Viêm mủ và áp xe đường mật 1. Đại cương: 1) Khi viêm đường mật cấp không được điều trị sẽ tiến triển sang thể nặng hơn (thể ure máu cao, hội chứng gan thận, viêm mủ và áp xe đường mật). Như vậy viêm mủ và áp xe đường mật là một trong những hậu quả của viêm đường mật không được điều trị đúng. 2) Bắt nguồn từ viêm loét đường mật, viêm mủ và áp xe đường mật là tình trạng xuất hiện mủ trong đường mật và đặc biệt gồm nhiều ổ áp xe nhỏ (ổ mủ nhỏ) tập trung quanh các đường mật trong gan (đến tận các đường mật nhỏ). Chúng tạo thành hình ảnh chùm nho trong các đường mật, ít khi thành các ổ lớn. Những ổ này có d ~ 1 – 2cm. 3) Hậu quả của viêm mủ và áp xe đường mật là: - Chức năng gan bị huỷ hoại trầm trọng. - Nhiều ổ áp xe gan tập trung lại nhất là ở gan trái tạo thành áp xe gan trái nhiều biến chứng. - Nhiều ổ áp xe tập trung lại thành 1 ổ nếu ở sát mặt gan có thể vỡ gây viêm phúc mạc mật. 2) Bệnh cảnh lâm sàng: - Viêm đường mật cấp thể nặng có suy gan, suy thận. - Những ổ áp xe gan. 1. Lâm sàng: 1) Toàn thân: - Suy kiệt nặng: - Hội chứng vàng da tắc mật rõ. - Các dấu hiệu suy thận: đái ít, ure máu cao. - Phù 2 chi dưới. - Tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng: sốt cao liên tục, hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi. - Hơi thở có mùi ceton (ure huyết cao). - Lơ mơ. 2) Thực thể: - bụng co cứng, ấn đau khắp bụng. - Gan to 2 thuỳ, có thể sờ thấy các ổ áp xe nhỏ lổn nhổn trên mặt gan (dễ nhầm với ung thư gan, nhất là gan trái). - Rung gan (+). - ấn kẽ liên sườn 9 đường nách giữa bên phải rất đau. - Túi mật to hay bình thường (nhiều khi do bụng co cứng nên khó sờ thấy. - Dịch trong ổ bụng. - Trường hợp áp xe khu trú bên trái: ấn vào mũi ức thấy co cứng. 2. Cận lâm sàng: 1) xét nghiệm: - Tình trạng nhiễm khuẩn nặng: + Bạch cầu tăng rất cao: 15.000 – 20.000/mm3, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. + tốc độ máu lắng tăng cao. - Tình trạng tắc mật: + Bilirubin tăng + Photphatase kiềm tăng. - Tình trạng rối loạn chức năng đông máu: + Tỉ lệ Prothrombin giảm + Thời gian đông máu kéo dài. - Tình trạng suy thận cấp: Ure, creatinin máu tăng cao. - Cấy máu: có thể có vi khuẩn. 2) Xquang: chụp gan xa: - bóng gan rất to, bóng túi mật to. - Vòm hoành phải cao hơn vòm hoành trái. - Tăng các đường kính hoành đỉnh, hoành cột sống. - Hình ảnh màng phổi: phản ứng màng phổi. Tràn dịch màng phổi thực sự. - Hình ảnh biến chứng: áp xe gan vỡ: áp xe dưới cơ hoành (mức nước hơi lớn) 3) Chụp mật qua da hay chụp mật ngược dòng: hình ảnh microapxe dọc theo các đường mật trong gan: hình ảnh chùm nho, cành hoa 4) Siêu âm gan mật: - Gan to, có những ổ loãng âm nhỏ khắp gan hoặc một khối loãng âm không đồng nhất 1 phân thuỳ nào đó. - Đường mật trong và ngoài gan giãn. - Có thể thấy nguyên nhân gây tắc mật: sỏi, giun… (hình ảnh đậm âm có bóng cản) 3. biến chứng: Nếu không được xử trí kịp thời, viêm mủ và áp xe đường mật có thể gây ra các biến chứng sau: - vỡ vào ổ bụng gây: + Viêm phúc mạc toàn thể. + ổ áp xe dưới cơ hoành (do được khu trú). + Vỡ vào màng phổi: tràn mủ màng phổi. + Vỡ vào phế quản: rò mật phế quản. + Vỡ vào màng tim: chèn ép tim cấp: nặng, thường chỉ gặp do áp xe bên trái. 4. điều trị: Cần Chẩn đoán phân biệt với áp xe gan amip do điều trị hoàn toàn khác nhau.điều trị còn khó khăn cho dù sử dụng kháng sinh mạnh và hồi sức tốt: tỉ lệ tử vong vẫn cao (nhất là trẻ em) 1) Hồi sức tốt. 2) Kháng sinh toàn thân: 3) Mổ sớm: 4) điều trị nguyên nhân tắc mật: mở đường mật lấy sỏi: bơm rửa đường mật, dẫn lưu Kehr (trường hợp bệnh nhân quá nặng: làm tối thiểu: dẫn lưu túi mật). 5) Xử trí các ổ áp xe: - áp xe nằm trên mặt gan: + Chưa vỡ sâu: dẫn lưu bằng cách phá các ổ đó qua đường mật rửa và dẫn lưu các ổ áp xe qua ống Kehr. + Nếu các ổ áp xe khu trú: Chẩn đoán cắt gan (nhất là bên gan trái) + Đã vỡ: hút sach (dễ có nguy cơ rò mật sau này). - áP xe vỡ vào ổ bụng tự do gây viêm phúc mạc toàn thể: mổ cấp cứu: + Xử trí với đường mật như trên. + Lau rửa ổ bụng, dẫn lưu. - áp xe vỡ lên màng phổi: + Giai đoạn đầu: chọc hút dịch, đặt ống dẫn lưu. + áp xe đường mật vỡ lên khí phế quản: Để dẫn lưu tự nhiên một thời gian, khi ổn định: điều trị sỏi mật. + áp xe gan (thường là gan trái) vỡ lên màng tim: gây chèn ép tim cấp: Nhanh chóng giải phóng chèn ép tim bằng cách mở màng tim tối thiểu hoặc chọc hút, sau đó điều trị sỏi mật. - Tiên lượng nặng. . viêm mủ và áp xe đường mật là một trong những hậu quả của viêm đường mật không được điều trị đúng. 2) Bắt nguồn từ viêm loét đường mật, viêm mủ và áp xe đường mật là tình trạng xuất hiện mủ. Viêm mủ và áp xe đường mật 1. Đại cương: 1) Khi viêm đường mật cấp không được điều trị sẽ tiến triển sang thể nặng hơn (thể ure máu cao, hội chứng gan thận, viêm mủ và áp xe đường mật) của viêm mủ và áp xe đường mật là: - Chức năng gan bị huỷ hoại trầm trọng. - Nhiều ổ áp xe gan tập trung lại nhất là ở gan trái tạo thành áp xe gan trái nhiều biến chứng. - Nhiều ổ áp xe tập