Chuyện cá mắm trong ẩm thực và tính cách người Nhật Bản 2 Một thi sĩ nổi tiếng người Nhật là Yosa Buson (1716 - 1783), cũng đã diễn tả tâm trạng của mình trong bài thơ Haiku nổi tiếng về mối tình tuyệt vọng của mình như sau: “ Nếu tôi không gặp nàng đêm nay Tôi đành phải từ bỏ nàng Nên tôi phải đi ăn Fugu.” (Hàm ý: Tôi muốn ăn cá Nóc Fugu - Nhưng tôi không muốn chết). Cá hồi - đỉnh cao nghệ thuật Sashimi Salmon Sashimi là nằm trong thực đơn cao cấp của các nhà hàng Nhật Bản. Cá hồi là một trong những loại thực phẩm - hải sản ngon nhất và cũng mang nhiều công dụng chữa bệnh nhất. Cá hồi là tên gọi cho một số loài cá da trơn sống ở các nước ôn đới và hàn đới thuộc họ Salmonidae. Đây là món hải sản nổi tiếng của Nhật Bản được dùng kèm với nước chấm soyu và wasabi và một chaisake. Người dân xứ mặt trời mọc đã nâng loại thực phẩm này lên thành nghệ thuật độc đáo trong bất kì nhà hàng cao cấp nào với tên gọi Salmon Sashimi (Sashimi cá hồi). Với loại Sashimi này, khay thức ăn như một bức tranh nhiều màu sắc mà vô cùng công phu: màu cam tươi tắn của cá, màu trắng của từng thớ thịt cá, màu xanh của mù tạt, rau kèm, màu vàng ươm của sắc chanh… Để có được một đĩa cá hồi thơm ngon, người đầu bếp đã phải làm rất nhiều công đoạn, đặc biệt là lúc thái cá hồi. Công đoạn này là cả một nghệ thuật, bởi anh ta phải thái sao cho cá có độ dầy chuẩn, đúng thớ, không để nát thịt, từng miếng cá hồi phải đều tăm tắp. Cá voi - ngoại lệ ẩm thực Nhật Bản Tuy là một trong những món cá ngon lạ ở Nhật Bản, nhưng rất nhiều người biểu tình chống nạn săn bắt cá voi làm thực phẩm tại đất nước này. Thực đơn cá voi Nhật Bản có đủ các món: sống (kể cả tim cá), xông khói, hầm, chiên theo kiểu Hàn, Ấn hoặc nướng như thịt bò, nấu xúp… Có đến không dưới 50 món ăn, trong đó món “đinh” chính là cá voi chiên phô mai. Tại nhà hàng chuyên phục vụ món cá voi ở Nhật Bản, Kujira-ya, họ mua cả nguyên con cá voi về để bếp trưởng chế biến ra các món ăn từ đầu cho đến đuôi cá. Một bữa ăn tại đây, gọi theo thực đơn hoặc “à la carte”, có giá 50 euro. Kujira- ya bao giờ cũng đông nghẹt khách vào cuối tuần. Ở thủ đô Tokyo có khoảng 100 quán rượu sakê phục vụ thịt cá voi trong số những món ăn khác. Nhưng có không đến 30 quán trên cả nước chuyên bán thịt cá voi, thậm chí có quán bán cả các bộ phận sinh dục của loài cá khổng lồ này. Nhiều quán nằm chủ yếu ở khu vực các cảng đánh bắt cá voi. Theo những người thích ăn cá voi, thịt loài cá này có màu đỏ như thịt bò, rất “bắt” với rượu sakê. Đối với nhiều người, thịt cá voi hơi nhạt nhẽo, trừ phi thực khách muốn có trên đĩa ăn một miếng thịt bò tươi có mùi vị nước biển. Đa số người Nhật hiếm khi ăn thịt cá voi hoặc không thích lắm. Những người ủng hộ săn bắn cá voi cho rằng thịt cá voi đắt vì nó hiếm. Theo một cuộc điều tra được Greenpeace đặt hàng ở Nippon Research Center, 60% người Nhật chống lại việc săn bắn cá voi vì mục đích thương mại và 20% chưa hề ăn thịt cá voi trong đời. Những nhân tố tạo nên đức tính của người Nhật Những nhân tố tạo nên đức tính của người Nhật Người nước ngoài lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến cung cách giao tiếp, cúi đầu thật thấp trong lễ nghi chào hỏi của người Nhật. Cũng như khi cổ vũ 1 người thân trước khi ra tranh tài trong 1 bộ môn thể thao hay 1 cuộc thi cử nào đó, người Nhật thường nói : “Ganbatte kudasai”, tức là “Hãy cố gắng lên” chứ không nói “Chúc may mắn” như “Good luck” trong tiếng Anh hay “Bonne chance” trong tiếng Pháp. Điều ngạc nhiên hơn nữa là trong lúc hoạn nạn của trận động đất và sóng thần vừa qua, người Nhật rất điềm tỉnh, tôn trọng trật tự, không gây hỗn loạn trộm cướp mà còn biết chia sẻ cho nhau. Đó là những nét đặc thù, những đức tính ưu việt mà không dễ gì tìm thấy ở các dân tộc khác. Những đức tính này được rèn luyện nhờ những nhân tố chính được nêu lên như sau : Tính thuần chủng : Nhật Bản có khoảng 128 triệu dân, là 1 nước đông dân đứng hàng thứ 9 trên thế giới , nhưng lại là 1 quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. 99% dân số có nguồn gốc là Nhật. Người Nhật Bản có nguồn gốc Mông Cổ. Khoảng 10.000 năm về trước, sắc tộc gốc Mông Cổ này đã di cư tới Nhật Bản là nơi có sẵn người Ainu, một loại thổ dân gốc Caucase. Ngày nay thổ dân Ainu chỉ còn vào khoảng 14.000 người, sinh sống trong các khu vực riêng biệt ở phía bắc nước Nhật. Vì là xứ đảo , sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ và nhất là chưa từng bị các đế quốc thực dân xâm chiếm cho nên Nhật Bản đã sáng tạo và duy trì được những tố chất đặc thù của riêng mình. Ví dụ như: thần đạo (神道), võ sĩ đạo (武士道), Zen (禅), nhu đạo (柔道), trà đạo (茶道), kabuki (歌舞伎), hanami((花見), v.v…. Tính đoàn kết và chia sẻ : Nước Nhật là 1 quần đảo bao gồm 4 hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác. Là một trong những khu vực xảy ra nhiều thiên tai nhất trên thế giới. Từ trận động đất lớn Kanto vào năm 1923, làm 140.000 người chết, tàn phá phần lớn Tokyo và toàn bộ vùng Yokohama, thiệt hại 28 tỷ, cho tới nay nước Nhật đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần. Năm 1993 đã xảy ra trận động đất cường đô 7,8 và sóng thần, 3000 người chết. Năm 1995 cũng xảy ra động đất Hanshin, cường độ 7,3 gây thiệt hại 102 tỷ đô la, 6.434 người thiệt mạng, khoảng 300.000 người mất nhà. Mới đây nhất là vào ngày 11-3-2011 xảy ra 1 trận động đất 9.0 và sóng thần cao 10m tấn công vào khu vực dân cư, làm 30 ngàn người chết và mất tích, thiệt hại có thể lên trên 300 tỷ đô. Từ khi lập quốc đến nay, dân tộc Nhật đã chứng kiến rất nhiều thiên tai, họ thừa hiểu bộ mặt hung bạo không thương tiếc của thiên nhiên. Chính vì thế, mỗi khi có biến cố người dân Nhật rất điềm tĩnh để có thể ứng phó với những biến cố kế tiếp. Họ được tôi luyện tinh thần đoàn kết và chia sẻ cho nhau để sinh tồn từ ngàn xưa. Tính dung hòa và kết hợp tôn giáo : Ở nhiều nơi trên thế giới người ta giết nhau chỉ vì khác biệt tôn giáo, thế nhưng ở Nhật thì không thấy xảy ra chuyện này, bởi vì từ xưa nước Nhật đã biết dung hòa và kết hợp 3 tôn giáo chính lại với nhau để làm nền tảng đạo đức cho xã hội, làm khuôn mẫu cho cách xử thế của người Nhật. 3 tôn giáo đó là Thần Đạo của Nhật Bản, Phật Giáo của Ấn Độ và Khổng Giáo của Trung Hoa. Thái tử Shotoku (574- 622) là người có công trong việc kết hợp các tôn giáo này lại với nhau. Thần Đạo chăm lo cuộc sống hiện tại, Phật giáo thì lại lo cho cuộc sống sau khi chết, còn Nho giáo thì giúp tạo ra thiết chế chính trị chặt chẽ và một xã hội có đẳng cấp trên dưới. Ngày nay, khoảng 70% các buổi lễ kết hôn ở Nhật được tiến hành theo phong cách của Thần đạo (Shinto), số còn lại được tiến hành theo phong cách của đạo Thiên Chúa, đạo Phật hoặc một số đạo khác. . Chuyện cá mắm trong ẩm thực và tính cách người Nhật Bản 2 Một thi sĩ nổi tiếng người Nhật là Yosa Buson (1716 - 1783), cũng đã diễn tả tâm trạng của mình trong bài thơ Haiku. 60% người Nhật chống lại việc săn bắn cá voi vì mục đích thương mại và 20 % chưa hề ăn thịt cá voi trong đời. Những nhân tố tạo nên đức tính của người Nhật Những nhân tố tạo nên đức tính của người. thái sao cho cá có độ dầy chuẩn, đúng thớ, không để nát thịt, từng miếng cá hồi phải đều tăm tắp. Cá voi - ngoại lệ ẩm thực Nhật Bản Tuy là một trong những món cá ngon lạ ở Nhật Bản, nhưng