1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hẹp môn vị - Phần 2 doc

7 367 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 95,88 KB

Nội dung

Hẹp môn vị - Phần 2 I. Chẩn đoán: 1. Mục đích: 2. Chẩn đoán xác định: 1) Giai đoạn đầu: thường chỉ chẩn đoán được dựa trên Xquang và nội soi. 2) Giai đoạn sau: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chủ yếu là: - Đau bụng thượng vị. - Nôn ra thức ăn ngày hôm trước. - Bụng lõm lòng thuyền. - Lắc óc ách khi đói. - Xquang: dạ dày giãn to hình đáy chậu, hình ảnh. tuyết rơi, sau 6h vẫn còn đọng nhiều thuốc cản quang trong dạ dày. 3. Chẩn đoán nguyên nhân: Dựa trên nội soi và Xquang có thể phân biệt được các nguyên nhân gây hẹp môn vị. 4. Chẩn đoán phân biệt: 1) Bệnh giãn to thực quản(?). - Nuốt nghẹn. - Nôn ra thức ăn đọng trong thực quản - Xquang: thực quản giãn, phía dưới chít hẹp. - Không thấy hình ảnh túi hơi dạ dày. 2) Hẹp tá tràng: - Hẹp tá tràng trên bóng Valter: + Các triệu chứng giống như hẹp môn vị. + Chẩn đoán phân biệt nhờ Xquang và nội soi. - Hẹp tá tràng ở dưới bóng Valter: + Nôn nhiều, có lúc nôn ra nước mật. + Toàn thân suy sụp nhanh chóng. + Xquang không chuẩn bị: có mức nước hơi ở vùng dưới gan + Xquang có thuốc cản quang: tá tràng trên chỗ hẹp giãn rộng. 3) Hẹp giữa dạ dày: Chẩn đoán chủ yếu dựa vào Xquang với hình ảnh dạ dày 2 túi, ở giữa bị thắt hẹp. 4) Liệt dạ dày do nguyên nhân thần kinh: dạ dày không co bóp, ì ra. Các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên và bệnh có thể hồi phục hoàn toàn. II. Xử trí: 1. Nguyên tắc: - Khi đã Chẩn đoán xác định là hẹp môn vị thì điều trị phẫu thuật tuyệt đối. - Phải coi là một cấp cứu có trì hoãn, phải có thời gian chuẩn bị 3 – 5 ngày, hồi sức, điều chỉnh các rối loạn điện giải do hẹp gây nên. - phẫu thuật có khi chỉ giải quyết được tình trạng, có thể giải quyết thêm cả nguyên nhân gây hẹp tuỳ vào tiến triển bệnh, tình trạng bệnh nhân, phẫu thuật viên… 2. Hồi sức: 1) Rửa dạ dày: - Mục đích: lấy hết dịch lẫn thức ăn ứ đọng để bệnh nhân đỡ đau, đỡ nôn, đỡ khó chịu. - Rửa cồn: làm giảm viêm niêm mạc dạ dày do ứ đọng. Giảm mức độ nặng, nguy hiểm cho bệnh nhân khi đột xuất bị thủng. - Phương pháp: + Sử dụng ống Faucher. + Rửa dạ dày bằng nước ấm, sau đó là cồn. 2) Bồi phụ nước điện giải, các chất dinh dưỡng đường tĩnh mạch: - Bù nước: dung dịch mặn, ngọt, đẳng trương Nacl 0,9%, Glucose 5%. - Bồi phụ dinh dưỡng: + Dung dịch ngọt ưu trương. + Dung dịch đạm, mỡ mang lại năng lượng và chất dinh dưỡng. + Truyền máu trong trường hợp có thiếu máu (ví dụ do ung thư dạ dày). - Bồi phụ các chất điện giải theo điện giải đồ. - Kháng sinh đường uống: Amoxicilin 0,5g x 4viên/ngày. 3) Phẫu thuật: - Nối vị tràng: + chỉ định: *Thể trạng bệnh nhân quá tồi: già, yếu, có bệnh phối hợp không đủ sức chịu đựng 1 cuộc phẫu thuật lớn. *Ung thư gây hẹp không có khả năng cắt do đã thâm nhiễm, di căn. *Loét sâu, nếu cắt dạ dày có nhiều nguy hiểm. *điều kiện thiếu về trang thiết bị, gây mê hồi sức, phẫu thuật viên. + Ưu: Dễ thực hiện, nhẹ nhàng cho bệnh nhân. + Nhược: *Là phương pháp chỉ giải quyết tình trạng ứ đọng ở dạ dày, chưa điều trị triệt căn do chưa lấy được nguyên nhân gây hẹp (loét, u) *đòi hỏi nối vị tràng đúng kĩ thuật *Nguy cơ loét miệng nối. - Cắt dạ dày: + Là một phẫu thuật vừa giải quyết được nguyên nhân gây hẹp, vừa giải quyết được tình trạng hẹp. + Là một phẫu thuật lớn đòi hỏi trình độ phẫu thuật viên, gây mê hồi sức. + Phương pháp: *Cắt 2/3 dạ dày:loét dạ dày tá tràng mạn tính. *Cắt 3/4 dạ dày:Ung thư dạ dày tuỳ mức độ. *Cắt toàn bộ dạ dày: ung thư dạ dày. *Cắt thần kinh X kèm phẫu thuật dẫn lưu ruột (tạo hình môn vị, nối vị tràng …)đối với loét hành tá tràng: có ưu điểm là ….hạn chế 1 số biến chứng do cắt dạ dày. . hình ảnh túi hơi dạ dày. 2) Hẹp tá tràng: - Hẹp tá tràng trên bóng Valter: + Các triệu chứng giống như hẹp môn vị. + Chẩn đoán phân biệt nhờ Xquang và nội soi. - Hẹp tá tràng ở dưới bóng. nguyên nhân gây hẹp môn vị. 4. Chẩn đoán phân biệt: 1) Bệnh giãn to thực quản(?). - Nuốt nghẹn. - Nôn ra thức ăn đọng trong thực quản - Xquang: thực quản giãn, phía dưới chít hẹp. - Không thấy. Hẹp môn vị - Phần 2 I. Chẩn đoán: 1. Mục đích: 2. Chẩn đoán xác định: 1) Giai đoạn đầu: thường chỉ chẩn đoán được dựa trên Xquang và nội soi. 2) Giai đoạn sau: Dựa

Ngày đăng: 30/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w