1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ông Ích Khiêm 1 potx

6 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 176,23 KB

Nội dung

Qua bài này, ta thấy thí sinh phải là người có lòng yêu dân thương nước cao, có chí ngang tàng, có lòng cương trực thì mới viết được như thế.[2][3] Đỗ cử nhân, ông được bổ làm Tri huyệ

Trang 1

Ông Ích Khiêm (1831-1884[1])

1

Ông Ích Khiêm (1831-1884 [1] ) tự Mục Chi, là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch

sử Việt Nam Mặc dù lập được nhiều công lao, năm 1884, ông vẫn bị bắt giam và chết thảm trong nhà lao Bình Thuận

Ông Ích Khiêm sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (1829) tại làng Phong Lệ,

tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là Khu vực Phong Lệ Bắc, Phường Hòa Thọ Đông, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng)

Tổ tiên Ông Ích Khiêm vốn là người dân tộc miền núi xuống định cư làm ruộng ở miền xuôi Cha ông là Ông Văn Điều và mẹ là Võ Thị Cốt Sinh ra trong một gia đình nông dân đông con, gồm 8 trai 5 gái, ông Khiêm là người con thứ tư sau ba chị gái, nhưng lại là người con trai đầu

Thuở nhỏ, ông vừa chăn trâu cắt cỏ, vừa theo học với người chú là Ông Văn Trị Ông thông minh, chăm học nhưng cũng rất nghịch ngợm Khi lớn lên, ngoài tài gồm văn võ, ông còn nổi tiếng là người chính trực, là một vị tướng khẳng khái, mưu lược và biết thương yêu quân sĩ

Trang 2

Mười sáu tuổi, ông thi đậu cử nhân năm Thiệu Trị thứ 7 (Đinh Mùi, 1847) trong khoa thi hương ở Bình Định, nhờ sự sáng suốt của quan chủ khảo Vũ Duy Thanh

(1807-1859) Ông Thanh đã quyết cho đỗ với lời phê rằng: Bài này tuy lời văn

không được chải chuốt, chữ viết xấu nhưng ý tứ dồi dào Qua bài này, ta thấy thí

sinh phải là người có lòng yêu dân thương nước cao, có chí ngang tàng, có lòng

cương trực thì mới viết được như thế.[2][3]

Đỗ cử nhân, ông được bổ làm Tri huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

Khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 9 năm 1858, ông được gọi ra cầm quân dưới tướng Nguyễn Tri Phương bảo vệ thành Đà Nẵng và lo củng cố các đồn trại như đồn Nhất ở đèo Hải Vân, đồn Liên Trì, Phong Lệ và đắp lũy từ Hải Châu đến Phước Ninh

Từ năm 1861 đến năm 1865, Ông lo đàn áp cuộc nổi dậy của Lê Duy Phụng ở vùng Hải Ninh

Năm Tự Ðức thứ 16 (1864), dư đảng của Hồng Tú Toàn là Ngô Côn chạy sang Việt Nam, trước xin hàng, sau đem tàn quân cướp phá các tỉnh phía Bắc Việt Nam Năm 1868, Ngô Côn chiếm Cao Bằng Triều đình sai Thống đốc Phạm Chi Hương viết thư cầu cứu nhà Thanh Vua nhà Thanh bèn sai Phó tuớng Tạ Kế Quí, đem quân sang giúp Sau đó, Ông Ích Khiêm, Phó đề đốc Nguyễn Viết Thành và Phó tuớng Tạ Kế Quí cùng mang lực lượng đi đánh phá quân của Ngô Côn ở Thất

Trang 3

Khê Nhưng đến tháng 7 năm ấy, quân Việt bị thua ở Lạng Sơn, Phạm Chi Hương

bị bắt, Tham tán Nguyễn Lệ và Nguyễn Viết Thành đều tử trận

Cuối năm 1870, Ngô Côn xua quân vây đánh tỉnh thành Bắc Ninh, quân của Ông Ích Khiêm liền đem quân chống trả, diệt được Ngô Côn Thuộc hạ của Ngô Côn là

Hoàng Sùng Anh (hiệu Cờ Vàng), Lưu Vĩnh Phúc (hiệu Cờ Đen), Bàn Văn Nhị-Lương Văn Lợi (hiệu Cờ Trắng), vẫn cứ quấy phá ở Tuyên Quang, Thái Nguyên

Triều đình bèn sai Trung quân Đoàn Thọ ra làm Tổng thống quân vụ ở Bắc Kỳ

Đoàn Thọ vừa mới ra, kéo quân lên đóng ở tỉnh thành Lạng Sơn, bị Tô Tứ (người Hoa) nổi lên, nửa đêm chiếm lấy thành, Võ Trọng Bình chạy thoát, Ðoàn Thọ bị giết chết Tin dữ về đến Huế, vua Tự Ðức liền phong cho Ông Ích Khiêm chức Tiểu phủ sứ[4], dưới quyền của tướng Tôn Thất Thuyết, để cùng với Hoàng Kế Viêm cấp tốc mang quân đi đánh dẹp

Năm 1875, Tôn Thất Thuyết và ông mới diệt được quân Cờ Vàng của Hoàng Sùng

Anh ở Sơn Tây

Năm 1878, Ông Ích Khiêm lại diệt được Lý Dương Tài (người Hoa) ở hồ Ba Bể thuộc Bắc Kạn

Do nhiều công lao, vua Tự Đức phong cho Ông Ích Khiêm tước Kiên Trung Nam

Tháng 7 năm 1883, ông được giao trấn giữ cửa biển Thuận An để bảo vệ kinh thành Huế Trước thế lực mạnh của quân Pháp, ông không thể làm tròn trách

Trang 4

nhiệm nên bị cách chức đi tiền quân hiệu lực Sau nhờ lập được công nên vua cho

nhận lại phẩm hàm cũ

Thời gian làm quan ở kinh, ông tỏ ý không phục hai quan phụ chính là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường nên bị họ trù dập và hãm hại[2][5] Ông bị đày vào nhà lao Bình Thuận, làm một người tù khổ sai Uất ức, ông nhịn đói mà chết (có tài liệu nói ông bị đầu độc chết)[6]

Ngày 19 tháng 7 năm 1884, Ông Ích Khiêm mất trong nhà lao Bình Thuận, lúc 56

tuổi Năm 1885, vua Hàm Nghi truy phục cho ông hàm Thị độc

Sinh thời, ông thích làm thơ, nhưng tác phẩm đã thất lạc gần hết Sau đây là hai trong số bài thơ còn sót lại của ông

Làm khi thấy quân Cờ đen cậy thế sách

nhiễu dân:

Áo chúa cơm vua đã bấy lâu

Ðến khi có giặc phải thuê Tàu!

Từng phen võng giá mau chân nhẩy

Ðến buớc chông gai thấy mặt đâu

Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp

Trâu de ngày hiến đứa răng bầu

Ai ôi hãy chống trời Nam lại

Làm khi bị an trí ở Bình Thuận:

Mình ốc mang rêu rửa sạch ai

Rung cây nhát khỉ thế thường

hoài

Mèo quào xuể vách còn chi

sức

Sứa vượt qua đăng mới gọi

tài

Trang 5

Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu Nhớ kẻ dang roi dong vó

ngựa

Ðố ai lấy thúng úp mình voi

Xưa nay ếch giếng chê trời

hẹp

Chim xổ lồng ra, mở mắt

coi![7]

Nhận xét

 Vua Tự Đức:

Ngươi (Ông Ích Khiêm) vốn là người học thức mà ra, phải cái tính khí

cương cường nóng nảy, phàm việc không chịu ở sau người…Việc ngươi

đánh dẹp bọn phỉ ở tỉnh Bắc, khí tiết, công lao, trẫm đều rõ hết…Thế mà

gần đây được tin là ngươi đến đâu phần nhiều dung túng cho quân sĩ làm

càn Nếu quả thực như vậy thời dân còn trông mong gì nữa! Nếu ngươi

còn hối cải để khỏi phụ cái ơn tri ngộ, thì là điều mà trẫm rất mong mỏi

Bằng cứ còn võ biền, quên lời ân cần dạy bảo, thời trẫm phó mặc ngươi

cho công luân triều đình, dù ngươi có tài cũng không tha luôn mãi được [8]

 Phụ chính Nguyễn Văn Tường:

Trang 6

Ông Ích Khiêm, khí chất hung hãn, hơn mười năm nay từng trải trăm trận,

tuy trong khoảng đó có lúc cậy công nhưng gặp lúc hiểm nghèo đã vâng

mệnh, lâm cơ ứng biến, binh lính đều chịu sai phái, kẻ địch cũng sợ hãi cho

nên các bầy tôi ở quân thứ hiện nay không ai vượt qua Nếu gặp được vị

thống soái tài hiểu biết, có uy vọng hơn hẳn thì có thể làm cho ông ta kính

sợ, mới có thể từ bỏ hết lỗi lầm mà tỏ rõ công lao, đó cũng là vị lương

tướng ngày nay vậy Duy tài lộ ra ở khí, hàm dưỡng chưa sâu, mà kẻ đồng

sự lại chưa có ai hơn mình, cho nên vì khinh nhờn mà sinh kiêu căng, vì

cưỡng cường mà sinh ngỗ ngược, đến nỗi tự mắc vào lỗi lầm đáng tiếc [9]

 Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân:

Sống bộc trực, ngang bướng như thế giữa cái hoàn cảnh hỗn loạn, tiêu cực

cuối đời Tự Đức làm sao Ông Ích Khiêm có thể tránh được cái hậu quả tất

yếu là bị dồn vào cõi chết ở Bình Thuận [10]

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w