Hoá 10 nâng cao CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Hoàn thành các chuỗi phản ứng a. KNO 3 → O 2 → FeO → Fe 3 O 4 → Fe 2 O 3 b. KClO 3 → O 2 → CO 2 → CaCO 3 → Ca(NO 3 ) 2 → O 2 c. Al 2 O 3 → O 2 → O 3 → I 2 → FeI 2 d. S → SO 2 → S → H 2 S → CuS → SO 2 e. S → ZnS → SO 2 → CaSO 3 → Ca(HSO 3 ) 2 → CaSO 3 → CaSO 4 f. FeS 2 → SO 2 → SO 3 → H 2 SO 4 → SO 2 → S → FeS → H 2 S → SO 2 → S g. H 2 S → S → H 2 S → SO 2 → K 2 SO 3 → ZnSO 3 → ZnSO 4 → ZnCl 2 h. FeS → SO 2 → K 2 SO 3 → KHSO 3 → K 2 SO 3 → ZnSO 3 → ZnSO 4 → ZnCl 2 i. H 2 S → SO 2 → H 2 SO 4 → KHSO 4 → K 2 SO 4 k. S → SO 2 → H 2 SO 4 FeS → H 2 S H 2 SO 4 → CuSO 4 → CuCl 2 SO 2 → HBr l. SO 3 → H 2 SO 4 → SO 2 → Na 2 SO 3 → Na 2 SO 4 → NaCl → NaNO 3 FeS 2 →SO 2 Cl 2 → KClO → O 2 HCl H 2 S → H 2 SO 4 m. Viết phương trình pứ (nếu có): m 1 . Oxi tác dụng với các chất sau: H 2 , S, C, Fe, Cu, Au, Ag, SO 2 , SO 3 , CH 4 , CO, CO 2 , FeO, Fe 2 O 3 m 2 . của H 2 SO 4 loãng và đặc nóng với: FeS, Fe 3 O 4 , Cu, NaCl (khan), NaHSO 3 , Pb(NO 3 ) 3 , C, P, Zn, Mg, Fe (vừa đủ và dư), HCl, HI, Fe(OH) 2 , Na 2 S, H 2 S, MgBr 2 Bài 2: a. Bằng phương pháp hóa học, nhận biết khí đựng trong các lọ riêng biệt: O 2 ; N 2 ; SO 2 ; CO 2 ; H 2 S. b. Nhận biết các các dung dịch trong các lọ riêng biệt sau: H 2 O ; Na 2 SO 3 ; Na 2 SO 4 ; H 2 S ; H 2 SO 4 . c. Nhận biết các dung dịch trong các lọ riêng biệt sau: Na 2 SO 4 ; NaCl ; Na 2 CO 3 ; H 2 SO 4 ; NaOH. d. Nhận biết các dung dịch trong các lọ riêng biệt sau: (NH 4 ) 2 SO 4 , ZnSO 4 , CuSO 4 , MgCl 2 , K 2 S, NaCl e. Nhận biết các dung dịch trong các lọ riêng biệt sau: HCl, H 2 SO 4 , NH 4 OH, CuSO 4 , Ba(NO 3 ) 2 , Na 2 SO 4. f. Chỉ dùng quỳ tím nhận biết dung dịch rất loãng sau: Na 2 SO 4 ; CaCl 2 ; Na 2 SO 3 ; H 2 SO 4 ; NaOH. g. Không dùng thêm hóa chất nào khác (kể cả nước), nhận biết các chất lỏng đựng trong các lọ riêng biệt sau: H 2 O ; Na 2 CO 3 ; Na 2 SO 4 ; H 2 S ; H 2 SO 4 . h. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí riêng biệt: H 2 , O 2 , O 3 Bài 3: Làm thế nào tách được a. HCl lẫn H 2 SO 4 b. H 2 SO 4 lẫn HCl c. HNO 3 lẫn HCl d. FeCl 3 lẫn BaCl 2 Bài 4: a. Dẫn khí H 2 S đi qua dung dịch KMnO 4 và H 2 SO 4 nhận thấy màu tím của dd chuyển sang không màu và xuất hiện vẫn đục màu vàng. Hãy giải thích và viết phương trình. G.Nhp Hoá 10 nâng cao b. Giải thích và viết phương trình phản ứng: Khi cho SO 2 vào nước vôi trong thì thấy nước vôi vẫn đục, nếu nhỏ tiếp HCl vào thì thấy nước vôi trong lại, nếu thay HCl bằng H 2 SO 4 thì nước vôi có trong lại được không. c. Giải thích tại sao khi điều chế khí H 2 S hoặc SO 2 thì FeS hoặc Na 2 SO 3 , người ta chỉ dung dịch H 2 SO 4 loãng hay HCl mà không dùng H 2 SO 4 đặc nóng hoặc HNO 3 . Viết phương trình phản ứng. d. Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có 2 chất bột được sinh ra: Bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí C làm mất màu dung dịch Kalipemanganat. Hãy cho biết tên các chất A, B, C. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. e. Hoà tan Cu 2 S trong H 2 SO 4 đậm đặc nóng được dung dịch A và khí B., khí B làm mất màu nước Brom. Cho NaOH tác dụng với dung dịch A tới dư. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình. f. Oxi và ozon cùng có tính oxi hoá, nhưng ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. Giải thích và viết phương trình chứng minh. Bài 5: 1. Từ quặng pirit sắt, muối ăn, không khí, nước và chất xúc tác thích hợp. Viết phương trình phản ứng điều chế: a. Fe 2 (SO 4 ) 3 , Na 2 SO 4 , nước javen, Na 2 SO 3 b. Fe(OH) 3 , NaClO 3 (natri clorat), NaHSO 4 , NaHSO 3 2. Người ta có thể điều chế một số chất khí bằng những pứ hoá học sau a. Nhiệt phân CaCO 3 b. dd HCl đặc tác dụng với MnO 4 c. dd H 2 SO 4 loãng tác dụng với Zn d. dd H 2 SO 4 đặc tác dụng với Cu e. Nhiệt phân KMnO 4 Bài 6: 1. Hỗn hợp X gồm O 2 và O 3 có tỉ khối so với H 2 bằng 18. a. Tính % theo thể tích hỗn hợp b. Tính % khối lượng hỗn hợp 2. Có 5,6 lít hỗn hợp Z gốm O 2 và Cl 2 (đktc). Tỉ khối hơi của Z so với H 2 là 29 a. Tìm % thể tích hỗn hợp Z. b. Tìm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp Z 3. Hỗn hợp khí A gồm O 2 và O 3 , tỉ khối của A so với H 2 là 19,2. Hỗn hợp B gồm H 2 và CO, tỉ khối của B so với H 2 là 3,6 a. Tính % theo thể tích của hỗn hợp A, B b. Một mol khí A có thể đốt cháy bao nhiêu mol khí CO Bài 7: Hỗn hợp khí A gồm O 2 và O 3 có tỉ khối đối với H 2 là 19,2. Hỗn hợp B gồm H 2 và CO có tỉ khối đối với H 2 là 3,6 a. Tính % thể tích mỗi khí trong A, B b. Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B (các khí đo cùng đk t OC , P) Bài 8: Hỗn hợp khí A gồm O 2 và O 3 có tỉ khối so với H 2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn V lít khí mêtan cần 2,8 lít hỗn hợp A. Tính V, biết các thể tích khí do ở đktc Bài 9: Có 2 bình A và B có thể tích bằng nhau, bình A chứa đầy O 2 , bình B chứa đầy hỗn hợp O 2 và O 3 . Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, khối lượng hai bình chênh nhau 0,96g. Tính khối lượng O 3 có trong bình B. Bài 10: 1. Cho 4,48 lít hỗn hợp khí O 2 và O 3 (đktc) sục qua dung dịch KI dư tạo thành 1,27g I 2 . Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp đầu. 2. Hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon có tỉ khối so với He bằng 10,24. Nếu cho hỗn hợp đi từ từ qua dung dịch KI có dư thì thu được 50 lít khí. a. Tính thể tích và ozon có trong hỗn hợp b. Cần thêm vào hỗn hợp trên bao nhiêu lít ozon để thu được hỗn hợp mới có tỉ khối so với He là 10,667 G.Nhp Hoá 10 nâng cao Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí O 2 (đktc) lấy dư, thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với O 2 là 1,25 a. Hãy xác định % thể tích các khí có trong hỗn hợp A b. Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dd Ca(OH) 2 dư tạo thành 10g kết tủa Bài 12: Sau khi làm nổ 40 ml hỗn hợp khí H 2 và O 2 trong khí nhiên kế, rồi làm lạnh thì thấy còn lại 6,4 ml khí O 2 . Các thể tích đo cùng điều kiện. Tính % theo thể tích hỗn hợp khí ban đầu Bài 13: a. Hỏi khối lượng cacbon chứa trong khí cacbonic thải ra ngoài do sự hô hấp trong 1 ngày (24 giờ) ở đktc, biết rằng người ta thở ra 20 lần trong 1 phút, mỗi lần ½ lít, và biết rằng khí thở ra chứa 4% khí cacbonic về thể tích. b. Hỏi khối lượng và thể tích oxi cần để tạo thành khí cacbonic này (đktc) c. Cho biết nguồi gốc của cacbon và oxi trong khí cacbonic này. Bài 14: Cho hỗn hợp gồm oxi và ozon, sau một thời gian thì ozôn bị phân huỷ hết thành oxi (2O 3 → 3O 2 ) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít. Tìm thể tích ozôn trong hỗn hợp ban đầu. Bài 15: 1. Một hợp chất tạo bởi Mn và oxi trong đó tỉ lệ khối lượng giữa mangan và oxi là 55 : 24. Lập công thức hoá học của oxit đó 2. Một hợp chất Một hợp chất gồm 28% Fe, 24% S, 48% O. Tìm công thức phân tử. 3.Tìm công thức của một hợp chất chứa 3 nguyên tố: nhôm, lưu huỳnh và oxi, trong đó khối lượng nhôm chiếm 15,79%, còn khối lượng của oxi thì gấp đôi khối lượng của lưu huỳnh 4. Oxit của một nguyên tố A có hoá trị 6 có chứa 48% oxi. Tìm nguyên tố A và công thức oxit 5. Cho 3,36 lít oxi (đktc) phản ứng hoàn toàn với kim loại M (có hoá trị không đổi) thu được 10,2g oxit. Tìm kim loại M 6. Oxi hoá 22,4g sắt thu được 32g oxit sắt. Tìm công thức oxit sắt. 7. Đốt hoàn toàn 13g bột kim loại hoá trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2g ( giả sử hiệu suất pư 100%). Tìm kim loại 8. Đốt cháy hoàn toàn 3,4g một chất X thu được 6,4g SO 2 và 1,8g H 2 O. Tìm công thức phân tử của X 9. Khi cho 4,6g Na tác dụng với một phi kim ở nhóm VIA thu được 7,8g hợp chất. Tìm phi kim 10. Trộn 13g kim M loại hoá trị II (đứng trước H 2 ) với S rồi đun nóng để pứ xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với 200 ml dung dịch H 2 SO 4 1,5M (dư) được hỗn hợp khí B nặng 5,2g có tỉ khối so với oxi là 0,8125 và dd C ( giả sử thể tích dd không đổi). Tim kim loại M 11. Đốt cháy hoàn toàn 6,8g một chất thì thu được 12,8g SO 2 và 3,6g H 2 O a. Tìm công thức của chất đem đốt b. Khi cho khí SO 2 sinh ra vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml). Hỏi muối nào được tạo thành, tính nồng độ % của muối có trong dung dịch thu được Bài 16: 1. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe và S. Đem hoà tan hỗn hợp rắn sau pứ trong dd HCl dư thấy có 4,48 lít khí thoát ra. Nếu cho hết lượng khí này vào dd Pb(NO 3 ) 2 dư thí còn lại 2,24 lít khí (các khí đo ở đktc) a. Tính % khối lượng của Fe và S trong hỗn hợp đầu b. Tính khối lượng kết tủa thu được trong dung dịch Pb(NO 3 ) 2 2. Hỗn hợp X gồm Fe và S. Nung nóng 20g X để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Hòa tan Y trong dd HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 là 6,333 a. Tính % khối lượng hỗn hợp X b. Tính % thể tích hỗn hợp Z 3. Hỗn hợp A gồm Al và S. Nung nóng 10,2g hỗn hợp A để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hổn hợp B. Hòa tan B trong dd HCl dư thu được hỗn hợp khí C có tỉ khối so với H 2 là 19 a. Tính % khối lượng hỗn hợp A b. Tính % thể tích hỗn hợp Z G.Nhp Hoá 10 nâng cao 4. Cho 4,6g S phản ứng với 3,2g Na. Sau đó cho dung dịch HCl vào sản phẩm thấy có V lít khí bay ra ở đktc. Tìm V, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn 5. Cho 11,2g sắt phản ứng với 3,2g S. Cho dung dịch HCl dư vào sản phẩm thu được. Tìm thể tích các khí (đktc) thu được sau phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn 6. Cho hỗn hợp gồm bột Fe và FeS hoà tan vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí (ở đktc). Dẫn hỗn hợp này qua dd Pb(NO 3 ) 2 dư thu được 47,8g kết tủa đen. Tính thành phần % khối lượng của Fe và FeS trong hỗn hợp ban đầu 7. Cho 5,6 gam Fe với 4,8 gam S (trong bình kín không có oxi) đến phản ứng hoàn toàn. Hòa tan sản phẩm sau khi nung bằng dung dịch HCl dư, thu được chất rắn Z và khí Y. a Tính thể tích khí Y sinh ra (đktc). b. Tính khối lượng chất rắn Z. 8. Nung 6,5 gam Zn với 1,6 gam S (trong bình kín không có oxi) đến phản ứng hoàn toàn. Hòa tan sản phẩm sau khi nung bằng 100 gam dung dịch HCl, thu được dung dịch A và khí B. a. B là chất gì?.Tính nồng độ % dung dịch HCl cần dùng. b. Tính % (V) các khí trong B. c. Tính tỉ khối hơi của B đối với hiđro. 9. Nung đến phản ứng hoàn toàn 5,6 gam Fe với 1,6 gam S (trong bình kín không có oxi) thu được hỗn hợp X. Cho X phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCl, thu được khí A và dung dịch B. a. Tính % (V) các khí trong A. b. Dung dịch B phản ứng đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng. 10. Cho sản phẩm sau khi nung đến phản ứng hoàn toàn 5,6 gam Fe với 1,6 gam S vào 500 ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí bay ra và dung dịch A. a. Tính % (V) các khí trong B. b. Để trung hòa lượng axit dư trong A cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng. 11. Hòa tan hỗn hợp thu được sau khi nung bột nhôm với bột lưu huỳnh bằng dung dịch HCl dư, thấy còn lại 0,04 gam chất rắn và có 1,344 lít khí A sinh ra (đktc). Dẫn khí A qua bình đựng dung dịch Pb(NO 3 ) 2 thấy tạo thành 7,17 gam kết tủa đen. Tính khối lượng của nhôm và lưu huỳnh trước khi nung. 12. Nung 11,2 gam Fe, 26 gam Zn với S lấy dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hòa tan sản phẩm sau khi nung bằng dung dịch HCl. a. Tính thể tích khí sinh ra ở đktc. b. Khí sinh ra cho vào CuSO 4 10% (1,1 g/ml). Tính thể tích dung dịch CuSO 4 cần đủ để phản ứng hết lượng khí sinh ra ở trên. Bài 17: 1. Đun nóng 6 lít SO 2 với 4 lít O 2 (xúc tác V 2 O 5 ) sau khi phản ứng một thời gian thu được hỗn hợp khí X có thể tích 9 lít, các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất a. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp X b. Tính hiệu suất phản ứng 2. Đun nóng 0,3 mol SO 2 với 0,2 mol O 2 (xúc tác V 2 O 5 ), sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X có thể tích 8,96 lít (đktc) a. Tính % thể tích mỗi khí trong X b. Tính hiệu suất phản ứng 3. Có 13,44 lít hỗn hợp khí X (gồm SO 2 và O 2 ) có tỉ khối so với H 2 là 24. Đun nóng X với V 2 O 5 một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có thể tích 11,2 lít a. Tìm % thể tích hỗn hợp khí X, Y b. Tính hiệu suất phản ứng 4. Hỗn hợp khí X (SO 2 và O 2 ) có tỉ khối so với H 2 là 22,4. Đun nóng X với V 2 O 5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H 2 là 27,185 a. Tính % thể tích và % khối lượng hỗn hợp X b. Tính hiệu suất phản ứng Bài 18: G.Nhp Hoá 10 nâng cao 1. Cho 0,5 mol SO 2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, sản phẩm thu được là muối gì? Khối lượng là bao nhiêu? 2. Dẫn 2,24 lít SO 2 (đktc) vào dung dịch chứa 10 gam NaOH. Tính số gam các chất thu được sau phản ứng. 3. Dẫn V lít SO 2 (đktc) vào dung dịch NaOH, thu được 6,3 gam Na 2 SO 3 và 1 gam NaOH dư. Tính giá trị của V. Bài 19: 1. Hoà tan hoàn toàn 8,45g một oleum A vào nước thu được dd X, Để trung hoà dd X cần 200 ml dd NaOH 1M. Tìm công thứ của oleum 2. Hoà tan hoàn toàn 3,38g oleum X vào nước, người ta phải dùng 800 ml dd KOH 0,1M để trung hoà dd thu được. Tìm công thức của oleum Bài 20: Hoà tan hoàn toàn 146,25g kim loại B có hoá trị không đổi vào 758,25g dung dịch H 2 SO 4 (vừa đủ) ta thu được 50,4 lít H 2 (đktc) và 1 dung dịch D a. Tìm kim loại B b. Tính C% của dung dịch H 2 SO 4 đã dùng và C% của muối có trong dung dịch D c. Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch D và bao nhiêu gam 1 dung dịch muối sunfat của kim loại b có nồng độ 10% để khi trộn lại thu được 600g dung dịch mới có nồng độ muối sun fat kim loại B là 20% Bài 21: Hoà tan hoàn toàn 17,2g hỗn hợp kim loại kiềm A và oxit của nó vào 600g nước thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 22,4g hiđroxit kim loại khan a. Tìm kim loại kiềm và % khối lượng các chất trong hỗn hợp b. Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 0,5M cần dùng để trung hoà dung dịch B Bài 22: 1. Hoà tan hoàn toàn 24,8g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Mg, Cu vào H 2 SO 4 đặc, nóng, dư thu được dd A. Cô cạn dd A thu được 132g hỗn hợp muối khan. nếu cho 24,8g hỗn hợp X pứ với dd HCl dưthấy sinh ra 11,2 lít khí (đktc). Tính khối lượng và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. 2. Khi hoà tan 29,4g hỗn hợp Al, Cu, Mg vào dd HCl dư thấy giải phóng ra 14 lít khí (ở 0 O C và 0,8atm). Phần không tan cho vào dd H 2 SO 4 đặc, thấy thu được 6,72 lít khí SO 2 (ở đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Bài 23: Cho 35,2g hỗn hợp Fe và đồng II oxit tác dụng với 1601,31 ml dd H 2 SO 4 loãng, đủ, thu được 4,48 lít khí (đktc) và dd A. a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu b. Tính nồng độ % của dd H 2 SO 4 trên, biết d = 1,02 g/ml c. Cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam muối khan Bài 24: Hoà tan 12g hỗn hợp X gồm Fe, Cu trong dung dịch H 2 SO 4 dư thu được 2,24 lít khí ở đktc và một chất rắn không tan. Nếu hoà tan X trong dung dịch H 2 SO 4 98% (lấy dư 10% so với lượng cần thiết) thu được V lít khí A ở đktc a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu b. Tính V và khối lượng dung dịch H 2 SO 4 98% đã lấy Bài 25: 1. Hoà tan hoàn toàn 2,56g kim loại R trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, dư thu được V lít khí SO 2 (đktc). Lượng SO 2 này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,3M tạo ra dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 4,6g muối khan. Xác định R và tính V. 2. Hoà tan 8,4g kim loại M bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư, hay hoà tan 52,2g muối cacbonat của kim loại này cũng trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, thì lượng khí sinh ra đều làm mất màu cùng 1 lượng brom trong dung dịch. Xác định kim loại M và công thức của muối cacbonat. Bài 26*: Trộn 13g một kim loại M có hoá trị 2 (M đứng trước H trong dãy hoạt động kim loại) với S rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A. Cho A phản ứng với 300 ml dung G.Nhp Hoá 10 nâng cao dịch H 2 SO 4 1M (dư), thu được hỗn hợp khí B nặng 5,2g (tỉ khối hơi của B đối với oxi là 0,8125) và dung dịch C a. Xác định M và nồng độ mol của dung dịch C (giả sử thể tích dung dịch không đổi), biết muối MSO 4 tan trong nước b. Cho 250 ml dung dịch NaOH có nồng độ chưa biết vào ½ dung dịch C thu được 1 kết tủa. đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D có khối lượng 6,075g. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch NaOH Bài 27*: Cho 16,3g hỗn hợp gồm hai kim loại Na và X tác dụng hết với HCl loãng thu được 34,05g hỗn hợp muối A khan. Thể tích khí H 2 thu được từ X bằng 1,5 lần thể tích H 2 thu được từ Na trong cùng điều kiện. Dun nóng hỗn hợp A với H 2 SO 4 đặc, sau phản ứng thu được hỗn hợp B gồm hai muối. Nếu B ở dạng khan có khối lượng gần gấp đôi khối của A, nhưng nếu ở dạng tinh thể ngậm nước thì có kh6í lượng 68,4g a. Tính thể tích H 2 thu được ở đktc b. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu c. Tính khối lượng B ở dạng khan d. Tìm công thức của muối kết tinh ngậm nước. Biết chỉ có 1 muối ở dạng ngậm 1 phân tử nước và 1 muối ở dạng khan Bài 28*: Cho a gam Mg vào 200 ml dung dịch A chứa hai axit loãng HCl và H 2 SO 4 thu được dung dịch B và V lít khí bay ra. Chia B thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ dd NaOH 1M vào phần 1, đến khi phản ứng trung hoà xảy ra hoàn toàn thì cần 40 ml dung dịch NaOH, nếu cho dung dịch NaOH dư vào thì thu được 1,45g kết tủa. Cho dư dung dịch BaCl 2 vào phần 2 thì thu được 1,165g kết tủa. Hãy tính: a. Khối lượng Mg đã dùng b. Tính thể tích V c. Nồng độ mol/lit của mỗi axit Bài 29: Một hỗn hợp gồm Zn và một kim loại hóa trị II (không đổi). Cho 32,05 gam hỗn hợp này tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 4,48 lít khí sinh ra (đktc) và một phần không tan. Phần không tan cho tác dụng với H 2 SO 4 đặc, thì thu được 6,72 lít khí (đktc). a. Viết tất cả các phản ứng hóa học có thể xảy ra. b. Xác định và gọi tên kim loại chưa biết. c. Tính % (m) các kim loại trong hỗn hợp. Bài 30: Để hòa tan hết 11,2 gam hợp kim Cu – Ag cần đủ 19,6 gam dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, thu được khí A. Dẫn khí A qua nước clo dư, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thì thu được 18,64 gam kết tủa. a. Tính %(m) các kim loại trong hợp kim. b. Tính nồng độ % dung dịch H 2 SO 4 ban đầu. Bài 31: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp Cu và Mg trong oxi ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp 2 oxit trong đó 20% MgO. Hòa tan hỗn hợp này bằng dung dịch HCl 0,5M. a. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để hòa tan hết các oxit ở trên. Bài 32: Đốt Mg cháy rồi đưa vào bình đựng SO 2 . Phản ứng sinh ra chất bột A màu trắng và chất bột B màu vàng. A tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng sinh ra chất C và nước. B không tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng nhưng tác dụng với H 2 SO 4 đặc sinh ra chất khí có trong bình ban đầu. Cho biết tên các chất A, B, C. Bài 33: Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 g bột sắt và 1,6 g bột lưu huỳnh thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500ml dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất phản ứng là 100%). a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A. b) Biết rằng cần phải dùng 125ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa HCl dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng. G.Nhp Hoá 10 nâng cao BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là : A. ns 2 np 4 B. ns 2 np 5 C. ns 2 np 3 D. (n-1)d 10 ns 2 np 4 Câu 2: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây ? A. CaCO 3 B. KMnO 4 C. (NH 4 ) 2 SO 4 D. NaHCO 3 Câu 3: Trong các cách sau đây cách nào thường được dùng để điều chế O 2 trong phòng thí nghiệm ? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng B. Điện phân nước. C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân KClO 3 với xúc tác MnO 2 Câu 4: Chọn không đúng trong các dưới đây khi nói về lưu huỳnh : A. S có 2 dạng thù hình : đơn tà và tà phương B. S là chất rắn màu vàng C. S không tan trong nước D. S không tan trong các dung môi hữu cơ. Câu 5: Chọn không đúng trong các dưới đây ? A. SO 2 là oxit axit B. SO 2 làm mất màu nước brom C. SO 2 là chất khí, màu vàng D. SO 2 có tính oxi hóa và tính khử Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế SO 2 từ : A. S và O 2 B. FeS 2 và O 2 C. H 2 S và O 2 D. Na 2 SO 3 và H 2 SO 4 Câu 7: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế SO 2 từ : A. S và O 2 B. FeS 2 và O 2 C. H 2 S và O 2 D. Na 2 SO 3 và H 2 SO 4 Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không đúng ? A. H 2 SO 4 đặc là chất hút nước mạnh B. Khi tiếp xúc với H 2 SO 4 đặc, dễ gây bỏng nặng. C. H 2 SO 4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit. D. Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit Câu 9: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được các dung dịch mất nhãn : A. NaCl ; NaOH ; HCl B. FeCl 3 ; NaOH ; NaCl ; HCl C. NaCl ; NaNO 3 ; AgNO 3 D. H 2 SO 4 ; HCl ; NaOH ; NaCl Câu 10: Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là : A. -2; 0 ; +4 ; +6 B. 0 ; +2 ; +4 ;+6 C. -2 ; +4 : +6 D. 0 ; +4 ; +6 Câu 11: Tính chất đặc biệt của axit H 2 SO 4 đặc là tác dụng được với các chất ở phương án nào sau đây ? A. Ba(NO 3 ) 2 , BaCl 2 B. MgO, CuO, Al 2 O 3 C. Na, MgO, Zn D. Cu, C, S Câu 12: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây : A. KMnO 4 B. (NH 4 ) 2 SO 4 C. CaCO 3 D. NaHCO 3 Câu 13: Trong phản ứng : SO 2 + 2 H 2 S 3S + 2H 2 O. nào diễn tả đúng tính chất của các chất ? A. SO 2 bị oxi hóa và H 2 S bị khử B. SO 2 bị khử và H 2 S bị oxi hóa C. SO 2 khử H 2 S và không có chất nào bị oxi hóa D. SO 2 bị khử, lưu huỳnh bị oxi hóa Câu 14: Chọn sai A. H 2 S chỉ có tính khử B. SO 3 chỉ có tính oxit axit C. SO 2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa D. dd H 2 SO 4 loãng có tính oxi hóa mạnh Câu 15: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử ? A. SO 2 B. H 2 S C. O 3 D. H 2 SO 4 Câu 16: Oxit nào dưới đây không thể hiện tính khử trong tất cả các phản ứng hóa học ? A. SO 3 B. CO C. SO 2 D. FeO Câu 17: Dung dịch H 2 SO 4 đặc có thể dùng để làm khô khí nào sau đây : A. CO 2 B. NH 3 C. H 2 S D. SO 3 Câu 18: Tất cả các khí trong dãy nào sau đây đều làm nhạt màu dung dịch nước brom ? A. H 2 S ; SO 2 B. CO 2 ; SO 2 ; SO 3 C. CO 2 ; SO 2 D. CO 2 ; SO 2 ; SO 3 ; H 2 S Câu 19: Các chất nào trong dãy sau đều làm đục dung dịch nước vôi trong ? A. CaO ; SO 2 ; CO 2 B. CO 2 ; SO 2 ; SO 3 C. CO ; CO 2 ; SO 2 D. SO 3 ; H 2 S ; CO Câu 20: Trong các nhận định sau nhận định nào là không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi ? A. Oxi tác dụng được với tất cả các phi kim B. Oxi tham gia vào quá trình cháy , gỉ , hô hấp C. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử G.Nhp Hoá 10 nâng cao D. Oxi là phi kim hoạt động Câu 21: Oxi không phản ứng trực tiếp với : A. Crom B. Flo C. cacbon D. Lưu huỳnh Câu 22: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau (xét ở đk thường) A. Hiđro sunfua là chất khí, không màu, mùi trứng thối, tan nhiều trong nước. B. Lưu huỳnh đioxit là chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí tan nhiều trong nước. C. Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước. D. Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng. Câu 23: trong công nghiệp, người ta thường điều chế oxi từ : A. Không khí hoặc H 2 O B. KMnO 4 C. KClO 3 D. H 2 O 2 Câu 24: Chất không tác dụng với axit sunfuric đặc, nguội là : A. Fe B. Zn C. CaCO 3 D. CuO Câu 25: Phản ứng hóa học chứng tỏ SO 2 là chất oxi hóa : A. 2H 2 S + SO 2 → 3S + 2H 2 O B. SO 2 + CaO → CaSO 3 C. SO 2 + Cl 2 + 2H 2 O → 2HCl + H 2 SO 4 D. SO 2 + NaOH → NaHSO 3 Câu 26: Cho phản ứng : SO 2 + K 2 Cr 2 O 7 + H 2 SO 4 X + Y + Z . X , Y , Z là chất nào trong dãy sau ? A. K 2 SO 4 ; H 2 SO 4 ; Cr 2 O 3 B. CrSO 4 ; KHSO 4 ; H 2 O C. K 2 SO 4 ; Cr 2 (SO 4 ) 3 ; H 2 SO 4 D. K 2 SO 4 ; Cr 2 (SO 4 ) 3 ; H 2 O Câu 27: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở lớp p là 10. Nguyên tố X là : A. Ne B. Cl C. O D. S Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng điều chế axit sunfuric sau : S → SO 2 → A → H 2 SO 4 . Hỏi A là chất nào trong nhứng chất sau ? A. H 2 S B. SO 3 C. S D. FeS 2 Câu 29: Sản phẩm tạo thành giữa phản ứng FeO với H 2 SO 4 đặc, đun nóng là : A. FeSO 4 , H 2 O B. Fe 2 (SO 4 ) 3 , H 2 O C. FeSO 4 , SO 2 , H 2 O D. Fe 2 (SO 4 ) 3 , SO 2 , H 2 O Câu 30: Khi sục khí O 3 vào dung dịch KI có chứa sẵn vài giọt hồ tinh bột, dung dịch thu được A. Có màu vàng nhạt B. Trong suốt C. Có màu đỏ nâu D. Có màu xanh Câu 31: Một chất chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước, chữa sâu răng và còn dùng bảo vệ sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là: A. Oxi B. Ozon C. SO 2 D. N 2 O Câu 32: Cho các chất : S, SO 2 , SO 3 , H 2 S, H 2 SO 4 . Số chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là : A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 33: Để phân biệt khí O 2 và O 3 người ta có thể dùng chất nào sau đây ? A. Hồ tinh bột B. Dd KI có hồ tinh bột C. Dung dịch NaOH D. Quỳ tím Câu 34: Trong sơ đồ phản ứng sau: S H 2 S A H 2 SO 4 (loãng) Khí B. Chất A, B lần lượt là A. SO 2 ; H 2 B. SO 3 ; SO 2 C. SO 3 ; H 2 D. H 2 ; SO 3 Câu 35: Khí CO 2 có lẫn tạp chất là SO 2 . Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp vào dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch Br 2 (dư) B. Dung dịch Ba(OH) 2 (dư) C. Dung dịch Ca(OH) (dư) D. Dung dịch NaOH (dư) Câu 36: Cho phản ứng : H 2 S + KMnO 4 + H 2 SO 4 H 2 O + S + MnSO 4 + K 2 SO 4 . Hệ số của các chất tham gia pứ là dãy số nào trong các dãy sau ? A. 3 , 2 , 5 B. 5, 2, 3 C. 2, 2, 5 D. 5, 2, 4 Câu 37: Cho các phản ứng sau : 2SO 2 + O 2 2 SO 3 (I) SO 2 + 2H 2 S 3S + 2H 2 O (II) SO 2 + Br 2 + 2H 2 O H 2 SO 4 + 2HBr (III) SO 2 + NaOH NaHSO 3 (IV) Các phản ứng mà SO 2 có tính khử là : A. (I) và (III) B. (I) và (II) C. (I) , (II) và (III) D. (III) và (IV) Câu 38: Đốt cháy a gam cacbon trong oxi thu được 4,4 lít khí CO 2 duy nhất. Xác định giá trị của a cần dùng ? A. 0,4 g B. 0,5 g C. 0,6 g D. 0,7 g Câu 39: Cho 12 gam Mg tác dụng hoàn với 16 gam O 2 . Hỏi sau phản ứng thu được bao nhiêu gam oxit ? A. 10 g B. 15 g C. 20 g D. 25 g G.Nhp Hoá 10 nâng cao Câu 40: Khối lượng chất rắn thu được khi cho 3,45 gam kim loại Na tác dụng với 6,4 gam lưu huỳnh là : A. 10,67g B. 9,85g C. 5,31g D. 11,70g Câu 41: Để điều chế oxi, người ta nung hoàn toàn 36,75 g KClO 3 (xúc tác MnO 2 ) thì thu được bao nhiêu lít O 2 (đktc) ? A. 10,08 lít B. 6,72 lít C. 22,4 lít D. 11,05 lít Câu 42: Trong phòng thí nghiệm điều chế oxi bằng phản ứng: o MnO ,t 2 3 2 2KClO 2KCl 3O→ + Nếu dùng 2,45 gam KClO 3 thì sau phản ứng hoàn toàn, thể tích O 2 thu được (đktc) là: A. 6,72 lít. B. 0,672 ml. C. 672 ml. D. 1,344 lít Câu 43: Khi chuyển O 3 thành O 2 thì thấy thể tích tăng lên 5 ml so với ban đầu. Thể tích O 3 đã phản ứng là : A. 5 ml B. 10 ml C. 15 ml D. 20 ml Câu 44: Tỉ khối của hỗn hợp O 2 và O 3 so H 2 bằng 20. Hỏi oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích hỗn hợp ? A. 40 B. 60% C. 30% D. 50% Câu 45: Tỷ khối hơi của hỗn hợp X gồm CO 2 và SO 3 đối với oxi là 1,05. Thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí X là : A. 40% CO 2 ; 60% SO 3 B. 60% CO 2 ; 40% SO 3 C. 20% SO 3 ; 80% CO 2 D. 80% SO 3 ; 20% CO 2 Câu 46: Dẫn 3,36 lit hỗn hợp khí (đktc) gồm oxi và ozon đi qua dd KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu đen tím. Thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp là : A. 20% oxi ; 80% ozon B. 50% oxi ; 50% ozon C. 40% oxi ; 60% ozon D. 66,67% oxi ; 33,33% ozon Câu 47: Đốt cháy m gam quặng Pirtit sắt thì thu được 44,8 lít khí (đktc). Biết hiệu suất của phản ứng là : 80%.Giá trị của m là : A. 88 gam B. 150 gam C. 120 gam D. 96 gam Câu 48: Các muối tạo thành trong dung dịch sau khi sục 22,4 lit khí Hidro sunfua (đktc) vào 500 gam dung dịch KOH 40% là : A. KHS B. KHS và K 2 S C. K 2 S D. KHS ; KS Câu 49: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO 2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9 M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là ? A. 24,5 g B. 34,5 g C. 14,5 g D. 44,5 g Câu 50: Sục 6,4 gam khí lưu huỳnh đioxit vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì các muối tạo thành là : A. Na 2 SO 3 ; NaHSO 3 B. Na 2 SO 3 C. Na 2 SO 4 ; NaHSO 4 D. Na 2 SO 4 Câu 51: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO 2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Khối lượng muối thu được trong dung dịch là: A. 32,5 gam B. 30,4 gam C. 29,3 gam D. 26 gam Câu 52: Khi hấp thụ hoàn toàn 1,28 gam khí SO 2 vào dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng khối lượng muối khan thu được : A. 3,28g B. 2,30g C. 2,52g D. 3,54g Câu 53: Cho V lít khí SO 2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br 2 dư, thêm dung dịch BaCl 2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 116,5 gam kết tủa. Giá trị của V là ? A. 11,2 lít B. 1,12 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít Câu 54: Dẫn 1,12 lít khí SO 2 (đktc) vào V lít dung dịch brom nồng độ 0,1M. giá trị của V là : A. 0,25 lít B. 0,75 lít C. 0,5 lít D. 0,20 lít Câu 55: Trộn 100ml dung dịch H 2 SO 4 4M với 300ml dung dịch H 2 SO 4 2M. Dung dịch thu được có nồng độ là : A. 2,5 M B. 2 M C. 1 M D. 4 M Câu 56: Trộn 200g dung dịch H 2 SO 4 12% với 300g dung dịch H 2 SO 4 40%. Dung dịch thu được có nồng độ: A. 20,8% B. 28,8% C. 25,8% D. 30,8% Câu 57: Trộn 100 gam dung dịch H 2 SO 4 12% với 400 gam dung dịch H 2 SO 4 40%. Dung dịch thu được có nồng độ là bao nhiêu ? A. 34,4 % B. 28,8% C. 25,5% D. 33,3% Câu 58: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2 SO 4 dư thu được 6,72 lít khí H 2 (ở đktc). Giá trị của m là : G.Nhp Hoá 10 nâng cao A. 11,2 gam B. 1,12 gam C. 16,8 gam D. 1,68 gam Câu 59: Cho 4 gam hỗn hợp gồm: Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thì thu được 1,12 lít khí. Thành phần % theo khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là : A. 70% và 30 % B. 30% và 70% C. 40% và 60% D. 60% và 40% Câu 60: Một hỗn hộp gồm 18,6 gam kẽm và sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư . Thể tích khí H 2 ( đktc) được giải phóng sau phản ứng là 6,72 lít . Thành phần phần trăm của kẽm có trong hỗn hợp là : A. 96,69% B. 34,94% C. 69,89% D. 50% Câu 61: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít khí SO 2 (ở đktc). Giá trị của m cần tìm là : A. 11,2 gam B. 1,12 gam C. 16,8 gam D. 1,68 gam Câu 62: Cho 6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng dư thu được 5,6 lít khí SO 2 đktc. Khối lượng Cu và Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là : A. 2,2 g và 3,8 g B. 3,2 g và 2,8 g C. 1,6 g và 4,4 g D. 2,4 g và 3,6 g Câu 63: Cho 17,2 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng, dư thu được 6,72 lít khí SO 2 duy nhất (đktc). Khối lượng Fe và Cu có trong hỗn hợp lần lượt là : A. 11,2 g và 6 g B. 12 g và 5,2 g C. 2,8 g và 14,4 g D. 6,6 gam và 10,6 g Câu 64: Cho V ml dung dịch BaCl 2 2M vào dung dịch H 2 SO 4 dư, sau phản ứng thấy tạo thành 69,9 gam kết tủa. Giá trị của V là : A. 50 ml B. 150 ml C. 75 ml D. 100 ml Câu 65: Giả sử hiệu suất của các phản ứng đều đạt 100% thì khối lượng H 2 SO 4 sản xuất được từ 1,6 tấn quặng chứa 60% FeS 2 là bao nhiêu tấn ? A. 1,568 tấn B. 1,725 tấn C. 1,200 tấn D. 6,320 tấn Hết G.Nhp . trong nước. B. Lưu huỳnh đioxit là chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí tan nhiều trong nước. C. Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước. D. Lưu huỳnh là chất. thức oxit 5. Cho 3,36 lít oxi (đktc) phản ứng hoàn toàn với kim loại M (có hoá trị không đổi) thu được 10,2g oxit. Tìm kim loại M 6. Oxi hoá 22,4g sắt thu được 32g oxit sắt. Tìm công thức oxit. của các chất ? A. SO 2 bị oxi hóa và H 2 S bị khử B. SO 2 bị khử và H 2 S bị oxi hóa C. SO 2 khử H 2 S và không có chất nào bị oxi hóa D. SO 2 bị khử, lưu huỳnh bị oxi hóa Câu 14: Chọn sai A.