1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ - 2 docx

5 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 145,09 KB

Nội dung

Sử dụng thực phẩm đóng hộp sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian. Thế nhưng, loại thức ăn này có tốt cho sức khoẻ của con bạn? Đọc kỹ những thông tin dưới đây rồi hãy quyết định, bạn nhé! Đóng hộp thực phẩm là phương pháp bảo quản thức ăn bằng cách đun nóng chúng đến nhiệt độ thích hợp để diệt những vi khuẩn gây hư hỏng. Sau đó, người ta “dán” hộp kín lại, ngăn cách thực phẩm tiếp xúc với không khí bên ngoài. Sự ra đời của thực phẩm đóng hộp Từ thời cách mạng Pháp, chính quyền Napoleon đã treo giải thưởng 12.000 franc cho ai nghĩ ra cách bảo quản một lượng lớn thực phẩm cho quân đội. Năm 1809, Nicolas Francois Appert, một người Pháp, đã nghĩ ra cách lưu trữ thực phẩm trong bình thủy tinh chân không. Tuy nhiên, chất liệu này không tiện cho việc vận chuyển nên kim loại thiếc được thay thế. Một năm sau, Peter Durand giới thiệu cải tiến phát minh tại Anh, nhưng công đoạn đóng hộp vẫn mất nhiều thời gian. Mãi đến giữa thế kỷ XIX, dây chuyền đóng hộp mới được nâng cấp và người ta đã thay thế công đoạn hàn chì dễ gây ngộ độc cho người sử dụng bằng một phương pháp khác an toàn hơn. Năm 1812, Thomas Kensett mở nhà máy đóng hộp đầu tiên tại New York, Mỹ và vỏ đồ hộp lúc đó là sắt. Trải qua nhiều biến đổi thăng trầm, đến nay, trong ngành chế biến đồ hộp, thép mạ là chất liệu phổ biến được các nhà sản xuất tin dùng. Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của con người ngày càng lớn. Mỗi năm, lượng đồ hộp xuất hiện trên thị trường lên đến 200 tỉ hộp. Đồ hộp có tốt cho bé? Không ai phủ nhận ưu điểm của đồ hộp là giúp tiết kiệm thời gian. Thế nhưng, thực phẩm này chưa hẳn đã tốt, đặc biệt là với trẻ em. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, bé từ 1 đến 6 tuổi không nên dùng thực phẩm đóng hộp. Đây là một trong những thủ phạm gây ra bệnh béo phì ở trẻ nếu sử dụng chúng trong thời gian dài. Mặt khác, khi chế biến đồ hộp, lượng vitamin, chất bổ dưỡng, năng lượng… có trong rau quả, thịt, cá sẽ bị giảm so với thực phẩm tươi. Thực tế, trong thành phần của các loại nước hoa quả đóng hộp được giới thiệu là nước ép với hương vị trái cây thiên nhiên… chỉ có nước, đường và hương liệu. Chúng không có giá trị về mặt dinh dưỡng. Hầu hết trong các loại thực phẩm này đều có dư lượng hoá chất trừ sâu, lượng kim loại nặng trong độ an toàn cho phép hay giới hạn nhiễm vi khuẩn, độc tố vi nấm… Ngoài ra, hoá chất bảo quản cũng thường có mặt trong thực phẩm đóng hộp. Có đến 8 loại màu tổng hợp hữu cơ được dùng trong chế biến thực phẩm (vàng, xanh, đỏ…). Trong khi đó, các nhà sản xuất ít sử dụng những loại màu có trong tự nhiên như gấc, nghệ… vì chi phí cao. Các loại phẩm màu trên ít hay nhiều cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá và sự phát triển của trẻ. Trong độ tuổi này, con bạn phát triển rất nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, cần có sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ, lạm dụng nhiều thực phẩm đóng hộp có thể làm bé bị suy dinh dưỡng. Chưa kể, nếu phụ huynh mua nhầm đồ hộp kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Gặp trường hợp bất khả kháng như mẹ phải đi công tác xa, việc cho bé dùng thực phẩm đóng hộp là không thể tránh khỏi. Trước khi cho bé sử dụng, bạn nên hấp nóng các hộp thịt, cá. Tránh cho trẻ dùng trực tiếp rau, ngũ cốc đóng hộp mà phải qua chế biến. Giúp bé tự vệ khi bị bạn bắt nạt Cần giúp con tránh xa những trò bạo lực này Một lần đến đón con sớm hơn thường lệ, chị Ngọc đã chứng kiến cảnh con bị đám bạn bắt nạt, đánh cho bươu đầu mẻ trán. Lúc này, cu Tin mới dám nói cho mẹ biết gần một tháng nay, hầu như ngày nào nó cũng bị khủng bố, cả về thể xác lẫn tinh thần. Chiều nay chị Ngọc đến đón con sớm hơn thường lệ nhưng chẳng thấy cu Tin đâu cả. Mọi ngày, thằng bé vẫn đứng ở chỗ này đợi chị. Xa xa chỗ chị dừng xe, một nhóm học trò đang quây thành vòng tròn hò hét hăng hái lắm. Chị Ngọc cũng không chú ý lắm đến bọn trẻ cho tới khi chúng tản ra và chị thấy… cu Tin nhà mình đang ngồi bệt dưới đất. Vội vã chạy lại, chị thấy con mình ôm hai đầu gối rớm máu, mặt mũi tái nhợt. Chị hỏi gặng một hồi, cu cậu mới nói: “Bạn Hùng bắt con mỗi ngày đóng 1.000 đồng để bạn ấy chơi điện tử”. Truy hỏi thêm, chị được biết gần một tháng nay, hầu như ngày nào thằng bé cũng bị khủng bố. Giờ thì chị đã biết thủ phạm của những vết bầm, vết thâm tím đầy trên cơ thể mà cu cậu cứ chối quanh co là bị ngã do chơi với bạn. Vừa quẹt nước mắt, cu Tin vừa kể: “Bạn Hùng còn thường xuyên bắt nạt các bạn trong lớp. Hôm trước, nó hất nguyên lọ mực vào người bạn Bo chỉ vì Bo không cho mượn đồ chơi mới”. Không chỉ ở trường mà cu Tin còn bị bạn bè trong xóm bắt nạt. Hôm qua, cậu bé về nhà trong tình trạng vết kem đầy tay chân, thấm loang lổ cả chiếc áo mới mặc. Đến giờ Tin mới thổ lộ, đó là kết quả của việc cậu không chịu nhường que kem hấp dẫn của mình cho một bạn trong xóm, chứ không phải do “vô ý để vấy kem lên người” như Tin mếu máo giải trình hôm trước. Ở trường, nhiều trẻ bị rơi vào tình cảnh của cậu bé Nobita trong tranh truyện Nhật Bản Đôrêmon, luôn chị cậu bạn to lớn Chaien bắt nạt. Đây là một “vấn nạn” kinh niên, chẳng cách nào chấm dứt được. Nhiều người xem đó chỉ là trò trẻ con, không đáng quan tâm. Tuy nhiên, nếu không dạy bé biết cách phản ứng, các nạn nhân của “Chaien” có thể đâm ra chán học, sống khép kín và sau này sẽ khó hoà nhập xã hội. Khi bị bắt nạt, hầu hết trẻ chọn giải pháp mách với người lớn, vài trường hợp lại giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, một số khác có phân giải phải trái với kẻ gây sự hoặc là đánh lại. Đâu là giải pháp toàn diện nhất? Thật khó để lựa chọn, nhưng có một điều chắc chắn: phớt lờ như chưa có chuyện gì xảy ra không phải là cách giải quyết tốt nhất. Theo các chuyên viên tư vấn tâm lý, tùy tâm sinh lý lứa tuổi và giới tính của con, các bậc phụ huynh cần áp dụng những phương pháp giáo dục thích hợp. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là dạy các bé tránh xa những trò bạo hành (về thân thể lẫn tinh thần). Khi bị bạn trêu chọc, cách phản ứng hiệu quả nhất là giữ im lặng và báo cáo với thầy cô hoặc bố mẹ để xử lý. Đừng tranh cãi đôi co để dẫn đến những phản ứng mạnh như đánh nhau. Với trường hợp bạo hành về thân thể, bạn không nên cổ vũ con trẻ phản ứng lại theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Giải pháp này hoàn toàn không ổn. Khi đánh nhau, ít nhất một trong hai bé sẽ bị “u đầu mẻ trán”. Nếu đánh nhau ở trường, trẻ sẽ vi phạm nội quy. Vì thế, dù tự vệ, các bé cũng không được thầy cô châm chước giảm tội. Thay vào đó, bạn hãy hướng dẫn trẻ tìm kiếm sự trợ giúp từ người lớn tuổi như bố mẹ, thầy cô hoặc từ sự ủng hộ của số đông bạn bè. Ngăn chặn nạn “đầu gấu” từ xa Biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tránh xa nạn bắt nạt là phòng ngừa từ sớm. Đừng để đến khi con bị bạo hành bố mẹ mới tìm cách giải quyết. Nếu con bạn luôn là đối tượng của các trò gấu ó, chứng tỏ bé rất nhút nhát. Hãy nhanh chóng giúp bé trở nên tự tin, hoà đồng hơn ở trường. . ngăn cách thực phẩm tiếp xúc với không khí bên ngoài. Sự ra đời của thực phẩm đóng hộp Từ thời cách mạng Pháp, chính quyền Napoleon đã treo giải thưởng 12. 000 franc cho ai nghĩ ra cách. không phải là cách giải quyết tốt nhất. Theo các chuyên viên tư vấn tâm lý, tùy tâm sinh lý lứa tuổi và giới tính của con, các bậc phụ huynh cần áp dụng những phương pháp giáo dục thích hợp chất liệu phổ biến được các nhà sản xuất tin dùng. Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của con người ngày càng lớn. Mỗi năm, lượng đồ hộp xuất hiện trên thị trường lên đến 20 0 tỉ hộp. Đồ hộp

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w