Chiến tranh Israel - Ả rập năm 1967 2 Ả Rập thua vì: - Bị tấn công bất ngờ, không kịp đề phòng. - Người chỉ huy tồi, nhiều tướng tá bỏ chạy để quân lính lại cho địch bắt sống, kho đạn, súng ống cho địch tịch thu. - Quân lính ít học, không được huấn luyện kỹ, không được tiếp tế, mới chiến đấu hai ngày mà nhiều đồn ở Sinai thiếu nước uống. Nuyên nhân chính là vì Ai Cập không chuẩn bị kỹ, quá tin rằng mình mạnh, và Nga sẽ nhiệt tình giúp mình. Họ cứ tưởng rằng lực lượng của họ gấp 10, gấp 20 Israel. Xét về dân số thì như vậy thật, nhưng xét về lực lượng chiến đấu thì quân số của hai bên ngang nhau. Nói rằng có tám quốc gia Ả Rập tham chiến, sự thực chỉ có Ai Cập, Jordani và Syrie, đầu não là Ai Cập đã bị đập tan tành từ ngày đầu thì hai nước kia chống lại sao nổi. Lỗi lầm cay đắng nhất của Nasser là cứ tin rằng Nga sẽ can thiệp giúp đỡ. Trước khi chiến tranh phát, bộ trưởng quốc phòng Ai Cập là Mnhamet Chams El dine be drane qua Moscow và Moscow long trọng tuyên bố: "Nga sẽ tiếp tục giúp đỡ Ai Cập". Một tục ngữ Ả Rập bảo: "Gặp lúc khó khăn mới biết được bạn trung thành". Chúng tôi đã có dịp chứng tỏ rằng câu ấy đúng. Nga muốn nhắc năm 1956 Nga đã giúp Ai Cập trong vụ Suez tận tình ra sao. Ai Cập tin lần này Nga cũng sẽ can thiệp như mười một năm trước. Nhưng lần này chính sách của Nga đã thay đổi. Nga đã muốn "chung sống hòa bình" với Mỹ, nên Nga, Mỹ đã hứa ngầm với nhau không can thiệp vào, mỗi bên để mặc cho bọn đàn em đọ sức với nhau. Cho nên trong mấy ngày chiến tranh, đường viễn ký đỏ[71]! giữa Moscow và Washington hoạt động liên tiếp: ở cả hai đầu dây người ta cùng thề với nhau tìm cách tránh mọi cuộc đụng đầu giữa hai đại cường để cho Tây Á khỏi chìm trong khói lửa. Nasser không hiểu vậy, cho nên khi không lực bị Israel tiêu diệt rồi, Nasser xúi Hussein cùng vu cho phi cơ Anh, Mỹ đã xuất phát từ hàng không mẫu hạm lại tấn công Ai Cập, một là để vớt thể diện, hai là để Nga có lý do can thiệp, nhưng Kossyguine cứ làm lơ. Hơn nữa, ngày 5-6 Nasser tiếp xúc với đại sứ Nga ở Le Caire, yêu cầu Nga cung cấp ngay cho Ai Cập một số phi cơ để thay thế các phi cơ bị phá hủy, đại sứ Nga hỏi lại: "Các phi trường Ai Cập một phần lớn bị hư hại, phần còn lại ở trong tầm súng đại bác của Israel, gửi phi cơ tới thì để ở đâu?". Nasser uất ức, trách là không giữ lời hứa, đại sứ Nga đáp rằng hứa can thiệp là khi nào Mỹ can thiệp trực tiếp kia mà. Mỹ đâu có can thiệp, cái tin phi cơ Mỹ giúp Israel là tin bịa. Lúc đó Nasser mới ngã ngửa ra. Ông ta tự nhận lỗi trước quốc dân, xin từ chức Tổng thống. Dân Ai Cập giữ ông lại vì thấy không có ai đủ uy tín như ông, ông ta bèn mạnh tay thuyên chuyển một lúc 700 sỹ quan, lại quản thúc tại gia thống chế Amer, đồng chí rất thân của ông, cựu phó tổng thống, làm cho Amer phải tự sát. Nga vẫn cho các nước Á, Phi là không quan trọng bằng các nước Đông Âu, dễ thì giữ, khó thì nhả. Nga đã thấy đàn em Ả Rập thực lực không có gì, tinh thần lại kém, quá trung thành với Allah và với dầu lửa, khó thấm nhuần học thuyết Marx- Lénin, nên Nga chán ngán, từ mấy năm trước đã lơi dần, có lẽ nghĩ rằng chưa tới lúc, đợi ít năm nữa, lực lượng thợ thuyền Ả Rập ở các mỏ dầu lửa mạnh mạnh lên rồi sẽ giúp đỡ, không phí sức mà hiệu quả nhiều. Nhưng bỏ rơi ngay Ai Cập thì mất thể diện cho chính mình, nên Nga một mặt gửi khí giới tới Ai Cập và Syrie, một mặt bênh vực Ả Rập ở Liên Hiệp Quốc. Bênh vực một cách yếu ớt vì chính nghĩa không về Ả Rập: Israel có lỗi tấn công trước, nhưng Nasser có lỗi khiêu khích trước vì đã phong tỏa vịnh Akaba, lại yêu cầu quân đội Liên Hiệp Quốc rút ra khỏi Sinai và Gaza. Các nước Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai không nước nào bênh vực Ả Rập. Lần trước Ai Cập bị Anh, Pháp, Israel tấn công, thế giới bất bình nên lên tiếng, lần này Ai Cập, Syrie, Jordani chống cự với một mình Israel mà thua nhục nhã như vậy, thì là tại họ, họ phải chịu lấy hậu quả. Cho nên ở Liên Hiệp Quốc, tiếng nói của Nga và Ả Rập chẳng được ai để ý tới. Mấy lần hội nghị mà chẳng đưa tới kết quả nào cả. Ả Rập đòi lsrael phải rút hết quân về biên giới cũ, Israel không chịu. Tình hình nội bộ của họ rối ren. Dân chúng thấy nhà cầm quyền bất lực mà huênh hoang, nói láo một cách trắng trợn: Thua liểng xiểng mà vẫn tuyên bố là đại thắng, đã tới sát Tel Aviv, đương tận diệt Do Thái. Kinh tế lâm nguy: kênh Suez đóng cửa, Ai Cập mất mỗi tuần một triệu rưỡi Mỹ kim, thành Jérusalem bị chiếm, Jordani hết thu được tiền của khách 34 triệu Mỹ kim một năm. Họ lại chia rẽ nhau. Trong hội nghị Khartoum (tháng tám 1967), tại thủ đô Sudan, họ chia làm hai phe: Phe các nước cách mạng (Ai Cập, Algeri, Syrie, Sudan, Yemen, Iraq) và phe các nước bảo thủ (Ả Rập Saudi, Jordani, Maroc, Tunisia, Lybie, Liban, Koweit). Phe bảo thủ ngại ảnh hưởng của Nga hơn là ghét Do Thái, lộ vẻ thân Tây phương, phe cách mạng vẫn ghét Tây phương và Do Thái. Rốt cuộc họ không tìm được một giải pháp nào để đối phó với Do Thái, không chủ chiến vì không đủ lực lượng, mà cũng không chủ hòa vì mất mát. Khổ nhất là Hussein, nguồn lợi mất đi già nửa, nghèo quá, phải xoay xở đủ pha: Xin Ả Rập Saudi viện trợ, rồi qua Nga, qua Mỹ xem nước nào giúp mình được nhiều. Cơ hồ ông ta còn muốn thương thuyết cả với Israel để họ trả lại miền đã chiếm. Từ đó cho tới giữa năm 1968, tình trạng cứ lằng nhằng, vấn đề Ả Rập – Israel không tiến thêm được bước nào. Israel vẫn chiếm đóng Ả Rập. Đầu tháng 7 năm 1968 không khí đã hơi dìu dịu (ngoại trưởng Ai Cập nhận Do Thái là một thực thể, không nói tới việc tiêu diệt Do Thái nữa, mà muốn hòa bình trên cơ sở nào đó), thì ngày 17.7 như chương trên chúng tôi đã nói, một cuộc đảo chính xảy ra ở Iraq. Tổng thống Abđul Rahman Aref bị trục xuất. Hội đồng chỉ huy cách mạng mà người cầm đầu là tướng Ahmed Hasan Badr, tố cáo chế độ Aref là thối nát, ăn cắp, tham nhũng nhất là thủ tướng Taher Yehia mà dân chúng gọi là "tên trộm thành Bagdad"[72]. Nội các mới do Hasan Badr lãnh đạo tuyên bố sẽ đấu tranh tới cùng để đè bẹp Do Thái. Từ tháng 9, không khí lại căng thẳng, mấy lần giao tranh xảy ra giữa Jordani, Ai Cập và Do Thái. Lần nào Do Thái cũng phản công dữ dội, dữ nhất là lần họ đột kích chớp nhoáng sân bay Beyrouth phá hủy 13 phi cơ Ả Rập rồi rút lui (tháng 12) làm cho Pháp bất bình, cấm gửi vũ khí cho Israel và ngay Mỹ cũng yêu cầu hội đồng bảo an lên án họ. Thủ tướng Israel là Eshkol thình lình mất, bà Golda Meir lên thay (đầu năm 1969), có tinh thần hiếu chiến hơn Eshkol và thế giới lo ngại cho vấn đề Trung Đông. Bốn cường quốc thì Mỹ, Anh (ủng hộ Do Thái). Pháp, Nga (ủng hộ Ai Cập) họp với nhau mấy lần để tìm cách hòa giải hai bên nhưng chưa có kết quả: Do Thái vẫn đòi giải quyết riêng với Ả Rập. Ả Rập có vẻ nhượng bộ, chịu cho Do Thái dùng kênh Suez, chịu thừa nhận lãnh thổ Do Thái, muốn Do Thái trả Ả Rập tất cả những đất đai đang chiếm. Nhưng Do Thái nhất định không chịu trả Jérusalem. Sẽ còn nhiều gay go. Theo một loạt bài của phóng viên báo Le Monde (2-7-1969) thì ở Israel có hai phe: Phe diều hâu cương quyết không chịu trả một tấc đất cho Ả Rập vì biên giới mới ngắn hơn biên giới cũ, dễ bảo vệ hơn, nó lại gần các nhược điểm của Ả Rập mà xa kinh đô Israel hơn, họ còn muốn mở rộng đất đai thêm nữa là khác. Bà Golda Meir bảo: "Tôi không muốn một dân tộc Do Thái hiền lành, phản thực dân và phản chiến. Như vậy là một dân tộc chết". Trái lại, phe bồ câu gồm các đảng tả và thiên tả, bảo cứ chủ trương chính sách thực dân và hiếu chiến thì sẽ phải chịu cái số mạng của Napoleon và Hitler, nhất là thời đại này thế giới không để cho một dân tộc nào dùng chính sách đó đâu. Mà tiền bạc đổ vào quân đội, khí giới võ bị lên tới 75% lợi tức quốc gia, dân chúng cơ cực, chịu đựng được bao lâu nữa. Quân du kích Ả Rập quấy phá hoài, và từ khi ngưng chiến, số người Do Thái chết vì bị du kích cao hơn số chết trong chiến tranh 1967. Tình hình chẳng tươi sáng lắm đâu. Hiện nay phe diều hâu vẫn mạnh, nên vấn đề Ả Rập - Israel chưa có mòi gì giải quyết được. Có người đã ngờ rằng họ còn phải vật nhau một keo thứ tư nữa[73]. . Chiến tranh Israel - Ả rập năm 1967 2 Ả Rập thua vì: - Bị tấn công bất ngờ, không kịp đề phòng. - Người chỉ huy tồi, nhiều tướng tá bỏ chạy. giải hai bên nhưng chưa có kết quả: Do Thái vẫn đòi giải quyết riêng với Ả Rập. Ả Rập có vẻ nhượng bộ, chịu cho Do Thái dùng kênh Suez, chịu thừa nhận lãnh thổ Do Thái, muốn Do Thái trả Ả Rập. tại họ, họ phải chịu lấy hậu quả. Cho nên ở Liên Hiệp Quốc, tiếng nói của Nga và Ả Rập chẳng được ai để ý tới. Mấy lần hội nghị mà chẳng đưa tới kết quả nào cả. Ả Rập đòi lsrael phải rút hết