Hy Lạp cổ đại 1 I. Địa lý và cư dân. Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại bao gồm: miền Nam bán đảo Ban căng, các đảo trên biển Egiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Ban căng tức là vùng lục địa Hy Lạp. Miền lục địa Hy Lạp chia làm ba miền: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Từ Bắc bộ xuống Trung bộ phải qua đèo Técmôpin. Trung bộ có nhiều thành phố, trong đó nổi tiếng nhất là Aten. Ranh giới giữa Trung bộ và Nam bộ ở eo đất Coranh. Nam bộ là một bán đảo có nhiều đồng bằng gọi là bán đảo Pêlôpônedơ. Điều kiện địa lý của Hy Lạp thuận lợi cho việc phát triển công thương nghiệp. Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người: Người Eôliêng chủ yếu cư trú ở Bắc bán đảo Ban căng. Người Iôniêng ở miền Trung Người Akêăng ở vùng Bắc bán đảo Pêlôpônedơ. Người Đôriêng ở phần bán đảo Pêlôpônedơ và đảo Crét. Lịch sử Hy Lạp cổ đại từ khi thành lập nhà nước đến khi bị nhập vào đế quốc La Mã bao gồm bốn thời kì: Thời kì văn hoá Crét – Myxen. Thời kì Hôme. Thời kì thành bang . Thời kì Makêđônia làm bá chủ Hy Lạp. II. Văn hoá Crét Myxen và thời Hôme: 1. Văn hoá Crét – Myxen: Từ sớm, ở vùng biển Egiê mà trung tâm là bán đảo Crét và vùng Myxen đã từng tồn tại những nền văn minh rực rỡ, nhưng mãi đến thập kỷ 70 của thế kỉ XIX về sau, nhờ các cuộc khai quật khảo cổ học, người ta mới biết được tương đối cụ thể các nền văn minh đó. Tại Crét và Myxen, người ta đã tìm thấy những cung điện, thành quách và nhiều hiện vật khác trong đó có cả chữ viết. Nền văn minh Cret tồn tại trong 1800 năm. Từ đầu thiên kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XII TCN, trong đó thời kỳ phát triển rực rỡ nhất là vào khoảng thế kỷ XVII – XV TCN. Chủ nhân của nền văn hoá Myxen là người Akêăng, một chi nhánh của người Hy Lạp từ phía Bắc di cư xuống phía Nam vào khoảng cuối thiên kỷ thứ III đầu thiên kỷ thứ II TCN. Thời kỳ huy hoàng nhất của nền văn hóa Myxen là từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XII TCN. Cơ sở của cả hai nền văn hóa này đều là đồ đồng thau. Như vậy, thời kì văn hóa Crét- Myxen là thời kỳ đã tồn tại những nhà nước tương đối phát triển. Trên cơ sở ấy, từ năm 1194 – 1184 TCN, Myxen đã tấn công thành Tơroa ở Tiểu Á, và Myxen đã dành được thắng lợi. Sau cuộc chiến tranh này 80 năm tức là đến cuối thế kỉ thứ XII TCN, người Đôriêng với vũ khí bằng sắt từ phía Bắc tràn xuống tiêu diệt các quốc gia ở Myxen và Crét. Thời kì Crét – Myxen kết thúc. 2. Thời kì Hôme ( Thế kỉ XI – IX TCN) Thời kì này sở dĩ gọi như vậy là vì lịch sử Hy Lạp trong giai đoạn này được phản ánh trong hai tập sử thi là Iliát và Ođixê của nhà thơ mù Hôme. Nội dung của Iliát và Ođixê nói về cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp với thành Tơroa xảy ra cuối thời Myxen, nhưng chất liệu của cuộc sống hiện thực mà tác giả sử dụng để xây dựng tác phẩm như tình hình sinh hoạt, phong tục tập quán, quan hệ xã hội… thì thuộc thời kì từ thế kỷ thứ XI – IX TCN. Xã hội Hy Lạp thời Hôme được phản ánh trong hai tập thơ này không phải là sự phát triển tiếp tục xã hội có nhà nước thời Crét Myxen mà là giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ. Lúc bấy giờ, sự phân hoá giàu nghèo đã diễn ra rõ rệt, nô lệ cũng đã xuất hiện.Tuy vậy, nhà nước chưa ra đời. Đứng đầu bộ lạc là badilớt ( basileus ) nhân vật này chưa phải là vua mà chỉ là thủ lĩnh quân sự. Bên cạnh badilớt còn có Đại hội nhân dân bao gồm toàn thể thành viên nam giới của bộ lạc, và Hội đồng trưởng lão bao gồm các cụ tộc trưởng các thị tộc. Thời kì xã hội vừa có thủ lĩnh quân sự vừa có Đại hội nhân dân gọi là thời kì dân chủ quân sự, còn gọi là thời đại anh hùng. III. Thời kì thành bang: ( Thế kỷ VIII – IV TCN ) Do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhiều thành thị đã ra đời ở Hy Lạp và Tiểu Á. Đồng thời sự phát triển về kinh tế đã dẫn đến việc phân chia cư dân Hy Lạp thành ba loại: quý tộc, nô lệ và bình dân. Trên cơ sở đó, đến thế kỷ thứ VIII TCN, ở Hy Lạp một lần nữa lại xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ lấy một thành thị làm trung tâm gọi là những thành bang. Trong số các thành bang ở Hy Lạp, quan trọng nhất là thành bang Xpác và thành bang Aten, vì đây là hai lực lượng hùng mạnh nhất làm nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại. 1. Thành bang Xpác: a. Quá trình thành lập nhà nước : Xpác nằm ở phía Nam bán đảo Pêlôpônedơ. Vùng này không thuận tiện đối với công thương nghiệp, nhưng đất đai tốt, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đồng thời có nhiều sắt để làm vũ khí và dụng cụ. Qúa trình thành lập nhà nước Xpác là quá trình xâm lược và thiết lập ách thống trị của người Đôriêng ở đây và họ được gọi là người Xpác. Người Xpác là kẻ thống trị, là chủ nô. Họ không làm các nghề kinh tế mà chỉ có nhiệm vụ cai trị và đánh giặc. Cư dân bản xứ là người Akêăng. Họ bị biến thành dân bị trị gọi là người Pêriéc và người Ilốt. Họ phải làm các nghề kinh tế. Đặc biệt là người Ilốt phải cày cấy ruộng đất và nộp một nửa thu hoạch cho người Xpác. b. Tổ chức nhà nước và quân đội: Nhà nước Xpác là nhà nước cộng hoà quý tộc. Đứng đầu nhà nước là hai vua có quyền lực ngang nhau.Bên cạnh hai vua còn có hội đồng trưởng lão gồm 30 người ( kể cả hai vua ) từ 61 tuổi trở lên. Ngoài ra, còn có Hội nghị nhân dân mà thành viên là tất cả những người đàn ông Xpác từ 30 tuổi trở lên. Về quân sự, Xpác có một đội bộ binh rất hùng mạnh. Tất cả con trai Xpác đều phải rèn luyện trong các trại tập trung của nhà nước, đến 20 tuổi thì chính thức trở thành chiến sĩ và phải ở trong quân đội tới 60 tuổi. Như vậy Xpác là một thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế và văn hóa nhưng lại là một thành bang hùng mạnh về quân sự. Với ưu thế ấy, Xpác bắt các thành bang lân cận trở thành chư hầu của mình và đến năm 530 TCN thì thành lập một đồng minh do Xpác cầm đầu gọi là đồng minh Pêlôpônedơ nhằm mục đích giành quyền bá chủ ở Hy Lạp. 2. Thành bang Aten : a. Sự ra đời và phát triển của nhà nước dân chủ: Aten ở miền Trung Hy Lạp. Đây chủ yếu là một vùng đồi núi, không thuận tiện đối với việc sản xuất nông nghiệp, nhưng lại có nhiều khoáng sản và có hải cảng tốt nên rất thuận lợi trong việc phát triển công thương nghiệp. Thời Hôme, ở xung quanh Aten có bốn bộ lạc người Iôniêng. Đến khoảng thế kỉ VIII TCN, do sự phát triển về kinh tế và sự phân hóa giai cấp, nhà nước ở Aten bắt đầu ra đời. Tuy nhiên tính chất dân chủ của nhà nước Aten lúc bấy giờ còn rất hạn chế. Do sự đấu tranh không ngừng của quần chúng, Aten phải nhiều lần cải cách để hoàn thiện chế độ dân chủ, trong đó quan trọng nhất là cuộc cải cách Xô lông và cuộc cải cách Clixten. - Cải cách Xô lông: Năm 594 TCN, Xô lông được cử làm quan chấp chính. Ông đã thi hành những chính sách cải cách sau đây: Về kinh tế, xã hội: Xóa nợ, trả lại ruộng đất gán nợ cho nông dân, trả lại tự do cho nô lệ vì nợ. Về chính trị: Căn cứ theo tài sản, chia cư dân thành bốn đẳng cấp có quyền lợi khác nhau. Đồng thời thành lập hội đồng 400 người có chức năng giải quyết những công việc hàng ngày giữa các kì Đại hội nhân dân. Những chính sách cải cách của Xô lông đã làm cho nhà nước Aten được dân chủ hoá thêm một bước. - Cải cách Clixten: Do sự chuyên quyền của giới quý tộc, dưới sự lãnh đạo của Clixten, quần chúng nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa lật đổ chính quyền của quý tộc. Clixten được cử làm quan chấp chính số 1. Năm 508 TCN Clixten thi hành một loạt cải cách nhằm dân chủ hóa hơn nữa nhà nước Aten. Kết quả, những người có quyền công dân ở Aten đều được hưởng quyền dân chủ tương đối rộng rãi như: + Được tham dự đại hội công dân. + Tất cả mọi công dân từ 20 tuổi trở lên đều có thể được bầu làm thành viên của Hội đồng 500 người, đó là cơ quan lãnh đạo của Nhà nước. + Các công dân còn được quyền bỏ phiếu bằng vỏ sò để trục xuất những người mà họ nghi là có hại đối với nền dân chủ của Aten. Tuy tính chất dân chủ của nhà nước Aten đến đây tương đối triệt để, nhưng số người có quyền công dân ở Aten rất ít vì đại đa số cư dân Aten là nô lệ và ngoại kiều. Hai loại người này không có quyền công dân, do đó không được tham gia các sinh hoạt dân chủ. 3. Cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư: Trong khi Aten đang bước vào thời kì phát triển về mọi mặt thì đến đầu thế kỉ V TCN, Hy Lạp phải tiến hành một cuộc chiến tranh chống sự xâm lược của Ba Tư, lịch sử gọi là cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư. -Nguyên nhân: Ba Tư là một đế quốc rộng lớn ở Tây Á, lãnh thổ phía Đông đến tận An Độ, phía Nam bao gồm cả Ai Cập. Tuy vậy, Ba Tư còn muốn bành trướng sang phía Tây. Cuộc chiến tranh này gồm ba chiến dịch lớn: + Chiến dịch Maratông:Năm 490 TCN, quân Ba Tư đổ bộ lên cánh đồng Maratông, một địa điểm cách Aten hơn 42 km về phía Đông. Tuy lực lượng so sánh rất chênh lệch, nhưng quân Hy Lạp đã chiến thắng rất oanh liệt . (Để báo tin thắng trận một chiến sĩ Aten đã chạy một mạch từ Maratông (Maraton) về Aten.Khi vừa về đến quảng trường Hội nghị công dân, anh ta chỉ kịp kêu lên:” Hỡi người Aten hãy vui mừng lên chúng ta đã thắng!” rồi ngã lăn ra chết. Do sự tích đó, trong đại hội Olimpích lần thứ I tổ chức năm 1896 ở Aten, người ta bắt đầu đưa vào một bộ môn điền kinh mới là môn chạy Maratông). + Chiến dịch Xalamin: Năm 480 TCN, tại trận thủy chiến ở vịnh Xalamin, quân Ba Tư lại bị thất bại hết sức nặng nề. + Chiến dịch Platê: Năm 479 TCN. Quân Hy Lạp lại đánh thắng quân Ba Tư ở Platê. Ba Tư bị thất bại hoàn toàn phải rút tàn quân về nước. . Hy Lạp cổ đại 1 I. Địa lý và cư dân. Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại bao gồm: miền Nam bán đảo Ban căng, các đảo trên biển Egiê. Trong số các thành bang ở Hy Lạp, quan trọng nhất là thành bang Xpác và thành bang Aten, vì đây là hai lực lượng hùng mạnh nhất làm nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại. 1. Thành bang Xpác: . đồng bằng gọi là bán đảo Pêlôpônedơ. Điều kiện địa lý của Hy Lạp thuận lợi cho việc phát triển công thương nghiệp. Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người: Người Eôliêng chủ yếu cư trú ở