ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973)_1 pptx

7 383 1
ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973)_1 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973) 1. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ và chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ. Sau thất bại của chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam, nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngân sách thâm hụt lớn, lạm phát tăng, đội quân thất nghiệp ngày càng đông và "xã hội Mỹ đang có khủng hoảng về tinh thần và bị giằng xé, chia rẽ về chính trị". Trong khi Mỹ sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, các nước Tây Âu và Nhật Bản nhanh chóng vượt lên về kinh tế. Cạnh tranh với Mỹ, Liên Xô đã giành được thế cân bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ. Phong trào độc lập dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và ngay cả Mỹ Latinh, "sân sau" của đế quốc Mỹ. Tình hình đó thúc ép giai cấp thống trị Mỹ phải điều chỉnh chiến lược để tiếp tục thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. Đầu năm 1969, bước vào Nhà Trắng, Níchxơn đề ra chiến lược toàn cầu mang tên "học thuyết Níchxơn", với ba nguyên tắc "tập thể tham gia", "sức mạnh của Mỹ", "sẵn sàng thương lượng". Níchxơn vận dụng học thuyết này vào cuộc chiến tranh Việt Nam, đề ra chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", một sự điều chỉnh chủ trương "phi Mỹ hoá" của Giônxơn, thực chất là "dùng người Việt giết người Việt" để duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Thực hiện chiến lược mới, Mỹ áp dụng một loạt biện pháp: ra sức củng cố nguỵ quyền, xây dựng đội quân nguỵ đông và hiện đại, tự gánh vác được nhiệm vụ chiến tranh để cho quân Mỹ rút; ráo riết thực hiện chương trình bình định, tăng cường chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam nhằm cắt nguồn viện trợ của miền Nam; mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia; thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô hòng cắt giảm nguồn viện trợ chủ yếu của Việt Nam. "Việt Nam hoá chiến tranh" là một chiến lược hết sức thâm độc và nguy hiểm. Nhưng như Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 4-1969 chỉ rõ, chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" ra đời trong thế Mỹ thua, buộc phải xuống thang chiến tranh nhưng lại muốn xuống thang trên thế mạnh; phải rút quân Mỹ ra mà lại muốn quân nguỵ mạnh lên; muốn giảm thương vong và chi phí cho chiến tranh nhưng lại buộc phải rút quân nhỏ giọt, kéo dài và mở rộng chiến tranh; muốn xoa dịu sự chống đối ở trong nước và dư luận thế giới nhưng không che giấu được tính chất tàn bạo của "Việt Nam hoá chiến tranh". Đó là những mâu thuẫn cơ bản, đồng thời là những chỗ yếu cơ bản của chiến lược chiến tranh mới của Mỹ. Năm 1969 và đầu năm 1970 là giai đoạn đầu Mỹ thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Mỹ - nguỵ tiến hành liên tiếp các chiến dịch bình định, mở hàng vạn cuộc hành quân càn quét, đóng hàng nghìn đồn bốt ở ấp xã, dồn dân vào các khu tập trung để kìm kẹp dân, tìm diệt lực lượng của ta; đánh phá các căn cứ giải phóng ở miền núi và vùng giáp ranh. Đồng thời, Mỹ ra sức tăng cường quân nguỵ, củng cố nguỵ quyền Thiệu - Kỳ. Không quân Mỹ tăng cường đánh phá đường Hồ Chí Minh và các kho tàng, bến bãi của ta từ Quảng Bình đến Vĩnh Linh, hòng chặn đứng sự tăng viện của miền Bắc vào miền Nam. Tại cuộc đàm phán ở Pari, phía Mỹ đưa ra những đề nghị ngang ngược (như đòi miền Bắc rút quân khỏi miền Nam) để kéo dài đàm phán. Chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng. Để củng cố tinh thần quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, ngày 1-1-1969, trong Thư chúc mừng năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào ". Tiếp theo Chỉ thị gửi Đảng bộ miền Nam tháng 11-1968, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 4-1969 động viên quân và dân ta tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh của Mỹ. Như vậy, tuy đã thấy những khuyết điểm sau đợt Tổng tiến công Xuân 1968, nhưng như các Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 18 và 21 sau này vạch rõ, ta chưa đánh giá thật đầy đủ ý đồ thâm độc và khả năng mới của địch cũng như tình hình khó khăn của ta trên chiến trường, cho nên chưa thấy cần phải chuyển hướng tiến công về nông thôn để phá tan âm mưu của địch. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, miền Bắc đưa một khối lượng lớn người và vũ khí vào tăng cường sức chiến đấu cho miền Nam. (6 trung đoàn bộ binh, 10 tiểu đoàn và 100 đại đội, trung đội đặc công, 8 vạn quân bổ sung cùng 17 vạn tấn vũ khí - TG). Quân và dân miền Nam anh dũng đồng loạt mở hai cuộc tiến công mùa Xuân và mùa Hè 1969, diệt hàng vạn tên địch, hỗ trợ nhân dân nhiều nơi nổi dậy giành quyền làm chủ. Tháng 6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập, đánh dấu một bước thắng lợi trong việc củng cố chính quyền cách mạng, nâng cao vị trí quốc tế của Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Trước đó, tại Hội nghị Pari đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm, trong đó nêu rõ hai vấn đề chủ yếu là Mỹ rút quân và vấn đề nội bộ giữa người Việt Nam với nhau ở miền Nam sau khi Mỹ rút quân. Hai sự kiện trên được dư luận rộng rãi trên thế giới đồng tình và ủng hộ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mỹ.(Hội nghị quốc tế ủng hộ Việt Nam của 50 nước và 21 tổ chức tại Xtốckhôm - Thuỵ Điển tháng 5-1969 hoan nghênh lập trường của ta, đòi Mỹ rút quân, chấm dứt chiến tranh - TG). Sau các đợt hoạt động Xuân và Hè 1969, lực lượng ta bị hao mòn chưa kịp được củng cố thì địch lại lợi dụng mùa mưa phản kích quyết liệt tại vùng nông thôn, đánh phá các căn cứ miền núi. Chúng lấn chiếm phần lớn vùng đồng bằng, chiếm thêm 3.000 ấp với gần 3 triệu dân (so với cuối năm 1968). Lực lượng chính trị và vũ trang cơ sở của ta bị tổn thất nặng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên bị đánh bật khỏi địa bàn, dạt lên vùng căn cứ. Bộ đội chủ lực bị đẩy lên vùng biên giới, một bộ phận phải di chuyển ra sát miền Bắc để củng cố. Tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực xuất hiện trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Từ mùa Thu năm 1969, Bộ Chính trị chỉ đạo các chiến trường chuyển hướng hành động nhằm đánh mạnh vào kế hoạch bình định của địch, song địch vẫn mở rộng được vùng bình định. Tháng 1-1970, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họpHội nghị lần thứ 18, đánh giá cục diện kháng chiến, đề ra phương hướng và giải pháp đưa cuộc kháng chiến tiến lên. Hội nghị khẳng định những thắng lợi đạt được trong hai năm 1968-1969, vạch rõ khuyết điểm của sự chỉ đạo là chưa đánh giá đầy đủ, kịp thời âm mưu mới của địch, chậm đề ra sự chuyển hướng chiến lược, dẫn đến nhiều thiệt hại, khó khăn. Hội nghị dự đoán sắp tới địch sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch bình định, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Lào và Campuchia và tiếp tục bám giữ lập trường ngoan cố trong đàm phán, với hy vọng thực hiện được "Việt Nam hoá chiến tranh". Hội nghị nhấn mạnh phải nhận thức rõ tính chất lâu dài, gay go phức tạp của cuộc đấu tranh, kiên trì khôi phục và xây dựng lực lượng chiến đấu, tiến tới giành thắng lợi quyết định. Hội nghị chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở các thành thị, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và nổi dậy của quần chúng ở nông thôn, mở rộng vùng giải phóng. . ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (19 69 - 1- 1 973) 1. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế. chuyển hướng chiến lược của Đảng Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ. Sau thất bại của chiến lược " ;chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam, nước Mỹ lâm. Việt Nam. "Việt Nam hoá chiến tranh" là một chiến lược hết sức thâm độc và nguy hiểm. Nhưng như Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 4 -1 969 chỉ rõ, chiến lược "Việt Nam hoá chiến

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan