ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -9 doc

5 264 0
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -9 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngay khi trẻ hơn một tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước cam vì trong đó có chứa sinh tố C, rất cần thếit cho sự phát triển của cơ thể trẻ. Với những trẻ bú bình, việc uống thêm nước cam giúp dễ tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón. - Bạn nên cho trẻ uống nước cam tươi cách xa khoảng thời gian uống sữa để trẻ không cảm thấy no. Phần nhiều trẻ đều thích nước cam, nhưng nếu trẻ ói mửa khi uống cần ngưng ngay, chờ ít ngày sau bắt đầu cho uống thử trở lại vì có trường hợp trẻ không chịu uống buổi đầu nhưng sau vài lần uống lại cảm thấy thích thú. - Trước khi vắt cam, hãy rửa sạch vỏ, khử trùng dao, bình sữa và núm vú. Nước cam vắt xong phải lược lại để tránh xác cam còn xót lại gây bịt lỗ núm vú. Nước cam sau khi vắt phải uống ngay, nếu để lâu trong không khí sinh tố C có trong nước sẽ bị huỷ hoại và làm mất dưỡng chất. - Nếu cam ngọt vừa, bạn có thể pha một nửa nước chín để nguội chung với một nửa quả cam, nếu quá chua có thể pha thêm chút đường. Khi trẻ đã quen, hãy pha hai lần nước cam với mọt phần nước chín, dần dần cho uống cả nước cam nguyên chất. - Nên cho trẻ uống từ từ, ngày đầu chỉ 1/2 muỗng cà phê, ngày thứ hai khoảng 1 muỗng, sau đó tăng dần lên đến mức nửa quả cam, tức 50 g nước cam /ngày. Tuổi bé biết ăn Nên cho bé ăn giặm vào mấy tháng tuổi luôn là chủ đề của những cuộc tranh luận nóng bỏng giữa bạn bè hoặc giữa các thành viên của gia đình. Bác sĩ Loraine Stern - giáo sư nhi khoa tại trường đại học danh tiếng UCLA của Mỹ có giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất trong việc cho trẻ ăn giặm. Hy vọng là những lời khuyên thiết thực của ông sẽ biến bữa ăn của bé thành niềm vui cho cả gia đình. Cho trẻ ăn giặm tuổi nào? Hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên chỉ nên bắt đầu cho các trẻ khoẻ mạnh và phát triển bình thường ăn giặm lúc 6 tháng tuổi. Thông thường, trước độ tuổi 4 - 6 tháng, trẻ còn chưa được chuẩn bị đầy đủ để tiếp nhận việc đưa thức ăn nghiền nhừ vào miệng và đẩy chúng tới phần sau miệng. Một lý do nữa giải thích tại sao phải đợi tới 6 tháng mới cho bé ăn giặm, đó là ăn giặm sớm liên quan tới chứng béo phì. Về mặt lý thuyết, thực phẩm duy nhất mà trẻ cần trong 6 tháng đầu đời là sữa mẹ hoặc sữa bột. Các cháu bé được theo dõi từ khi mới sinh tới 4 - 5 tuổi. Kết quả cho thấy, những cháu được ăn giặm sớm có nguy cơ cao hơn trong việc hình thành kháng thể chống tế bào sản xuất insulin của tuyến tuỵ, và do đó dễ bị bệnh tiểu đường týp 1 hơn. Tập cho bé ăn giặm Tại thời điểm 6 - 9 tháng, nguồn dự trữ sắt có từ khi sinh của trẻ sẽ bị cạn kiệt và do đó cần được bổ sung. Thực phẩm đầu tiên có thể cho trẻ dùng là bột ngũ cốc bổ sung sắt. Sau 6 tháng, trẻ cần được cung cấp các thực phẩm đa dạng hơn. Nếu bé đã sẵn sàng, bạn cần tập cho bé ăn giặm vào thời điểm rỗi rãi của ngày. Lúc đầu, hãy cho bé tập ăn 1 lần mỗi ngày. Không nên làm điều này vào buổi sáng, khi các thành viên khác trong gia đình đang bận rộn chuẩn bị đi làm. Bạn có thể cho bé ăn đặc vào trước giờ nghỉ trưa chẳng hạn, nhớ là cần làm từ tốn và đừng sốt ruột. Hãy tập cho bé ăn 1 thìa, rồi tăng dần lên thành 4-5 thìa. Việc tập cho trẻ ăn giặm phải được thực hiện một cách từ từ, không nên cho bé tập ăn cùng lúc nhiều thực phẩm mới. Ví dụ, sau khi tập ăn được khoảng 4 thìa bột, bạn hãy bắt đầu cho bé ăn quả hoặc rau. Tốt nhất là nên dùng rau trước, vì quả thường ngọt và do đó trẻ có thể khó chấp nhận rau hơn nếu đã biết mùi vị của quả. Đôi khi bé thực sự rất ghét những thực phẩm như cà rốt hay đậu, kể cả khi bạn đã thử 4-5 lần. Nếu đúng như vậy thì không nên ép bé ăn, hãy dùng thực phẩm khác để thay thế. Nếu bé yêu của bạn chưa biết đến những món đó thì cuộc đời vẫn tươi đẹp. Dạy con bằng mệnh lệnh Cá tính và nhân cách của con bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những câu mệnh lệnh rất bình thường mà bạn vô tình đã nói với con. Đừng vì những câu mắng vô tình của bạn mà làm mất đi tuổi thơ của con "Đừng có trẻ con!" hoặc "Đã đến lúc phải tỏ ra người lớn rồi đấy!", "Con không còn bé nữa đâu!" Kiểu mệnh lệnh này khiến những đứa trẻ, đặc biệt nếu chúng là anh chị cả trong gia đình, hiểu rằng "trẻ con" luôn bi coi là tồi tệ, đáng hổ thẹn, còn "người lớn" mới tốt, đáng khen. Một khi đã cố tỏ ra "người lớn", trẻ khó mà tìm thấy tiếng nói chung với bạn bè cùng trang lứa. Chúng sẽ hay "dạy dỗ" bạn bè hơn là chia sẻ sở thích. Mấy "cụ non" này khi lớn lên cũng rất biết kìm nén những khao khát "trẻ con" của mình là chính những khao khát ấy lại là nền tảng cho sự sáng tạo, tính tự chủ ở bất cứ lứa tuổi nào. "Đừng có nghĩ ngợi gì hết!", "Đừng có trứng khôn hơn vịt!", "Cấm có thắc mắc, cứ làm như tao bảo đi!" Những lệnh áp đặt như thế, hay thậm chí những lời khuyên: "Đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa, quên béng nó đi!" mà ta nói ra với mong muốn tránh gây tổn thương cho con cũng không phải là tốt. Bạn đã vô tình cướp đi của trẻ khả năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Chúng sẽ bối rối khi phải giải quyết vấn đề nào đó một mình, sẽ thiếu tự tin và dễ hành động bộp chộp lúc lớn lên. "Mày chết quách đi." "Giá như tao không phải nhìn thấy cái mặt mày!", "Mày là cái nợ ở nhà này!", "Tao không cần một đứa con như mày!" Kiểu chỉ thị tàn nhẫn nhất này tất nhiên chẳng bậc cha mẹ nào muốn nó xảy ra cả, nhưng khi tức giận họ sẵn sàng tuôn ra chẳng suy nghĩ gì. Những lời nói rất vô tình như thế, và cả những cuộc trò chuyện của các bà mẹ với chủ đề "Con đã đem lại cho mẹ bao nhiêu vất vả", "Mẹ đã hy sinh hết cho con, vậy mà con nỡ làm mẹ buồn lòng" đều làm tổn thương trẻ. Đứa trẻ sẽ hiểu những lời buột miệng hay ca cẩm đó theo nghĩa nó là nguồn gốc, căn nguyên của mọi đau khổ cho gia đình và "tốt nhất là đừng có mình trên đời." Suy nghĩ này có thể dẫn một đứa trẻ ở tuổi niên thiếu đến việc tự hủy hoại bản thân mình, phổ biến nhất là sa vào rượu chè, ma túy hoặc những trò nguy hiểm có khi từ những câu nguyền rủa đó mà trẻ cố tình chuốc lấy sự trừng phạt nào đấy vì khi làm vỡ cửa kính có khi nó còn cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều so với cảm giác tội lỗi triền miên không rõ nguyên nhân mà cha mẹ gán cho. Với ý nghĩ "sự hiện diện của mình là vô ích" trẻ còn cố gắng chứng minh rằng "tôi là một cái gì đấy", "tôi có thể được yêu quý" để rồi dễ có những hành vi thiếu suy nghĩ. Nên nhớ trẻ chỉ quan tâm đến sự an toàn của chính bản thân khi những người thân coi sự hiện diện của nó như một nguồn vui. Và trong nguồn vui đó không thể có những lời chì chiết. "Đừng có cảm xúc gì hết!" là chỉ thị thường được thể hiện qua các câu kiểu như: "Con chó này có cắn đâu mà con sợ!" hay "Là con cái, không được giận dỗi với bố mẹ!" Trẻ vô tình bị ngăn cản cả những cảm xúc quan trọng của một người bình thường như sợ hãi, tức giận. Tuy nhiên, những cảm xúc ấy không biến mất một cách đơn giản mà sẽ ngự trị trong đầu đứa trẻ dưới hình thức khác "hợp lý" hơn để không bị ngăn cấm.Thay vì giận bố mẹ, trẻ sẽ ném nỗi bực tức đó vào thằng em hoặc đứa nhỏ hàng xóm ít tuổi hơn chẳng hạn. Còn nỗi sợ chó thì "biến thể" sang nỗi sợ "âm thầm" như sợ bóng tối. Thực ra, chính những cảm xúc mà trẻ trải nghiệm một cách trọn vẹn, không bị cấm đoán sẽ đem lại cho chúng khả năng xử sự, phản ứng thích hợp với các tình huống tương tự để sau này nó không vì nén giận với sếp ở cơ quan mà về nhà đổ cơn rức lên đầu vợ con. Tất cả những gì bạn nói với trẻ hôm nay, ngày mai nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con bạn. Hơn nữa, chúng ta vẫn có thể dạy con mà không cần đến những "chỉ thị" như trên. . đã nói với con. Đừng vì những câu mắng vô tình của bạn mà làm mất đi tuổi thơ của con "Đừng có trẻ con! " hoặc "Đã đến lúc phải tỏ ra người lớn rồi đấy!", " ;Con không. chuyện của các bà mẹ với chủ đề " ;Con đã đem lại cho mẹ bao nhiêu vất vả", "Mẹ đã hy sinh hết cho con, vậy mà con nỡ làm mẹ buồn lòng" đều làm tổn thương trẻ. Đứa trẻ sẽ. hiện qua các câu kiểu như: " ;Con chó này có cắn đâu mà con sợ!" hay "Là con cái, không được giận dỗi với bố mẹ!" Trẻ vô tình bị ngăn cản cả những cảm xúc quan trọng của một

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan