1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một Thoáng Phù Tang - 2 docx

6 142 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

sông xanh cuối cùng" cũng là một con sông ngắn với dòng chảy êm đềm. Ngư dân ở đây vẫn còn giăng lưới bắt cá hoặc lươn, một việc bình thường ở Việt Nam nhưng lại là những cảnh quan hiếm thấy tại Nhật. Cuộc sống bươn chải, lao lướt của thành phố khiến người Nhật phải tìm đến những miền hoang dã như dòng sông Shimanto để hòa điệu cùng thiên nhiên, tìm về cái yên tĩnh và mộc mạc của nước Nhật 50 hoặc 100 năm trước (Hình 2). Hình 2: Dòng sông xanh Shimanto Chúng tôi thuê một chiếc thuyền đi dọc theo dòng sông. Dòng sông trong xanh trôi nhè nhẹ qua những cây cầu xi măng bắt ngang vừa đủ cho một chiêc xe hơi nhỏ chạy qua. Người dân ở đây gọi những cây cầu này là Chinka-bashi (Trầm hạ kiều = cầu chìm). Tôi tò mò hỏi ông lái thuyền sao gọi là cầu chìm, ông từ tốn trả lời "Dòng sông này mỗi năm ngập 2, 3 lần và ngập luôn cầu nên gọi là cầu chìm". Tôi hỏi tiếp "Sao không làm cao?", "Làm cao tốn kém lại không cần thiết, nếu ngập thì chỉ 2, 3 ngày là nước rút đi". Ông bảo vào năm 2005, một trận lụt khủng khiếp xảy ra, nước dâng cao 20 m chỉ cần thêm 1 m nữa thì tràn qua đê. "Anh có thấy cái nhà hai tầng xa xa đàng kia không?", ông nói, "Mực nước dâng cao qua khỏi nóc nhà đấy!". Cuộc sống hơi khó khăn vì lũ lụt thường xuyên nhưng ông bảo đây là quê hương và ông không muốn bỏ lên thành phố. Mùa Xuân, ngư dân giăng câu thắp những bóng đèn điện nhỏ để bắt lươn con về đêm. Những con lươn con sẽ được nuôi trong hồ cho đến khi trưởng thành. Món lươn nướng khoái khẩu và xúp lươn là một đặc sản trong vùng. Mùa Hè, dân thành phố kéo về đây để xem hàng vạn con đom đóm bay xung quanh bụi cây như những cây thông Christmas dọc theo dòng sông. Lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy đom đóm và không biết bây giờ còn ở vùng quê Việt Nam? Kochi: Ôn tuyền lữ quán Nước Nhật bị công nghiệp hóa và người Nhật bị "stressed" cao độ. Có dịp, họ ùa nhau đi tìm sự thư giãn nơi mà họ có thể "yukkuri dekiru" (được thoải mái). Khi đi du lịch họ trú ngụ ở nhà khách truyền thống gọi là "ôn tuyền lữ quán" (nhà khách với suối nước nóng). Những lữ quán này có phục vụ trọn gói với phòng ngủ chiếu tatami, tắm suối nước nóng, ăn tối và ăn sáng theo phong tục Nhật. An Nam ta có "tứ khoái", nhưng tôi nghĩ Phù Tang hơn ta một "khoái", có đến "ngũ khoái"! Cái khoái thứ năm là thú tắm suối nước nóng. Nằm trong vòng lửa Thái Bình Dương, nước Nhật từ Nam chí Bắc đầy nguồn suối nước nóng, rải rác khắp nơi. Những "ôn tuyền lữ quán" mọc lên ở những địa điểm du lịch tạo ra khu thư giãn cuối tuần hay ngày lễ cho dân thành phố. Đây là nơi những cặp vợ chồng son cũng như những cặp vợ chồng luống tuổi, cụ ông cụ bà, hay là một nhóm đồng nghiệp lui tới cùng nhau thoải mái trong bể suối nước nóng, rồi sau đó tận hưởng các món cá, mực sống sashimi truyền thống, cùng khề khà chén chú chén anh qua cốc rượu sake. Nơi chúng tôi trú ngụ là một "ôn tuyền lữ quán" nổi tiếng Kochi với cái tên rất nên thơ "Thành Tây Quán" (Joseikan). Các nghi thức hành xử (etiquette) trong bể nước nóng từ xưa đối với người Nhật đã trở thành một qui luật bất thành văn. Nhưng gần đây có lẽ lối thư giãn này hấp dẫn khách nước ngoài nên phải có "qui luật thành văn" phụ đề Anh ngữ, treo ở cửa ra vào. Rằng là bất kỳ nam phụ lão ấu phải hoàn toàn "như nhộng" không được mặc một thứ gì trên người kể cả đồ tắm; rằng là không được ồn ào, không được uống rượu, phải dội nước sạch sẽ trước khi ngâm mình trong bể; rằng là người có máu cao, mang thai chớ có liều lĩnh mà thọt cẳng vào. "Ôn tuyền lữ quán" nơi tôi trú ngụ thuộc hạng 5 sao nên ban quản lý càng chi tiết hơn về vệ sinh cá nhân. Rằng người nào có ghẻ nhọt thì không nên vào, nhưng ai mang bịnh trĩ thì cứ thoải mái không sao! Bể nước được đặt trong một khoảng không gian rộng rãi, nước suối được mang từ ngoài vào chảy róc rách, được pha với nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ khoảng 42 - 45 °C. Tôi tò mò tìm hiểu cái bảng phân tích treo bên cạnh bể; bảng liệt kê các chất khoáng chứa trong nước và các thứ bệnh như đau lưng, đau khớp, phong thấp, tay chân rỉ mồ hôi mà nguồn suối này có khả năng trị liệu. Tôi từ từ ngâm mình vào nước, vừa lim nhim đôi mắt, vừa lắng tai nghe tiếng nước chảy để gia tăng sự đê mê trong bầu không khí đầy hơi nước, tận hưởng cái cảm giác râm ran của những làn nước nóng tưởng chừng như xuyên qua từng lỗ chân lông, đi vào từng thớ thịt. Bên cạnh cái bể lớn là cái bể nhỏ có cùng một nguồn nước nhưng treo thêm một cái bao rất to, hăng hắc mùi thuốc. Bảng phân tích cho biết cái bao này chứa 10 vị thuốc Bắc như đơn qui, trần bì (vỏ quít), cam thảo, quế, gừng , chuyên trị năm ba thứ bệnh linh tinh khác. Kiểm điểm lại thì tôi thấy không bị mắc thứ bệnh nào, nhưng tiện chân nhảy vào cho mát da mát thịt. Sau khi tắm và ngâm trong suối nóng, tôi được trao cái áo yukata, một loại kimono nhẹ, mặc qua đêm và dùng cơm tối. Tôi súng sính mặc vào, choàng thêm một cái áo ngắn tay, ngắm tới ngắm lui, đi qua đi lại. Oai phong lắm lắm! Chỉ cần có thêm một búi tóc phía sau và cạo đầu chừa một chỏm tóc phía trước, bên hông vắt theo thanh kiếm dài katana là tôi biến thành samurai của thế kỷ 18! Triết lý nhân sinh của người Nhật tập trung ở chữ "hòa" (hòa hợp, hòa bình). Sự giao tế giữa con người hay giữa con người với thiên nhiên xoay quanh chữ "hòa". Ngay trong ẩm thực, tôi cũng cảm thấy cái "hòa" khi ăn một miếng sashimi chấm nước tương với wasabi rồi uống một ngụm nhỏ sake (Hình 3, 4). Cái cay nồng của wasabi xông lên mũi chảy nước mắt dường như được "hòa" dịu bằng cái cay của hơi sake hâm nóng. Thêm cái dư âm lâng lâng, sảng khoái còn phảng phất sau cuộc ngâm mình trong bể nước suối "hòa" lẫn cái ngà ngà của men rượu, "mượn ba chén dập dìu trăng gió" [2]. Hai ba cái "khoái" cùng hòa hợp một lúc tạo ra hiệu ứng cộng hưởng đồng loạt (synergetic) cho ta một cảm giác tuyệt vời, không thể nào dùng lời tả hết… Hình 3: Sashimi cá ngừ (katsuo), một đặc sản Kochi (ảnh của tác giả). Hình 4: Một phục vụ viên của Thành Tây Quán (ảnh của tác giả). Hiroshima: Bom nguyên tử Tôi từ giã người thân và từ đảo Shikoku vượt Đại kiều (cầu lớn) Seto được bắc trên năm hòn đảo nhỏ nối liền hai đảo Shikoku và Honshu đi đến thành phố Hiroshima bằng chuyến tàu siêu tốc Shinkansen. Mới hai ngày trước, bầu trời mùa Thu trong xanh ấm áp bao nhiêu, thì bây giờ ảm đạm lạnh lẽo bấy nhiêu. Tôi nhìn bản đồ tìm về hướng Công viên Hòa bình. Ngọn gió đầu Đông mơn man thổi, những chiếc lá vàng bay lả tả như cánh bướm dọc theo một bờ sông nhỏ trong thành phố. Trong khung trời lãng mạn này, bỗng nhiên xuất hiện quang cảnh hoang tàn của tòa nhà bị bom nguyên tử. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã nổ trên không cao 600 m trên tòa nhà này, để trơ lại cái vòm sắt và những bức tường đổ nát. Sức nóng tỏa ra từ quả bom làm sạm đen bề mặt bức tường tưởng chừng như mới xảy ra, mặc dù đã hơn 60 năm qua (Hình 5). Hình 5: Tòa nhà bom nguyên tử -Di sản Thế giới. Bên kia bờ sông là Công viên Hòa bình với Nhà Bảo tàng Hòa bình lưu trữ hình ảnh, hiện vật và tài liệu về hậu quả của quả bom nguyên tử Hiroshima. Ở giữa công viên, người ta xây một cái vòm tưởng niệm bằng đá hoa cương đơn giản . (Hình 2) . Hình 2: Dòng sông xanh Shimanto Chúng tôi thuê một chiếc thuyền đi dọc theo dòng sông. Dòng sông trong xanh trôi nhè nhẹ qua những cây cầu xi măng bắt ngang vừa đủ cho một chiêc. tốn kém lại không cần thiết, nếu ngập thì chỉ 2, 3 ngày là nước rút đi". Ông bảo vào năm 20 05, một trận lụt khủng khiếp xảy ra, nước dâng cao 20 m chỉ cần thêm 1 m nữa thì tràn qua đê. "Anh. tối và ăn sáng theo phong tục Nhật. An Nam ta có "tứ khoái", nhưng tôi nghĩ Phù Tang hơn ta một "khoái", có đến "ngũ khoái"! Cái khoái thứ năm là thú tắm suối

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Xem thêm: Một Thoáng Phù Tang - 2 docx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN