Hy Lạp cổ đại 2 4. Sự cường thịnh của Aten: Sau khi đánh thắng Ba Tư, các thành bang Hy Lạp mà biểu hiện là Aten bước vào thời kì cường thịnh nhất trong lịch sử của mình.Sự cường thịnh ấy biểu hiện ở các mặt sau đây: a. Quyền bá chủ trên biển: Vốn giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh chống Ba Tư, sau khi thắng lợi, uy tín của Aten rất cao. Hơn nữa, Aten vốn có nền thương nghiệp hàng hải phát triển phù hợp với nhiều thành bang lúc bấy giờ. Trên cơ sở ấy năm 478 TCN, Aten giành được quyền bá chủ trên biển Egiê. b. Sự phát triển của chế độ nô lệ: Quyền bá chủ trên biển là điều kiện quan trọng để cung cấp cho Aten một nguồn nô lệ nước ngoài phong phú vì nguồn nô lệ chủ yếu là tù binh và những người bị bắt cóc. Số lượng nô lệ ở Aten cũng như các thành bang khác ở Hy Lạp lúc bấy giờ rất đông vượt hẳn số dân tự do. Theo Atênê, một nhà văn Hy Lạp sống vào khoảng thế kỉ III, lúc bấy giờ Aten có khoảng 400.000 nô lệ, 21000 công dân, 10000 kiều dân. Còn Ang-ghen thì nói, Aten có: 365000 nô lệ, khoảng 90000 dân tự do, 45000 kiều dân. Nô lệ là một giai cấp hết sức cực khổ. Họ không được coi là người mà chỉ là loại “ tài sản biết cử động”, là “ công cụ biết nói”, do đó chủ có thể đem nô lệ cho thuê, biếu tặng, hoặc biến thành món hàng để buôn bán. Nô lệ không có tài sản, không có quyền lập gia đình. Trong khi đó, nô lệ là lực lượng lao động chủ yếu trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, trong hầm mỏ, trong các hiệu buôn và các thuyền buôn… Như vậy nô lệ ở Hy Lạp rất đông đảo về số lượng và giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế. c. Sự phát triển về công thương nghiệp: Trên cơ sở phát triển của chế độ nô lệ và quyền bá chủ trên biển Egiê, đến thế kỉ V TCN, nền công thương nghiệp của Aten cũng phát triển rất mạnh mẽ. Aten sản xuất được nhiều sản phẩm thủ công với trình độ kỹ thuật cao mà tiêu biểu là đồ gốm, đồ sứ. Quan hệ buôn bán với bên ngoài cũng mở rộng. Hải cảng Pirê được xây dựng thành một thương cảng và quân cảng rất tốt, trở thành một nơi xuất nhập khẩu hàng hóa quan trọng của Aten. Đồng tiền của Aten được sử dụng rộng rãi trong tất cả các thành bang ở Hy Lạp, đồng thời biến thành một loại hàng hóa để trao đổi. d. Sự phát triển của chế độ dân chủ: Chế độ dân chủ của Aten đến thời kì này lại càng hoàn thiện. Đặc biệt dưới thời Pêriclét, Aten đã thi hành nhiều chính sách về chính trị và kinh tế nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho công dân như: Tiếp tục duy trì tổ chức dân chủ có từ trước như: Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 người, Tòa án nhân dân…, hơn nữa phần lớn các chức vụ đều được bổ nhiệm bằng cách bốc thăm. Đại hội nhân dân thì cú khoảng mười ngày họp một lần. Aten còn thi hành các chế độ phúc lợi như cấp tiền cho công dân mua vé xem kịch, cấp phát lương thực cho người nghèo. Đây cũng là thời kì Aten đã tạo điều kiện cho văn hóa phát triển rực rỡ. Nhiều nhà triết học, sử học, thi sĩ, diêu khắc… của Hy Lạp đã tập trung về Aten để lao động sáng tạo. 5. Cuộc chiến tranh Pêlôpônedơ: ( 431 – 404 TCN ) Trong khi các thành bang Hy Lạp đang bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ thì giữa đồng minh Pêlôpônedơ do Xpác cầm đầu và đồng minh Đêlốt do Aten cầm đầu đã xảy ra một cuộc nội chiến, lịch sử gọi là chiến tranh Pêlôpônedơ. Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh này là do sự phát triển khác nhau về đường lối chính trị và kinh tế của hai khối đồng minh. Nguyên nhân trực tiếp là do Aten xung đột với Coranh, một thành viên của đồng minh Pêlôpônedơ. Cuộc chiến tranh này bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất ( 431 – 421 TCN ) Màn đầu tiên của cuộc chiến tranh này là sự kiện thành bang Tebơ, đồng minh của Xpác, tấn công Platê, đồng minh của Aten năm 431 TCN. Tiếp đó quân đồng minh Pêlôpônedơ do vua Xpác chỉ huy tấn công vào vùng Attích của Aten, tàn phá mùa màng, nhà cửa của nông dân. Nông dân Attích phải chạy vào sống chen chúc ở Aten. Để trả đũa, hải quân Aten tấn công vùng ven biển Pêkôpônedơ, gây cho đồng minh Pêlôpônedơ nhất là Coranh nhiều thiệt hại. Sau 10 năm tấn công lẫn nhau, hai bên chưa phân thắng bại. Vì vậy năm 421 TCN, hai bên đã đi đến một hòa trong đó quy định hai bên phải trao trả cho nhau những vùng đất đai bị chiếm và những người bị bắt trong chiến tranh. Hòa ước này chỉ là sự hoãn binh của hai bên để chuẩn bị cho một cuộc đọ sức mới nhằm quyết định sự thắng bại vì vậy cả hai bên đều không có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã ký kết. Giai đoạn thứ hai: ( 415 – 404 TCN ) Hòa bình chỉ duy trì được 6 năm. Năm 415 Aten chủ trương đánh vào vùng Nam Ý và đảo Xixin để cướp của cải của vùng giàu có này đồng thời nhằm cắt đứt nguồn cung cấp lương thực cho các thành bang thuộc đồng minh Pêlôpônedơ. Trong khi đó Xpác một mặt đưa quân đến phối hợp với các thành bang ở Xixin đánh tan hải quân của Aten, một mặt tấn công vào vùng Attích, đã gây cho Aten nhiều tổn thất. Trong quá trình ấy, Xpác cũng xây dựng hải quân. Năm 408 TCN, hải quân Xpác đã đánh tan hải quan Aten. Đến năm 405 TCN, Aten lại bị thảm bại, 170 trong số 180 thuyền chiến bị bắt, 3000 người bị bắt, còn lại bị giết. Ngay sau đó Xpác đến bao vây Aten. Vì thế cùng lực kiệt, năm 404 TCN Aten phải xin hàng. Một hiệp ước đầu hàng được kí kết với những điều khoản rất khắc nghiệt như: + Aten phải giải tán toàn bộ hải quân. + Phải giải tán đồng minh Đêlốt + Phải bỏ chế độ dân chủ + Phải thừa nhận quyền bá chủ của Xpác… Thế là cuộc chiến tranh Pêlôpônedơ kéo dài 27 năm đến đây kết thúc bằng sự thất bại của Aten. IV. Sự thiết lập quyền bá chủ ở Hy Lạp và cuộc chinh phục phương Đông của Makêđônia: 1. Cuộc đấu tranh để giành quyền bá chủ ở Hy Lạp: Sau chiến tranh Pêlôpônedơ, Xpác trở thành bá chủ ở Hy Lạp. Nhưng quyền bá chủ của Xpác không duy trì được lâu, vì về kinh tế, chính trị và văn hóa, Xpác đều lạc hậu hơn các thành bang khác. Thế lực của Aten dần dần được khôi phục. Năm 378 TCN, Aten lôi kéo được 70 thành bang tổ chức thành một đồng minh mới. Thành bang Tebơ cũng trở thành một thành bang hùng mạnh, đã lôi kéo được nhiều thành bang ở miền Trung lập thành đồng minh Bê ô xi. Năm 371TCN, Tebơ đánh bại Xpác. Đồng minh Pêlôpônedơ đến đây tan rã.Quyền bá chủ của Xpác chấm dứt.Tuy vậy quyền bá chủ của Tebơ cũng chỉ duy trì được mười năm mà thôi. Tình hình đó chứng minh rằng ở Hy Lạp không có một thành bang nào đủ mạnh để thống nhất Hy Lạp dưới thế lực của mình, trên cơ sở đó để bảo đảm sự ổn định cho xã hội Hy Lạp. 2. Sự thiết lập quyền bá chủ của Makêđônia Ở Hy Lạp: Trong khi các thành bang Hy Lạp đang đấu tranh với nhau để giành quyền bá chủ thì nước Makêđônia ở phía Bắc đang phát triển nhanh chóng. Nhà nước Makêđônia bắt đầu ra đời từ thế kỉ V TCN. Đến thời vua Philíp II ( 359 – 336 TCB ), Makêđônia trở thành một nước hùng mạnh nhờ những cải cách về quân sự, kinh tế và tài chính. Sau khi thế nước đã mạnh, Philíp II đã tấn công và chiếm được vùng Canxiđích và Tơraxơ, tiếp đó chuần bị đánh chiếm Hy Lạp và châu Á. Năm 340 TCN, quân Makêđônia đánh tới vùng eo biển Henlexpông, việc buôn bán lúa mì của Aten ở vùng Hắc Hải bị đe doạ. Vì vậy, Aten đã đưa quân tới đánh nhau với quân Makêđônia và đã giành được thắng lợi. Năm 338 TCN, Philíp II cho quân đánh thẳng xuống Hy Lạp và đã đánh bại quân đội của Aten và của Tebơ. Sau đó, Philíp II chuyển sang dùng thủ đoạn chính trị. Năm 337 TCN, một cuộc hội nghị toàn Hy Lạp được triệu tập ở Coranh. Trong cuộc hội nghị này, Makêđônia được trao quyền chỉ huy quân đội toàn Hy Lạp để tấn công Ba Tư. Như vậy về hình thức các thành bang Hy Lạp vẫn được độc lập nhưng thực chất đã biến thành chư hầu của Makêđônia, một số thành bang còn bị quân Makêđônia chiếm đóng. 3. Cuộc viễn chinh xâm lược phương Đông của Alếchxăng Makêđônia: Sau khi trở thành bá chủ toàn Hy Lạp, Makêđônia gấp rút chuẩn bị tấn công Ba Tư. Nhưng năm 336 TCN Philíp II bị giết chết trong lễ cưới của con gái ông. Con trai của Philíp II là Alếchxăng mới 20 tuổi lên nối ngôi. Năm 334 TCN, Alếchxăng đem quân tấn công đế quốc Ba Tư. Năm 333 TCN, tại Ixốt, quân Makêđônia giành được thắng lợi lớn. Hoàng đế Ba Tư là Đariút III chạy thoát nhưng mẹ và vợ con ông bị bắt sống. Vua Ba Tư đề nghị giảng hoà nhưng Alếchxăng không chấp nhận. Năm 332 TCN, quân Makêđônia tiến xuống Ai Cập ở đây họ được coi là những người đến giải phóng cho Ai Cập thoát khỏi sự thống trị của Ba Tư. Năm 331 TCN, Alếchxăng từ Ai Cập tiến lên đánh vào trung tâm của đế quốc Ba Tư và đến năm 328 TCN thì hoàn toàn tiêu diệt đế quốc rộng lớn này. Năm 327 TCN, quân Makêđônia đánh chiếm được vùng Pungiáp của An Độ, nhưng tiếp đó gặp nhiều khó khăn nên phải rút lui. Năm 325 TCN quân Makêđônia về đến Babilon và thành phố này được Alếchxăng chọn làm kinh đô của đế quốc do ông thành lập. 4. Sự tan rã của đế quốc Makêđônia: a. Các nước Hy Lạp hóa: Năm 323 TCN, khi Alếchxăng đang dự định tiến hành một cuộc chiến tranh mới tấn công sang phía Tây thì ông bị chết đột ngột vì bệnh sốt rét ác tính. Năm ấy ông mới 33 tuổi. Sau khi Alếchxăng chết, các tướng lĩnh của ông không ngừng đánh nhau để tranh giành quyền bính. Do vậy sang thế kỷ III TCN, đế quốc Makêđônia bị chia thành nhiều nước, trong đó có ba nước lớn: + Makêđônia và Hy Lạp do dòng dõi của Antigôn thống trị. + Vùng đất của đế quốc Ba Tư cũ ở châu Á do Xêlơcút thống trị. + Ai Cập do dòng dõi của Ptôlêmê thống trị. Ngoài ra còn có những nước nhỏ khác như Pécgam, Rôđốt, Pácti, Bắtơria. Những quốc gia phương Đông nói trên đến thời cận đại được gọi là những nước Hy Lạp hoá. Trong các nước này, chế độ quân chủ chuyên chế phương Đông vẫn được duy trì, song từ vua cho đến đại bộ phận quan lại và binh lính đều là người Makêđônia và Hy Lạp, còn cư dân địa phương thì bị biến thành quần chúng bị áp bức bóc lột. Tuy nhiên do sự giao lưu về kinh tế và văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, nền công thương nghiệp của các nước này có một bước tiến rõ rệt, nhiều thành phố đã trở nên phồn vinh, đông đúc trong đó đặc biệt nhất là Alếchxăngđri, kinh đô của vương triều Ptôlêmê ở Ai Cập. Ở Alếchxăngđri có một công trình kiến trúc nổi tiếng, đó là tháp hải đăng xây bằng đá hoa trắng. Có tài liệu nói, ngọn tháp này xây năm 285 TCN, cao 122m, trên đó đèn được thắp sáng thâu đêm, từ ngoài biển khơi cách 40 km cũng có thể nhìn thấy. Tháp hải đăng Alếchxăngđri được coi là một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại nhưng đã bị đổ năm 1302. Đồng thời Alếchxăngđri có một viện bảo tàng lớn, trong đó có một thư viện bảo tồn mấy chục vạn quyển sách chép tay. Ở đây còn có phòng nghiên cứu, giảng đường. Học giả nhiều nước đã tập trung về đây làm việc. b. Vận mệnh cuả Hy Lạp sau khi đế quốc Makêđônia tan rã: Sau khi Alếchxăng chết nhiều thành bang Hy Lạp đã dấy lên phong trào chống Makêđônia. Ở Xpác còn tiến hành một số cải cách dân chủ. Trong khi đó, ở phía Tây, La Mã đang trở thành một đế quốc hùng mạnh và đang có mưu đồ chinh phục khu vực phía Đông Địa Trung Hải. Sau 3 cuộc chiến tranh đến năm 168 TCN, Makêđônia bị La MÃ tiêu diệt. Năm 146 TCN chỉ trừ Aten và Xpác về danh nghĩa còn được tự trị, các thành bang Hy Lạp khác đều bị nhập vào đế quốc La Mã và sau này đổi tên thành tỉnh Acai ( Akêăng). . Hy Lạp cổ đại 2 4. Sự cường thịnh của Aten: Sau khi đánh thắng Ba Tư, các thành bang Hy Lạp mà biểu hiện là Aten bước vào thời kì cường. hình đó chứng minh rằng ở Hy Lạp không có một thành bang nào đủ mạnh để thống nhất Hy Lạp dưới thế lực của mình, trên cơ sở đó để bảo đảm sự ổn định cho xã hội Hy Lạp. 2. Sự thiết lập quyền. dài 27 năm đến đây kết thúc bằng sự thất bại của Aten. IV. Sự thiết lập quyền bá chủ ở Hy Lạp và cuộc chinh phục phương Đông của Makêđônia: 1. Cuộc đấu tranh để giành quyền bá chủ ở Hy Lạp: