh viên không thích các buổi thực hành là do thí nghiệm không hấp dẫn, không gây được ham muốn hành động. Nó cũng chính là nguyên nhân mà các thí nghiệm thực hành được nghiên cứu kỹ ở đại học bị xếp xó một chỗ khi sinh viên trở thành giáo viên phổ thông. Như vậy thí nghiệm không những chỉ cần đem lại hứng thú cho học sinh mà còn phải mang lại hứng thú cho cả người làm thí nghiệm. Thông thường thì nhữ ng thí nghiệm làm cho học sinh hứng thú cũng sẽ dễ gây cho giáo viên hứng thú. Khi nhìn học sinh của mình chăm chú dõi theo các hiện tượng phản ứng xảy ra, thấy các em hoan hỉ cũng đủ làm cho giáo viên vui rồi. Để xoá dạy chay, một trong những giải pháp quan trọng là phải đưa các thí nghiệm hấp dẫn vào bài giảng mà trước hết là đưa vào các giờ thí nghiệm thực hành PPDH. 5. Thí nghiệm dễ kiếm hoá chất, đơn giản, dễ làm. Phải cho sinh viên tậ p sử dụng, làm quen với các dụng cụ càng đơn giản, mộc mạc càng tốt. Hoá chất dùng cho thí nghiệm càng dễ kiếm càng tốt. Có như vậy thì các em mới có cơ hội làm được nhiều thí nghiệm khi trở thành giáo viên phổ thông. Chẳng hạn, nếu như cho sinh viên làm thí nghiệm điện phân dung dịch muối ăn bằng máy chỉnh lưu dòng điện một chiều thì khi về trường phổ thông thí nghiệm này sẽ bị bỏ ngay lập tức. Nhưng nếu dùng nguồn điện bằng 3 pin 1,5 von đơn giản thì sinh viên và ngay cả các em học sinh phổ thông cũng sẽ có nhiều cơ hội lặp lại thí nghiệm đó. 6. Việc thực hiện thí nghiệm không được mất quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến tiến trình bài giảng. Vì thời gian dành cho một tiết lên lớp ở PTTH rất ngắn (chỉ có 45 phút) lại có quá nhiều nhiệm vụ mà người giáo viên phải thực hiện nên các thí nghiệm trên lớp phải nhanh, gọn, không làm mất nhiều giờ dạy. Một số thí nghiệm xảy ra chậm, giáo viên phải cho học sinh trả lời câu hỏi hay giảng sang nội dung khác trong thời gian chờ đợi. Nói chung không nên lạm dụng những thí nghiệm này vì dễ ảnh hưởng đến sự liên tục của tiến trình bài giảng. 7. Thí nghiệm phải an toàn, càng ít độc hại càng tốt. Nên thay các thí nghiệm độc b ằng các thí nghiệm không độc hoặc ít độc hơn. Thí nghiệm phải an toàn là một trong các nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo khi lựa chọn và tiến hành thí nghiệm. Mặt khác một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên “sợ” đến phòng thí nghiệm và cũng làm cho cán bộ hướng dẫn “ngại” các giờ thực hành là do có các thí nghiệm gây độc. Vì vậy để giữ gìn sức khoẻ cho cán bộ, sinh viên bên cạnh các biện pháp phòng chống độc hại sẽ nói đến ở phần sau, cách hay nhất v ẫn là lựa chọn các thí nghiệm càng ít độc hại càng tốt. Nếu có điều kiện nên thay các thí nghiệm độc bằng các thí nghiệm không độc hoặc ít độc hơn. Vấn đề này cũng sẽ trở nên có ý nghĩa trong việc xoá bỏ dạy chay môn Hoá ở trường phổ thông. Giáo viên phổ thông cũng rất ngại và thường “lẩn trốn” các thí nghiệm gây độc. 8. Số lượng thí nghiệm trong một buổi thực hành cần hợp lý, không nên nhiều quá để sinh viên có thời gian rèn các kỹ năng dạy học. Thực hành PPDH không chỉ giúp sinh viên thực hiện thuần thục các thao tác thí nghiệm mà còn rèn luyệ n cho họ các kỹ năng dạy học cần thiết. Một điều cũng cần lưu ý là: một phần đáng kể các thí nghiệm phục vụ cho chương trình PPTH, sinh viên đã được làm trong các bài thực hành Hoá Đại cương, Vô cơ, Hữu cơ. Trong thực hành PPDH chỉ nên lựa chọn những thí nghiệm tiêu biểu, điển hình. Nếu tham lam đưa vào quá nhiều thí nghiệm thì phần thời gian rèn các kỹ năng dạy họ c sẽ giảm bớt, sinh viên sẽ rất khó khăn khi đi TTSP. V. HỆ THỐNG CÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LLDHHH. Hệ thống gồm 86 thí nghiệm trong đó : - 31 thí nghiệm thuộc chương trình lớp 10 - 27 thí nghiệm thuộc chương trình lớp 11 - 28 thí nghiệm thuộc chương trình lớp 12 PHẦN I HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ ( 1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử -kích thước -khối lượ ng nguyên tử ( 2. Hạt nhân nguyên tử -nguyên tố hóa học - đồng vị ( 3. Vỏ nguyên tử TN 1:. Đốt cháy tàu chiến địch (Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tố) ( 4. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học TN 2:. Vũ điệu của các kim loại kiềm. (Các nguyên tố trong cùng phân nhóm có tính chất hóa học giống nhau) CHƯƠNG II : LIÊN KẾT HÓA HỌC - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN MENĐELEEP ( 1 .Liên kết cộng hóa trị TN 3 : Hiđ ro phân tử và hiđro nguyên tử (Liên kết trong phân tử H2 làm cho phân tử H2 kém hoạt động hơn nguyên tử H ) ( 2. Liên kết ion ( 3. Hóa trị của các nguyên tố ( 4. Các tinh thể TN 4 :Tính chất không bền của tinh thể phân tử I2 ξ 5. Mol ( 6. Tỷ khối của chất khí ( 7. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học TN 5: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong phân nhóm chính ( 8. Vị trí của các nguyên tố trong HTTH và tính chất hóa học của chúng ( 9. Định luật tuần hoàn Menđêlêep [...]... RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC TRONG CÁC BUỔI THỰC HÀNH PPDHHH Việc rèn luyện các kỹ năng dạy học cho sinh viên Khoa Hố ĐHSP khơng chỉ giới hạn trong khn khổ các buổi thực hành PPDHHH Nó phải được thực hiện trong khung thời gian của tổng thể q trình đào tạo suốt khố học I MỤC ĐÍCH CÁC GIỜ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LLDHHH 1 Rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng tiến hành thí nghiệm một cách thành thạo, nhanh chóng,... hợp thí nghiệm với nội dung bài giảng 3 Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, kỹ năng viết bảng, vẽ hình để giảng tốt một đoạn bài học có thí nghiệm 4 Rèn luyện tác phong sư phạm: bình tĩnh, chững chạc, tự nhiên II U CẦU RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: NĨI, VIẾT BẢNG, BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM 1 u cầu rèn luyện về kỹ năng biểu diễn thí nghiệm 1 Nắm vững kỹ thuật tiến hành thí nghiệm để thí nghiệm. .. biết gốc clorua 2 Cách tiến hành Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có chứa dung dịch axit clohiđric hay dung dịch muối clorua, để kết tủa ra ngồi ánh sáng sẽ phân hủy thành clo và bạc kim loại màu đen 3 Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành cơng - Có thể tiến hành thí nghiệm này trên dụng cụ thí nghiệm lượng nhỏ - Nên kết hợp thí nghiệm hệ thống cho học sinh tính tan và màu... trong các bình nhỏ, thành dầy Pha lỗng axit sunfuric đặc phải cho từng lựng nhỏ axit vào nước, quấy đều (khơng được đổ nước vào axit) II NỘI QUY PHỊNG THÍ NGHIỆM 1 Phải nghiên cứu kỹ các thí nghiệm sẽ tiến hành trước khi đến phòng thí nghiệm - Đọc tài liệu hướng dẫn và sách giáo khoa phổ thơng để nắm vững mục đích, u cầu, cách tiến hành thí nghiệm; thí nghiệm sẽ biểu diễn khi dạy bài nào trong chương... hơi chúc xuống.Đun nóng ống nghiệm thu oxi theo phương pháp dời chỗ nước 3 Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành cơng - Khơng nghiền nhiều KClO3, khơng ngiền lẫn KClO3 với chất khác vì dễ gây nổ - Dùng KMnO4 ít nguy hiểm hơn KClO3 - Cần rèn luyện thật thành thạo kỹ năng thu khí theo phương pháp dời chỗ nước TN 17 Sắt cháy trong oxi 1 Mục đích thí nghiệm Thí nghiệm được dùng trong bài... nào trong chương trình phổ thơng… - Các thí nghiệm có chất độc phải dự kiến trước cách phòng chống 2 Khi tiến hành thí nghiệm - Phải hết sức cẩn thận để thí nghiệm thành cơng, tránh tai nạn, gây độc cho bản thân và những người xung quanh - Tn thủ theo chỉ dẫn của tài liệu và của cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm - Khơng tự ý làm các thí nghiệm ngồi nội dung bài học - Khơng đi lại lộn xộn, nói chuyện... và những thu hoạch trong vở tường trình, làm vệ sinh và dọn dẹp phòng thí nghiệm VIẾT TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm … Bài …lớp… Cách tiến hành Hình vẽ Phương trình phản ứng và kỹ thuật để thí nghiệm thành cơng Chương 3 KỸ THUẬT PHỊNG THÍ NGHIỆM I KỸ THUẬT SỬ DỤNG DỤNG CỤ, HỐ CHẤT TRONG PHỊNG THÍ NGHIỆM 1 Sử dụng dụng cụ thủy tinh: - Cần nhẹ tay, tránh va chạm mạnh - Khơng đựng dung dịch axit,... điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành cơng - Cẩn thận khi dùng axit sunfuric đặc - Khơng nghiền chung KClO3 với đường cát TN16 Điều chế oxi 1 Mục đích thí nghiệm Thí nghiệm được dùng trong bài OXI lớp 10 nhằm cho học sinh: - Biết điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân một số hợp chất có oxi: KMnO4 , KClO3, KNO3, HgO - Biết cách thu khí theo phương pháp dời chỗ nước Điều... KỸ NĂNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TRONG CÁC BUỔI THỰC HÀNH PPDHHH 1 Sinh viên học về các thao tác thí nghiệm cơ bản, nội quy, cách phòng chống độc hại, phương pháp sơ cứu trong phòng thí nghiệm (giáo viên hướng dẫn bằng lời kết hợp cho xem 3 băng ghi hình, sinh viên nghe, ghi chép và thảo luận) 2 Sinh viên nghe hướng dẫn, thảo luận trao đổi để nắm vững các u cầu của kỹ năng nói, viết bảng, biểu diễn thí nghiệm. .. sủi bọt của các nước giải khát có ga 1 Mục đích thí nghiệm - Thí nghiệm được dùng để giới thiệu cho học sinh những chất xúc tác rất gần gũi với cuộc sống - Thí nghiệm đơn giản, đễ làm, gắn với sinh hoạt đời thường - Thí nghiệm kích thích tư duy sáng tạo - Thí nghiệm này có thể làm khi nói về chất xúc tác hoặc trong bài mở đầu (để gây hứng thú với mơn học) . Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 11 năm 2000 Các tác giả Chương 1 THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC I. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Phân loại thí nghiệm 06 3. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học 06 4. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống thí nghiệm phần thực hành PPDHH8 5. Hệ thống các thí nghiệm trong phần thực hành PPDHHH. chặt chẽ thí nghiệm với bài giảng. 3. Những phương pháp cơ bản sử dụng thí nghiệm trong dạy học. Trong dạy học có thể sử dụng thí nghiệm theo 1 trong 2 phương pháp sau: - Phương pháp nghiên

Ngày đăng: 30/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w