ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973) Hội nghị Trung ương lần thứ 18 đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược. Nghị quyết Hội nghị được truyền xuống các cấp tạo ra sự nhất trí, tin tưởng và quyết tâm mới trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. 2. Tăng cường củng cố miền Bắc và liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia Xây dựng miền Bắc ngang tầm nhiệm vụ hậu phương lớn của các chiến trường Đông Dương. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 18 chỉ rõ, miền Bắc có nhiệm vụ tranh thủ thuận lợi mới trong hoàn cảnh không còn chiến tranh phá hoại, tiếp tục khẩn trương xây dựng chủ nghĩa xã hội, có kế hoạch làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh bại mọi âm mưu khiêu khích vũ trang hoặc mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ. Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thọ 79 tuổi. Tổn thất này vô cùng to lớn. Dân tộc ta, Đảng ta mất một lãnh tụ thiên tài và một người thầy vĩ đại. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và cả loài người tiến bộ mất một chiến sĩ lỗi lạc. Khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân ta bảnDi chúc lịch sử. Người dặn lại đồng bào và chiến sĩ cả nước "phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn" và khẳng định: "Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà". Người căn dặn "phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình", "phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Người nhắc nhở Đảng ta phải quan tâm "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau", "có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân". Người mong "Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình". Để biến đau thương thành sức mạnh, ngày 29-9-1969 Bộ Chính trị quyết định mở đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theoDi chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đầu năm 1970, Trung ương Đảng phát động ba cuộc vận động lớn: lao động sản xuất, phát huy dân chủ và tăng cường chế độ làm chủ ở nông thôn, nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh, nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân quyết tâm khắc phục khó khăn, khuyết điểm, giành thắng lợi mới trong việc khôi phục và phát triển kinh tế, tăng cường lực lượng về mọi mặt. Đầu năm 1971, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp Hội nghị lần thứ 19, chủ trương kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, phát triển kinh tế ở miền Bắc mà nhiệm vụ trung tâm là phát triển nông nghiệp. Các cuộc vận động đã đem lại một số kết quả quan trọng. Nhờ các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nên sản lượng lương thực năm 1970 đạt gần 5,3 triệu tấn, tăng 50 vạn tấn so với năm 1969 và xấp xỉ năm 1965; năm 1971 mặc dù bị trận lũ lớn vẫn đạt xấp xỉ năm 1970. Trong công nghiệp, nhờ chú trọng chỉ đạo ổn định sản xuất và chấn chỉnh quản lý, sản xuất có chuyển biến tốt, đạt giá trị sản lượng năm 1970 xấp xỉ năm 1965, năm 1971 tăng 14% so với năm 1970. Hệ thống giao thông vận tải được khẩn trương khôi phục, bảo đảm vận chuyển thông suốt trên các tuyến. Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế được đẩy mạnh về chất lượng. Đời sống nhân dân bớt khó khăn. Công tác xây dựng Đảng đã được kết hợp với việc vận động quần chúng thực hiện dân chủ, đẩy mạnh sản xuất và sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành các nhiệm vụ trước mắt. Cuộc vận động kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh được tiến hành trong một năm (từ ngày 19-5-1970 đến ngày 19-5-1971), đã kết nạp gần 4 vạn đảng viên mới đủ tiêu chuẩn, góp phần tăng cường sức chiến đấu của Đảng. Cùng với nhiệm vụ khôi phục kinh tế, việc xây dựng tiềm lực quốc phòng và lực lượng vũ trang được tăng cường. Các sư đoàn chủ lực cơ động tăng từ 4 lên 6 sư đoàn, được xây dựng thành những binh đoàn mạnh. Các lực lượng phòng không, pháo bờ biển được kiện toàn về tổ chức và trang bị. Tháng 6-1970, Bộ Chính trị quyết định thành lập Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ương nhằm động viên hơn nữa sức mạnh của hậu phương lớn tăng viện cho các chiến trường. Tuyến đường vận tải Bắc Nam được mở rộng, tuyến đường ống dẫn dầu dài gần 1.500 km được xây dựng. Mặc dù địch tăng cường đánh phá, nhưng khối lượng chi viện vật chất cho miền Nam ngày càng tăng, năm 1969 được 2 vạn tấn, năm 1970 lên 4 vạn tấn và năm 1971 đạt tới 6 vạn tấn. Từ cuối năm 1969 đến năm 1971, miền Bắc tăng viện một lực lượng bộ binh và đặc công đông tới 19,5 vạn người, giúp chiến trường duy trì và tăng cường sức chiến đấu. Sự cố gắng vượt bậc của quân và dân miền Bắc đã củng cố hậu phương vững mạnh và phát huy vai trò to lớn của hậu phương đối với tiền tuyến, góp phần quyết định vào những chiến thắng trong các năm 1971-1972. Liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia, mở ra thế chiến lược mới. Nhằm hỗ trợ cho chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", áp đặt ách thống trị thực dân mới trên cả bán đảo Đông Dương, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào và Campuchia. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 4-1969 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 18 tháng 1-1970 đã dự đoán đúng âm mưu của Mỹ mở rộng chiến tranh và vạch rõ nhiệm vụ của nhân dân ta tăng cường đoàn kết chiến đấu với nhân dân Lào và Campuchia, đánh bại mưu đồ xâm lược của chúng. Ở Lào, đầu năm 1970 Mỹ mở cuộc hành quân của hơn một vạn quân nguỵ Lào được không quân Mỹ chi viện tiến công lấn chiếm khu vực chiến lược Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng). Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Đảng ta và lãnh đạo Đảng bạn, lực lượng vũ trang của hai nước đã phối hợp mở chiến dịch phản công quy mô lớn, đánh bại cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 tên, bảo vệ căn cứ địa chủ yếu của Lào, phá thế uy hiếp sườn phía tây miền Bắc nước ta và tuyến vận tải Tây Trường Sơn. Ở Campuchia, ngày 18-3-1970, Mỹ cho bọn tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ Vương quốc trung lập Campuchia do Hoàng thân Nôrôđôm Xihanúc đứng đầu, lập chính quyền tay sai Lon Non. Đây là nấc thang chiến tranh mới của Mỹ nhằm biến Campuchia thành thuộc địa kiểu mới, xoá bỏ căn cứ và bàn đạp chiến lược của ta, cắt đứt tuyến tiếp tế miền Bắc cho miền Nam (qua nước Campuchia), bóp nghẹt cách mạng miền Nam. Bộ Chính trị Đảng ta chủ trương ủng hộ Hoàng thân Nôrôđôm Xihanúc, giúp nhân dân Campuchia chống đế quốc Mỹ và tay sai và chỉ thị cho các đơn vị quân đội ta phối hợp với bạn đánh địch và phát động quần chúng tiến công và nổi dậy. . ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1 973) Hội nghị Trung ương lần thứ 18 đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến. quyết định vào những chiến thắng trong các năm 197 1-1 9 72. Liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia, mở ra thế chiến lược mới. Nhằm hỗ trợ cho chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh",. tay sai Lon Non. Đây là nấc thang chiến tranh mới của Mỹ nhằm biến Campuchia thành thuộc địa kiểu mới, xoá bỏ căn cứ và bàn đạp chiến lược của ta, cắt đứt tuyến tiếp tế miền Bắc cho miền Nam