Mùa Giáng Sinh 2008 TVT Phụ chú 1. Có một sự trùng hợp lịch sử thú vị giữa Việt Nam và Nhật Bản trong cùng một thời kỳ. Ở giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh tại Việt Nam và chúa Trịnh nắm hết quyền bính ở Đàng Ngoài biến vua Lê thành nhân vật biểu tượng, thì tại Nhật Bản chính quyền Mạc Phủ (tên chỉ một thời đại) do một Tướng quân (Shogun) cầm đầu cai trị cả nước Nhật cũng biến Thiên Hoàng Nhật thành bù nhìn. Chính quyền Mạc Phủ đi qua nhiều thời đại được truyền tay qua những Tướng quân lỗi lạc, kéo dài gần 300 năm từ hậu bán thế kỷ 16 đến Minh Trị Duy Tân năm 1867. Đây là thời kỳ hòa bình lâu dài nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nhận thấy chính quyền Mạc Phủ không còn thích hợp với thời đại, phe bảo hoàng của các thế lực quân sự tại Satsuma-han (han: phiên, tương đương tỉnh, bây giờ là tỉnh Kagoshima, nam Kyushu), Choshu-han (tỉnh Yamaguchi, tây Honshu) và Tosa-han (tỉnh Kochi, Shikoku) liên minh làm cách mạng lật đổ chính quyền Mạc Phủ tại Edo (Tokyo), trao trả quyền lực lại cho Thiên Hoàng và mở đầu thời đại Minh Trị Duy Tân (1867). Tiếc rằng, Việt Nam không có một sự kiện tương tự. 2. Thơ Nguyễn Công Trứ. 3. Vào thời phong kiến, người Nhật cũng theo truyền thống "sĩ, nông, công, thương", nhưng "sĩ" của Nhật là giai cấp "võ sĩ" (samurai). 4. Có lẽ Nhật Bản là nước duy nhất trên thế giới có kênh truyền hình giáo dục hoạt động song song với kênh tổng hợp. Ngoài những tiết mục dạy bổ túc cho học sinh trung học, kênh giáo dục còn có những tiết mục nhân văn, xã hội, nghệ thuật, ngoại ngữ đàm thoại cho đại chúng. Hàng tháng NHK xuất bản những tập sách nhỏ giá rẻ để học viên có thể theo dõi chương trình học một cách hiệu quả. Tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản Nguồn gốc Nhật Bản Nước Nhật có từ khi nào? Ở Nhật người ta lấy ngày 11 tháng 2 làm ngày Quốc khánh. Ngày này được lấy dựa trên truyền thuyết, thần thoại ghi trong các văn tự cổ như Kojiki (Cổ sự ký) và Nihon shoki (Nhật Bản thư kỷ). Về mặt học vấn, không ai biết ngày đó có đúng là ngày Quốc khánh hay không.Bởi cho đến thế kỉ thứ 5 Nhật Bản không có tài liệu ghi chép về lịch sử nên chỉ có thể tham khảo các tư liệu của người Trung Quốc. Trong cuốn Hậu Hán thư của Trung Quốc có ghi: Năm 57, quốc vương nước Nô xứ Nhật Bản đến chầu và trong cuốn Nguỵ sử hoà nhân truyền có ghi: Ở nước Yamatai có một nữ vương tên là Himiko thống trị khoảng 30 nước nhỏ. (Yamatai: Tà Mã Đài, Himiko: Ty di hô)Trong cuốn Nhật Bản thư kỷ có ghi rằng Himiko chính là hoàng hậu Thần công nhưng các sử gia hiện đại phủ nhận điều này. Họ cho rằng sau khi nước Yamatai tan vỡ, đến khoảng thế kỷ thứ 7 nước Nhật tồn tại như là một khối độc lập và sau này trở thành nền móng của chính quyền Yamato (Đại Hoà). Nhật Bản được gọi là Nippon hay Nihon từ khi nào? Theo cuốn Nhật Bản thư kỷ và cuốn Cổ sự ký thì ngày xưa nước Nhật được gọi là Phong Hoà Nguyên Thuỵ Tuệ Quốc hoặc Hoà Nguyên Trung Quốc. Tuy nhiên ở Trung Quốc và Hàn Quốc người ta gọi nước Nhật cổ là Hoà. Ở Nhật người ta gọi là Yamato (Đại Hoà).Sau một thời gian đoạn tuyệt quan hệ với Trung Quốc, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7 trong cuốn Cựu Đường thư của Trung Quốc xuất hiện một câu như sau: Nước Nhật Bản là tên khác của Hoà Quốc, gọi là Nhật Bản vì nước đó là nơi mặt trời mọc. Đổi tên thành Nhật Bản bởi người dân nước này không thích tên Hoà Quốc. Và tên Nhật Bản (Nihon, Nippon) được sinh ra từ đấy.Cuốn Nhật Bản thư kỷ được biên tập vào thế kỷ thứ 8 và do đó, cách gọi Hoà Quốc trong các tư liệu trước đó chắc chắn đã được chuyển thành Nhật Bản. Giữa "Nihon" và "Nippon", cách gọi nào đúng? Năm 1934 Đại hội quốc ngữ lâm thời bộ Giáo dục Nhật Bản đề nghị cách gọi Nippon là đúng. Tức là trước đó tồn tại cả hai cách gọi Nihon hoặc Nippon. Tuy nhiên quyết định của đại hội đó không phải là luật cho nên hiện vẫn tồn tại cả hai cách gọi. Trên các con tem đều in Nippon, trên bộ đồng phục của các tuyển thủ quốc gia đi thi đấu quốc tế cũng in Nippon Như vậy, nếu xét về mặt hành chính thì cách gọi Nippon được dùng nhiều hơn. Người Nhật từ đâu đến? Nhiều người nghĩ rằng dân tộc Nhật là thuần chủng 100%, tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây thì người Nhật là kết hợp của một số chủng tộc. Kết luận này dựa trên các đặc điểm về hình thể của người Nhật. Có thể cho rằng người Nhật là kết hợp của người Đông Nam Á (Tộc Jomon), người Tungusic (Tộc Yayoi, qua bán đảo Triều Tiên đến Nhật ) và bộ tộc người Ainu. Người Ainu sống ở Nhật Bản từ khi nào? Cách đây khoảng 1000 năm có một nền văn hoá tên là Satsumon (Sát văn) trải rộng từ quần đảo Sakhalin, Kuril tới Hokkaido và khu vực bắc Honshu. Người ta cho rằng chính người Ainu là chủ thể của nền văn hoá này. Có nghĩa rằng người Ainu sống ở khu vực này trước người Nhật. Người Ainu sinh sống dựa vào tự nhiên với nghề săn bắt, đánh cá, hái lượm. Nhưng đến khoảng thế kỷ 15, thiên nhiên rộng lớn ấy của họ bị Hoà nhân, sau này gọi là người Nhật, xâm lược. Sau những xung đột dữ dội và dai dẳng, đến cuối thế kỷ 18 khu vực Hokkaido của người Ainu đã bị Nhật xâm chiếm hoàn toàn. Sau đó, dưới chính quyền Minh Trị, người Ainu bị đồng hoá với người bản địa. Tuy vậy, văn hoá Ainu, tiếng nói Ainu vẫn được con cháu họ gìn giữ cho đến ngày nay. Tên của người Nhật Bản Cho tới tận thời kỳ Edo (Giang tô: 1600-1868) thì việc mang họ là đặc quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản. Tức là những người dân thường chỉ có tên, ví dụ như là Yakichi hay là Ume mà thôi. Tuy nhiên, vào năm 1875 thì chính quyền Minh Trị ban hành một đạo luật yêu cầu tất cả mọi người đều phải có họ và tên. Một số mượn họ của những chiến binh hay những quý tộc nổi tiếng, một số khác thì dùng tên của các loài cá bởi vì họ là dân chài. Phần lớn họ của người Nhật có gốc gác từ địa danh nơi họ ở. Cũng có một số họ là tên nghề nghiệp. Ví dụ Suzuki và Ono là họ thường gặp của những người có tổ tiên làm những công việc có liên quan đến đền chùa miếu mạo. Hata và Sou là họ của những người đến từ đại lục châu Á và trở thành người Nhật. 10 họ đông nhất ở Nhật xếp theo thứ tự giảm dần là: Sato, Suzuki, Takahashi, Ito, Watanabe, Saito, Tanaka, Kobayashi, Sasaki, và Yamamoto. Có khoảng 2 triệu người Nhật có họ là Sato và 2 triệu người có họ là Suzuki. Quốc ca Nhật Bản Năm 1893 (Minh Trị thứ 26) bài Kimigayo được bộ Giáo dục Nhật Bản công bố trở thành bài phải được hát trong các trường học vào ngày lễ. Thực ra người nhấn mạnh sự cần thiết của quốc ca Nhật Bản là một nhạc trưởng trong quân đội Anh tên là Fenton còn lời bài hát là được lấy từ một bài thơ trong Cổ kim hoà ca tập và Hoà hán lãng vịnh tập. Sau nhiều lần xem xét, năm 1880, giai điệu của một nhã nhạc gia tên là Hayashi Hiromori đã được chọn, sau đó giai điệu này được soạn nhạc bởi một giáo viên âm nhạc người Đức tên là Franz Eckert. Và Kimigayo ra đời. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ 2, bài Kimigayo bị phê phán nhiều bởi đó là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt, cho chế độ Thiên hoàng. Đó là quốc ca của một đất nước quân phiệt hoá bằng chiến tranh Nhật-Thanh, chiến tranh Nhật- Nga, sự kiện Mãn Châu và chiến tranh Thái Bình Dương. Mặc dù có rất nhiều phản đối, ngày 9 tháng 8 năm 1999, Kimigayo trở thành quốc ca chính thức của Nhật và điều này đã được ghi rõ trong hiến pháp. Lời của bài Kimigayo là: ki mi ga - yo - wa chiyo ni ya chi yo ni . của các thế lực quân sự tại Satsuma-han (han: phiên, tương đương tỉnh, bây giờ là tỉnh Kagoshima, nam Kyushu), Choshu-han (tỉnh Yamaguchi, tây Honshu) và Tosa-han (tỉnh Kochi, Shikoku) liên minh. họ gìn giữ cho đến ngày nay. Tên của người Nhật Bản Cho tới tận thời kỳ Edo (Giang tô: 160 0-1 868 ) thì việc mang họ là đặc quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản. Tức là những người dân thường. thì chính quyền Minh Trị ban hành một đạo luật yêu cầu tất cả mọi người đều phải có họ và tên. Một số mượn họ của những chiến binh hay những quý tộc nổi tiếng, một số khác thì dùng tên của các