1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một Thoáng Phù Tang - 4 ppt

6 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 212,19 KB

Nội dung

bashi (cầu Mắt kiếng) lâu đời nhất do một nhà sư Trung Quốc xây vào thế kỷ 17. (ảnh của tác giả Cũng như Hiroshima, Nagasaki đã hoàn toàn khắc phục hậu quả của vết thương nguyên tử và trở thành một thành phố hiện đại. Hiện nay, toàn tỉnh đang tham gia phong trào vận động chính phủ kéo tuyến đường xe lửa siêu tốc Shinkansen đến Nagasaki để tăng tốc nhịp độ kinh tế địa phương. Dù là một tỉnh ở cực Nam nước Nhật (có thể so sánh như Kiên Giang hay Cà Mau của ta), các cô gái Nagasaki cũng thời thượng không kém dân Tokyo. Một người bạn viết email hỏi tôi "Con gái Nagasaki có đẹp không?", không một chút do dự tôi trả lời rằng "Đẹp một cách thần thoại". Các cô gái trang điểm rất nhẹ, không nặng nề loè loẹt. Nhật Bản là nước có nhiều trung tâm giải phẫu thẩm mỹ cao cấp, nhưng phụ nữ Nhật dường như không thích chỉnh sửa bằng dao kéo. Ngược lại quí bà quí cô sẵn sàng trút hầu bao mua các loại mỹ phẩm Shiseido đắt giá để tạo cho những đôi mắt một mí Nhật Bản có một vẻ đẹp đặc thù, hay để làm nổi bật cái sóng mũi dọc dừa, cái cằm trái xoan, bằng sự điều hòa giữa các gam màu mỹ phẩm. Thời trang của các cô cho mùa Thu năm nay là đôi giày ống da cao đến gối, bó lấy đôi chân thon dài nhún nhảy, đi với cái mini-skirt trêu ngươi hay là cái quần short ngắn thật sát để lộ một phần đùi dài ít nhất 20 cm. Mỗi người mỗi kiểu. Các nhà thiết kế thời trang và công ty mỹ phẩm Shiseido quả là có nhiều sáng kiến moi tiền và phụ nữ Nhật cũng đáp ứng nhiệt tình, tiêu xài rộng rãi, đóng góp không ít vào nền kinh tế Nhật qua cái khoản chi tiêu làm đẹp. Ngược dòng lịch sử, trở về quá khứ. Từ thế kỷ thứ 16, Nagasaki trở thành một cảng quốc tế giao thương với người Trung Quốc và các thế lực Âu Tây đương thời như Bồ Đào Nha và Hà Lan. Cũng từ Nagasaki, các đội thương thuyền Nhật Bản vượt trùng dương buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam (Phố Hiến, Hội An), Campuchia, Phillipines, Thái Lan và đến tận Indonesia và Mã Lai. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha sớm mang Kitô giáo đến truyền bá trên đất nước Thái dương Thần nữ và xây nhiều giáo đường trước khi chính quyền Mạc Phủ ra lệnh "tỏa quốc" (sakoku, tức là bế quan tỏa cảng), cấm đạo, trục xuất người Bồ Đào Nha và giết giáo sĩ. Số người Nhật theo Kitô giáo rất ít, nhưng không ở đâu trên nước Nhật dấu ấn của Kitô giáo đậm đà và sâu sắc như tại Nagasaki. Hàng chục giáo đường lớn nhỏ tại Nagasaki và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Các vị nữ tu thường đi lại trên đường phố hay trên các phương tiện giao thông công cộng; một cảnh tượng hiếm thấy trong các thành phố Nhật Bản. Nhiều giáo đường trở thành Quốc Bảo (di sản quốc gia) được chính phủ hay các hội đoàn địa phương trùng tu liên tục (Hình 11). Người Trung Quốc cũng di dân đến Nagasaki từ thời mạt Minh và đến khi nhà Thanh thành lập số người Hoa gia tăng, mang theo tinh thần "phản Thanh phục Minh" chờ dịp lật đổ triều đình Mãn Thanh. Sự ngẫu nhiên lịch sử đã đưa đẩy Nagasaki trở thành giao điểm của hai nền văn hóa Đông và Tây, đi song song và bổ sung nhau, tạo thành một nét đặc thù văn hóa không tìm thấy ở các thành phố khác của Nhật. Hình 10: Một giáo đường tại Nagasaki (ảnh của tác giả). Trong buổi sáng đầu tiên lành lạnh của thành phố cảng này, tôi đi xe điện (tram, streetcar) tìm đến con đường lịch sử, Teramachi-dori (đường xóm Chùa). Gần 10 ngôi chùa cổ với số tuổi 300 - 400 năm được mang danh hiệu Quốc Bảo (di sản quốc gia), tọa lạc trên con đường hẹp và dài 2 km này. Chính quyền Mạc Phủ đương thời cho phép mỗi tông phái Phật giáo xây một ngôi chùa dọc theo con đường tiếp giáp với chân núi Kazarashira. Hai ngôi chùa Trung Quốc, Hưng Phước Tự (Kofukuji) và Sùng Phước Tự (Sofukuji) (Hình 11), ở đầu và cuối con đường có lẽ là hai ngôi chùa cổ nhất của Teramachi. Chùa được di dân người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) trong thời gian đầu lập nghiệp xây dựng với vật liệu mang từ Trung Quốc. Hòa thượng Ẩn Nguyên (Ingen) từ Phước Kiến đến đây truyền bá Thiền Tông (1654), lập ra trường phái thiền Hoàng Bá và trở thành một vị Đại Sư được tôn kính rất mực của Phật giáo Nhật Bản. Hình 11: Chùa cổ Trung Quốc, Hưng Phước Tự (ảnh của tác giả). Nagasaki: Nàng công nương họ Nguyễn Ở giữa con đường xóm Chùa là Đại Âm Tự (Daionji). Ngôi chùa này có ít nhiều liên hệ đến Việt Nam. Phía sau ngôi chùa là một nghĩa trang lâu đời dọc theo triền núi, có hàng ngàn, chục ngàn ngôi mộ chôn hài cốt của giai cấp quí tộc và giai cấp võ sĩ "samurai" vài trăm năm trước [3]. Dựa theo thông tin của một ông bạn tại Nagoya, tôi đến thăm chùa với mục đích tìm ngôi mộ của một vị công nương Việt Nam, con của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên được gả về Nagasaki năm 1619, kết hôn với Araki Sotaro (Hoang Mộc Tông Thái Lang), một thương nhân nổi tiếng đương thời và cũng là nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi samurai. Đại Âm Tự là một trong những ngôi chùa lớn tại Nagasaki. Tiếc rằng, trận hỏa hoạn năm 1959 đã thiêu hủy toàn thể ngôi chùa. Chùa được xây cất lại nhưng không còn vẻ cổ kính như xưa. Tôi đi đến văn phòng chùa hỏi thăm địa điểm ngôi mộ cổ. Bà quản lý tử tế chỉ dẫn và nhanh nhẹn lướt qua một số tài liệu, in ra cho tôi một trang nói về phần mộ của dòng họ Araki. Thì ra, ngôi mộ được chỉ định là "Sử tích của thành phố Nagasaki". Tôi thầm phục cách lưu trữ tài liệu, phân loại và xử lý văn bản lịch sử của người Nhật. Chỉ trong vòng vài phút, một người quản lý bình thường của một ngôi chùa có thể tìm ra tên tuổi người quá cố qua đời vài trăm năm trước giữa hàng chục ngàn cái tên khác. Theo lời chỉ dẫn, tôi leo lên hơn 200 bực đá dọc theo triền núi, quẹo trái quẹo phải, đi qua hàng trăm ngôi mộ cổ được sắp xếp thứ tự theo từng gia tộc, phần lớn đã rêu phong, những chữ khắc vào đá cũng đã phai mờ. Ở mỗi phần mộ tôi nhận thấy có bia đá nhỏ khắc chữ "Thổ thần" giữ mộ. Một tập tục Trung Quốc ảnh hưởng đến phong tục của người Nagasaki. Tôi không thấy những bó hoa tươi, dấu vết hương khói hay sự lui tới thường xuyên của con người, chỉ có những làn gió vi vu thổi qua ngọn đồi làm không gian vốn đã u tịch lại càng đượm thêm một màu thê lương. Có lẽ, vì là mộ cổ con cháu của người quá cố đã ly tán khắp nơi, không còn ai còn nhớ đến quá khứ và trở lại chăm sóc mộ phần. Mộ phần nhà Araki cũng dễ tìm, trước cổng mộ thành phố Nagasaki có dựng một bảng tóm tắt tiểu sử của ông Araki Sotaro và người vợ, một công nương Việt Nam với cái tên Nhật (?) Wakaku (từ Hán Việt: Vương Gia Cữu) (Hình 12, 13). Đứng trước ngôi mộ tôi chấp tay cúi đầu, hy vọng rằng sẽ có hài cốt của một công nương quyền quí nằm trong lòng đất này. Hình 12: Mộ phần dòng họ Araki (ảnh của tác giả). . đi xe điện (tram, streetcar) tìm đến con đường lịch sử, Teramachi-dori (đường xóm Chùa). Gần 10 ngôi chùa cổ với số tuổi 300 - 40 0 năm được mang danh hiệu Quốc Bảo (di sản quốc gia), tọa lạc. kinh tế địa phương. Dù là một tỉnh ở cực Nam nước Nhật (có thể so sánh như Kiên Giang hay Cà Mau của ta), các cô gái Nagasaki cũng thời thượng không kém dân Tokyo. Một người bạn viết email hỏi. bạn viết email hỏi tôi "Con gái Nagasaki có đẹp không?", không một chút do dự tôi trả lời rằng "Đẹp một cách thần thoại". Các cô gái trang điểm rất nhẹ, không nặng nề loè

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

w