1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một Thoáng Phù Tang - 8 pot

6 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Về điểm này thì Nattou cũng tương đồng với món phó mát xanh ở Pháp, món Haggis ở Tô Cách Lan, món Lutefisk ở Na Uy và Marmite ở Anh. Những thức ăn lên men luôn gây nhiều phản ứng khác nhau ở nhiều người. Mỗi năm ở Nhật người ta tiêu thụ khoảng 50.000 tấn Nattou. Để làm Nattou người ta chọn hạt đậu nành nhỏ để quá trình lên men dễ dàng hơn. Nattou là cách đọc Nhật của hai chữ Hán, nếu đọc theo âm Hán Việt thì là “Nạp đậu” , nghĩa là đậu cúng dường, đậu dâng người trên. Và cái tên Nattou có lẽ có nguồn gốc từ đền chùa. Từ Nattou lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu Honcho Shokkan (1695) và nó là biến âm của chữ “Nassho”. Nassho là từ chỉ nhà bếp của các Thiền Viện tại Nhật. Rồi sau đó Nattou được dùng để phân biệt hai loại khác nhau là Hama Nattou (chúng ta gọi là bánh đậu nành) và itohiki nattou (nattou có sợi) . Từ Itohiki Nattou có lẽ xuất hiện vào giữa thế kỷ 13 và 16. Nattou là một trong số ít sản phẩm làm từ đậu nành mà được gọi tên như đúng tên trong quốc tịch của nó mà không được “dịch” trong các ngôn ngữ Châu Âu. Có lẽ vì ở trời Âu không hề có một thứ tương đồng để “dịch” .Từ này lần đầu xuất hiện trong tài liệu tiếng Đức vào năm 1894 và tiếng Anh năm 1897. Cả hai đều được nhà nghiên cứu Nhật Bản Yabe viết và được sửu dụng như danh từ đơn. Tuy không ai biết đích xác Nattou xuất hiện khi nào nhưng có năm thuyết chính. Thuyết được nhiều người tin nhất là vào thời Heian, tướng Hachiman Taro Yoshiie còn gọi là Minamoto Yoshiie trong cuộc chiến Gosannen năm 1083 như kể trên. Thuyết thứ hai nói Nattou có gốc từ món Tan-shih làm từ đậu nành ở Trung Hoa 2000 năm trước rồi được truyền sang Nhật do một vị tu sĩ Phật Giáo mù và phát triển thành Nattou. Thuyết thứ ba nói rằng Nattou xuất hiện thời Yayoi ( khoảng năm 300 trước CN ~ 200 sau CN) , thời có nhiều thay đổi trong nông nghiệp và những thành phần để làm Nattou đều có sẵn trong tự nhiên. Trong những căn nhà Tateana thời yayoi thì thức ăn được nấu chín trên cái lò kamado ngay giữa nhà, và ngày xưa thì ở đâu cũng thấy rơm rạ. Người Nhật dùng nó để lợp nhà, đan thảm tatami, làm những linh cụ trong đền thờ, … Và có lẽ một cọng rơm đã rơi vào nồi đậu nành nấu chín mà chưa kịp đậu nắp hay một hạt đậu đã rơi xuống tấm thảm rơm và hôm sau thì Nattou được hình thành. Nhà nghiên cứu lịch sử Nattou Ota Teruo thì tin rằng khi người ta dâng đậu nấu lên thần linh trong ngôi đền Shinto thì ngẫu nhiên một cọng rơm trong sợi dây shimenawa (sợi dây bện bằng rơm biểu hiện sự ngăn cách giữa thế giới trần tục và thần linh) đã rơi vào chén đậu. Do đó món ăn này mới có tên là “nạp đậu”. Thuyết thứ tư nói nguồn gốc của Nattou là món Hikiwari, đậu chẻ đôi ở những tỉnh miền bắc như Akita, Aomori. Ngày xưa người ta thường chẻ đậu làm đôi để tiết kiệm thời gian nấu và nhiên liệu. Thuyết thứ năm có liên quan đến Thái Tử Shotoku (mà nhiều người VN biết dưới cái tên Thánh Đức), một nhà quý tộc hiền triết có cống hiến rất lớn trong việc đem Phật Giáo vào Nhật và là danh nhân văn hóa nước Nhật. Một hôm trên đường qua thung lũng Omi, Thái Tử nghĩ lại ngôi làng Warado, một vùng nổi tiếng về đậu nành. Thái Tử cho ngựa ăn bằng món đậu nấu dở, gói trong rơm và treo lên cành cây. Hôm sau thì đậu trở thành Nattou và ngài rất thích mùi vị của nó. Và từ đó dân làng sản xuất nhiều Nattou và đổi tên làng thành Warazuto Mura (làng gói rơm) . Nhưng Ota Teruo cũng đề ra giả thuyết Thái Tử đã học cách làm đậu lên men từ một người bạn thân, Keiji, một nhà sư Phật Giáo người Triều Tiên. Tuy khác nhau nhưng tất cả các thuyết về Nattou đều chung một điểm là : nó xuất hiện ở vùng Đông Bắc nước Nhật Tiền Tệ Nhật Bản Hiện đại Kinh tế Nhật Bản phát triển, thì tất nhiên đồng "Yen" mạnh. "Yen" là âm đọc chữ Hán riêng của Nhật tương đương chữ "viên", trong tiếng Anh, chữ "Yen" này không có số nhiều như "dollars". Khi thất trận thế Chiến Thứ II năm 1945, tổng sản lượng quốc dân (GNP) của Nhật Bản chỉ bằng 1% Hoa Kỳ mà năm 1996 bằng khoảng 70%. Giữa năm 1995, khi hối suất 1 Mỹ Kim = 80 Yen thì GNP của Nhật Bản còn vượt qua cả Hoa Kỳ. Xin giới thiệu vài nét về tiền tệ Nhật Bản đang dùng. Nhật Bản dùng hai loại tiền mặt là tiền giấy và tiền cắc. Tiền giấy trị giá lớn nhất là 10.000 Yen rồi 5.000 Yen, 1.000 Yen và 500 Yen (nay tờ 500 Yen ít thấy), khuôn khổ cũng theo trị giá mà lớn nhỏ khác nhau chứ không cùng cỡ như Mỹ Kim. Tiền cắc bằng hợp kim trông như bạc thì có 500 Yen, 100 Yen, 50 Yen (có đục lỗ ở giữa) ; hợp kim đồng thì có 10 Yen, 5 Yen (có đục lỗ ở giữa) ; căn bản là 1 Yen thì bằng nhôm (nhẹ và sơ sài chứ không đẹp như đồng 1 cent của Hoa Kỳ. Tiền Nhật nói chung chế tạo rất công phu, khó làm giả, tiền lưu hành được thay đổi luôn nên đa số ở trong tình trạng tốt. Tiền tệ thế giới thường in hình các vua chúa, lãnh tụ hay nhân vật lịch sử. Tờ 10.000 Yen cũ khổ lớn độ 10 năm trước đây thì dùnh hình của Shotoku Taishi (Thánh Đức Thái Tử), con Thiên Hoàng Yomei (Dụng Minh) là người có công lớn trong việc triều chính. Nhưng tiền tệ Nhật Bản hiện nay dùng hình của các nhà văn hóa, giáo dục có công trong cuộc canh tân đất nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Sau đây xin giới thiệu các loại tiền giấy và các nhân vật được in hình. NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 10.000 YEN Fukuzawa Yukichi (1834-1901) Cha là Momosuke mất khi ông mới 3 tuổi. Năm 14, 15 tuổi bắt đầu học sách Hán. Năm 1855 nhận được tài liệu hướng dẫn về học tiếng Hòa Lan (Holland) ở Nagasaki, năm sau vào học trường của học giả bác sĩ Hòa Lan Học tên Ogata Koan ở Osaka, là học sinh giỏi nhất trường. Năm 1858, dạy môn Lan Học ở Edo (Giang Hộ, nay là Đông Kinh), trường này sau thành Keio Gijuku. Tự học Anh Văn. Năm 1860, làm thông dịch cho Makufu (Mạc Phủ, triều đình thời bấy giờ). Năm 1862, được Makufu cử tham dự trong . Năm 185 8, dạy môn Lan Học ở Edo (Giang Hộ, nay là Đông Kinh), trường này sau thành Keio Gijuku. Tự học Anh Văn. Năm 186 0, làm thông dịch cho Makufu (Mạc Phủ, triều đình thời bấy giờ). Năm 186 2,. đã học cách làm đậu lên men từ một người bạn thân, Keiji, một nhà sư Phật Giáo người Triều Tiên. Tuy khác nhau nhưng tất cả các thuyết về Nattou đều chung một điểm là : nó xuất hiện ở vùng. TRÊN TIỀN GIẤY 10.000 YEN Fukuzawa Yukichi ( 183 4-1 901) Cha là Momosuke mất khi ông mới 3 tuổi. Năm 14, 15 tuổi bắt đầu học sách Hán. Năm 185 5 nhận được tài liệu hướng dẫn về học tiếng Hòa

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Xem thêm: Một Thoáng Phù Tang - 8 pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN