1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một Thoáng Phù Tang - 7 doc

6 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

sa za re i shino i wa o to na ri te mu - su - ma - de May the dynasty endure a thousand, yea eight thousand years, until the time when the grains of sand, changed to rocks, are clothed with moss. Kimi nghĩa là quân trong quân thần. Từ kimi hiện nay được dùng với nghĩa: chủ nhân, trưởng gia đình, bạn hữu, người yêu dùng từ kimi để gọi người thân thiết với mình hoặc người dưới tuổi. Tuy nhiên, dưới chế độ quân phiệt ngày xưa thì kimi chính là chỉ Thiên hoàng. Nghĩa đại thể của bài Kimigayo này là Chúc trường tồn, Vạn tuế. Quốc kỳ của Nhật Bản Cũng giống như quốc ca, Hinomaru chính thức trở thành quốc kỳ của Nhật vào ngày 9 tháng 8 năm 1999. Thiết kế hiện nay với một hình tròn đỏ trên nền trắng là có từ năm 1854 khi mạc phủ Togugawa chọn đó làm cờ hiệu cho các thuyền Nhật. Đương thời, làm như vậy là để phân biệt thuyền Nhật với thuyền các nước khác chứ hoàn toàn không nhất thiết là quốc kỳ. Đến thời Minh Trị, năm 1870 thuyền hiệu đó được quy định bởi Thái chính quản (Tương đương quốc hội ngày nay). Dần dần thuyền hiệu này trở thành quốc kỳ lúc nào không hay. Sau chiến tranh, giống như Kimigayo, Hinomaru bị rất nhiều người cự tuyệt vì đó là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt. Quốc hoa của Nhật Bản Pháp luật không quy định rõ quốc hoa. Thông thường hoa cúc hoặc hoa anh đào được xem là quốc hoa của Nhật. Hoa cúc là biểu tượng của hoàng thất còn hoa anh đào thì rất được dân chúng yêu thích. Trong quốc hoa thì có quốc hoa được luật pháp quy định như hoa mai của Trung Quốc, lại có quốc hoa do tự nhiên quy định như hoa huệ tây (lily) và hoa diên vỹ (iris) của Pháp hay hoa hồng và hoa thuỷ tiên của Anh. Quốc điểu của Nhật Bản Pháp luật không quy định rõ quốc điểu. Ở Nhật người ta coi chim trĩ là quốc điểu bởi chim trĩ xanh lục chỉ có ở Nhật, bên cạnh đó chim trĩ lại có mặt trong rất nhiều chuyện dân gian. Có thể nói chim trĩ là một phần của phong thổ nước Nhật. Nattou: Một trong những món ăn "quốc hồn quốc tuý" của Nhật Bản Khi nói về món ăn Việt Nam thì người ta nghĩ ngay đến Phở. Còn khi nói về món ăn Nhật Bản thì nhiều người hình dung đó là Sushi hoặc Sukiyaki. Nhưng thực sự những món ăn này xét về mặt lịch sử thì không thể nói đó là đại biểu của hai nước. Món Phở chỉ ra đời trong khoảng trăm năm trở lại đây. Và theo ý tôi thì món ăn “quốc hồn quốc túy” của nước Việt chính là hai món xuất phát từ nhà chùa : chao và tương làm từ đậu nành. Có thể nói đây là hai món ăn chính đã đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay,dĩ nhiên là ngày nay thì những người trẻ tuổi ít có cơ hội thấy hay thưởng thức chúng. Cũng vậy, Sukiyaki chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở Nhật vào thời Minh Trị khi người ta bắt chước người Tây Phương ăn thịt bò. Một trong những linh hồn của món ăn Nhật có từ hàng trăm,nếu không nói là hàng ngàn năm nay và mang nhiều tính bình dân,đó chính là Nattou. Theo tôi thì một trong những cái thú nhất của cuộc nhân sinh chính là buổi sáng được ngồi bên bàn ăn với một chén cơn trắng nóng hổi trộn với Nattou và Shoyu, bên cạnh là một chén canh Miso. Ăn Nattou là bạn ăn luôn cả biết bao nhiêu cái tinh túy trong trời đất,ăn Nattou dường như con người trở nên hài hòa với vũ trụ hơn,khỏe mạnh hơn,tâm hồn trong sáng hơn. Những trải nghiệm này để bạn tự cảm nhận… Nattou là một món ăn truyền thống của dân tộc Nhật làm từ đậu nành lên men và thường được dùng trong buổi ăn sáng. Đây là một nguồn cung cấp đạm dồi dào cùng với súp Miso làm từ đậu nành từ thời phong kiến ở Nhật. Nattou có một mùi vị và vẻ ngoài rất đặc trưng và khá phổ biến ở miền Đông nước Nhật. Những người lần đầu mới mở hộp Nattou ra sẽ có những phản ứng rất khác nhau vì cái mùi nồng của nó, có thể sánh với phó mát hạng nặng ở Châu Âu hay nước mắm, mắm tôm của Việt Nam. Nattou rất nhớt, ẩm và trên bề mặt phủ những sợt tơ như tơ nhện. Nattou khá nặng mùi do đó người ngoại quốc lần đầu tiên ăn Nattou hoặc sẽ thích nó luôn hoặc là ghét nó. Tôi đã chứng kiến cảnh người Việt Nam vào quán ăn gọi món Nattou (nghe tên lạ quá ^^) ra và không thể ăn được. Nattou thường được dùng trong bữa ăn sáng với cơm và một số thành phần khác như một chút hành ngò, một chút mù tạt, củ cải trắng (daikon) xay thành bột, trứng và tất nhiên không thể thiếu nước tương Shoyu. Theo tôi thì bạn có thể ăn cơm với Nattou mà không cần đến hành hay mù tạt, nhưng có một thứ luôn cần là Shoyu. Chỉ khi được trộn với shoyu thì mùi đậu nành lên men mới trở nên ngậy hơn và ngon hơn. Ở miền Bắc nước Nhật thì người ta còn trộn Nattou với đường. Có thể nói 20% dân số Việt Nam ghét ăn món chao làm từ đậu hũ lên men. Và cũng chừng ấy người ở Nhật ghét món Nattou vì nó nhớt và cái mùi đặc trưng của nó. Rất khó ăn. Nhưng ai đã ăn được thì không thể bỏ nó được. Đặc biệt những người miền Tây như dân Osaka, Kobe thì không ưa Nattou trong khi người miền Đông như Tokyo và miền Bắc Hokkaido thì rất chuộng Nattou. Ở Nhật Nattou cũng được dùng chung với những món khác như Nattou sushi, Nattou nướng, cho vào trong súp miso, ăn chung với sà lách hay trong món bánh xèo Okonomiyaki và cả món spaghetti nữa. Nattou được làm khô thì ít nhớt hơn và mùi cũng nhẹ hẳn đi và có thể dùng như một món tráng miệng giàu dinh dưỡng. Ngoài ra cũng có món nattou làm kem nữa. Sự cảm nhận của nhiều người về Nattou rất khác nhau, có người thấy nó rất mạnh mùi và chỉ dùng một ít để làm dậy mùi thức ăn và ăn chung với mì, cơm. Có người lại thấy nó nhạc nhẽo và chẳng có gì đặc biệt. Có người thì ghét nó đến nỗi ghét luôn cả người ăn nó!! . sa za re i shino i wa o to na ri te mu - su - ma - de May the dynasty endure a thousand, yea eight thousand years, until the time when. không thể ăn được. Nattou thường được dùng trong bữa ăn sáng với cơm và một số thành phần khác như một chút hành ngò, một chút mù tạt, củ cải trắng (daikon) xay thành bột, trứng và tất nhiên. Phương ăn thịt bò. Một trong những linh hồn của món ăn Nhật có từ hàng trăm,nếu không nói là hàng ngàn năm nay và mang nhiều tính bình dân,đó chính là Nattou. Theo tôi thì một trong những

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Xem thêm: Một Thoáng Phù Tang - 7 doc

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN