Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ACB

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu pptx (Trang 35 - 84)

2.2.1 Hoạt động tín dụng tại ACB:

™Hoạt động tín dụng của ACB trong giai đoạn 2006-2008 có những điểm nổi bật sau:

- Cùng với sự tăng trưởng ấn tượng và sôi nổi của nền kinh tế Việt Nam – tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2002 – 2007 đạt 7,9%, năm 2008 đạt 6,32%,

đặc biệt tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2007 đạt 8,5% cùng với nỗ lực không ngừng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống ACB thông qua mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ NH, dư

nợ tín dụng toàn hệ thống ACB đạt được bước tăng trưởng cao. Trong năm 2007, dư nợ tín dụng tăng 87%, so với một số NHTM thì ACB là NH có dư nợ tín dụng chỉ đứng thứ hai sau Sacombank xét về giá trị tuyệt đối.

- Cuối năm 2007 và năm 2008, trước tình hình nến kinh tế có những chuyển biến tiêu cực như lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại lớn, tình hình tỷ giá có nhiều biến động phức tạp, NHNN đã thực hiện một loạt biện pháp thắt chặt tiền tệ

như: tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản. ACB

đã thực hiện mục tiêu “Qun lý tt, li nhun cao, tăng trưởng hp lý” của Hội

đồng quản trị nên trong năm 2008, dư nợ tín dụng của toàn hệ thống có xu hướng tăng trưởng chậm lại, chỉ tăng 9,5%.

™ Cơ cấu tín dụng của ACB có một số nét chính như sau:

- Theo loại tiền vay: Nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá, loại tiền tệ

chủ yếu cho vay của ACB là Việt Nam Đồng, tỷ lệ này luôn chiếm trên 65% trong tổng dư nợ cho vay quy đổi qua các năm.

- Theo kỳ hạn vay: Trong giai đoạn 2006 – 2008, các khoản cho vay ngắn hạn có tỷ trọng cao nhất trong danh mục cho vay của ACB. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm dần qua các năm và tỷ trọng các khoản cho vay dài hạn có xu hướng tăng lên, kéo theo những rủi ro trong quá trình cấp các khoản tín dụng này.

Bng 2.4: Dư n tín dng ca ACB giai đon 2006 – 2008 Đơn vị tính: tỷđồng Chỉ tiêu/ Năm 2006 Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) Theo thi hn vay 17.014 100 31.811 100 34.833 100 - Ngắn hạn 9.578 56,3 17.493 55,0 15.944 45,8 - Trung hạn 4.786 28,1 6.763 21,3 7.267 20,8 - Dài hạn 2.652 15,6 7.555 23,7 11.262 33,4 Theo loi tin vay 17.014 100 31.811 100 34.833 100 - VND 12.751 74,9 21.518 67,6 24.564 70,5 - Ngoại tệ & Vàng 4.263 25,1 10.293 32,4 10.269 29,5 Tng dư n tín dng 17.014 - 31.811 - 34.833 - Tc độ tăng trưởng (%) 81,30 - 86,96 - 9,50 -

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2006, 2007, 2008 - Theo thành phần kinh tế: Với định hướng là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam,

đối tượng KH chủ yếu của ACB là KHCN và doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong giai

đoạn 2006 – 2008, tỷ trọng cho vay đối với KHCN luôn chiếm trên 50%, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiến trên 35%. Thu nhập từ nhóm KH này là rất lớn do

đặc điểm của nền kinh tế nước ta, tuy nhiên các đối tượng KH này có trình độ quản lý kém, chưa đầu tưđúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu, ...cũng gây trở ngại không nhỏ cho ACB. Bởi vì khi cho vay đối với các đối tượng KH này, tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động hàng ngày của môi trường kinh tế, xã hội … bên ngoài, kéo theo rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của ACB. Ngoài ra, ACB không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua nhóm sản phẩm về tài trợ xuất khẩu để mở rộng đối tượng cho vay sang các doanh nghiệp nhà nước – vốn là đối tượng KH chủ lực của khối NH Quốc doanh trước đây.

Bng 2.5: Dư n cho vay theo thành phn kinh tế ti ACB Đơn vị tính: Triệu đồng Theo thành phần kinh tế 2006 Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp NN 1.128.017 6,63 2.179.990 6,85 2.821.889 8,10 Công ty Cổ phần, TNHH, tư nhân 6.647.686 39,07 12.622.784 39,68 12.674.836 36,39

Công ty liên doanh 247.438 1,45 518.095 1,63 387.159 1,11

Công ty 100% vốn

nước ngoài 289.643 1,70 557.972 1,75 180.304 0,52

Hợp tác xã 2.036 0,01 21.714 0,07 5.164 0,01

Cá nhân 8.699.599 51,13 15.910.302 50,02 18.763.348 53,87

Tổng 17.014.419 100 31.810.857 100 34.832.700 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2006, 2007, 2008 - Theo ngành nghề kinh doanh: ACB tập trung chủ yếu cho vay đối với ngành thương mại và dịch vụ cá nhân, cộng đồng; kếđến là ngành sản xuất, gia công chế

biến; chủ yếu tài trợđối với những ngành được NN và Chính phủ khuyến khích sản xuất, kinh doanh. Đối với lĩnh vực xây dựng và tư vấn kinh doanh bất động sản, ACB luôn duy trì tỷ lệ cho vay hợp lý, chỉ khoản từ 0,5% đến 2,5% trong danh mục cho vay để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, khi mà tình hình bất động sản đóng băng như hiện nay.

Bng 2.6: Dư n cho vay theo ngành ngh kinh doanh ti ACB

Đơn vị tính: Triệu đồng Theo ngành nghề kinh doanh 2006 Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) Thương mại 5.124.972 30,12 8.012.741 25,19 8.175.846 23,47

Nông lâm nghiệp 136.125 0,80 116.274 0,37 221.790 0,64

Sản xuất và gia công chế biến 3.848.511 22,62 5.428.273 17,06 4.514.346 12,96 Xây dựng 429.966 2,53 722.166 2,27 946.652 2,72 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 6.621.287 38,92 14.984.250 47,10 17.709.042 50,84 Tư vấn, kinh doanh bất động sản 150.213 0,88 360.108 1,13 608.307 1,75

Ngành khác 703.345 4,13 2.187.045 6,88 2.656.717 7,63

Tổng 17.014.419 100 31.810.857 100 34.832.700 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2006, 2007, 2008 - Theo khu vực địa lý: ACB cho vay chủ yếu tập trung đối với KH tại các Thành phố lớn, mức sống tương đối cao. Tuy nhiên, ở những vùng này, cạnh tranh thường rất khốc liệt và nếu như KH không đủ tiềm lực, cả về tài chính lẫn kinh nghiệm trong kinh doanh thì sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro không đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ACB khi cho vay.

Bng 2.7: Dư n cho vay theo khu vc địa lý ti ACB

Đơn vị tính: Triệu đồng Theo khu vực địa lý 2006 Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) TP HCM 12.657.458 74,39 23.641.272 74,32 24.641.417 70,74 Đồng bằng Sông Cửu Long 468.374 2,75 1.002.090 3,15 1.275.781 3,66 Miền Trung 659.017 3,87 1.172.467 3,69 1.371.017 3,94 Miền Bắc 2.233.331 13,13 4.001.509 12,58 5.723.037 16,43 Miền Đông 996.239 5,86 1.993.519 6,27 1.821.448 5,23 Tổng 17.014.419 100 31.810.857 100 34.832.700 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2006, 2007, 2008 - Cơ cấu dư nợ phân theo tài sản thế chấp:

Cũng như các NHTM trong nước khác, tài sản thế chấp chủ yếu của ACB là bất động sản. Khi mà nền tài chính của Việt Nam còn yếu kém như hiện nay thì an toàn nhất vẫn phải xem trọng tài sản thế chấp khi cho vay, xem đây là nguồn trả nợ

chính thứ hai sau nguồn thu nhập chính. Tuy nhiên, dư nợ cho vay này chứa đựng rất nhiều rủi ro do thị trường bất động sản Việt Nam năm 2008 xuống dốc nghiêm trọng sau ảnh hưởng của những bong bóng thị trường năm 2007

Đối với giấy tờ có giá, hiện nay ACB chỉ nhận thế chấp các giấy tờ có giá

được phát hành bởi những tổ chức có uy tín, tính thanh khoản của các chứng từ cao và có thể kiểm soát được tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ.

Bng 2.8: Cơ cu tài sn thế chp ti ACB giai đon 2006-2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Tài sản thế chấp 2006 Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) Giấy tờ có giá 9.584.580 19,05 14.030.868 17,63 12.992.710 14,20 Hàng tồn kho 68.141 0,14 261.958 0,33 245.579 0,27 Máy móc, thiết bị 2.216.823 4,41 4.621.630 5,81 4.597.167 5,02 Bất động sản 34.980.735 69,53 53.703.883 67,47 64.470.760 70,44 Tài sản khác 3.458.198 6,87 6.974.148 8,76 9.222.722 10,08 Tổng 50.308.477 100 79.592.487 100 91.528.938 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2006, 2007, 2008

™ Chất lượng tín dụng tại ACB trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý như sau:

- ACB luôn kiểm soát tốt nợ quá hạn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, và luôn duy trì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản an toàn từ mức 30% đến 38% trong giai

đoạn 2006 - 2008. ACB luôn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong tầm kiểm soát, và không vượt quy định của NHNN. Năm 2008, tình hình chung của các NHTM trong nước, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ACB vẫn kiểm soát tốt tỷ lệ này ở mức 0,89%. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro, có thểđã biểu hiện ra ngoài nhưng cũng có những rủi ro chưa phát sinh. Vì vậy, không thể nói việc quản trị RRTD của ACB là tốt mà phải liên tục cập nhật và thường xuyên tăng cường công tác quản trị RRTD, song song với hoạt động cấp tín dụng của ACB, để giảm thiểu và hạn chế những rủi ro không đáng có.

Bng 2.9: Tình hình kim soát n quá hn ti ACB

Đơn vị tính: Tỷđồng Chỉ tiêu/ Năm 2006 2007 2008 Tổng tài sản 44.650 85.392 105.306 Dư nợ cho vay 17.365 31.974 34.833 Nợ quá hạn 189 98 310 Tỷ lệ NQH/Dư nợ 1,09% 0,31% 0,89%

Cho vay/Tổng tài sản 38,89% 37,44% 33,08%

- Tình hình nợ quá hạn: Tuy dư nợ cho vay tăng nhiều qua các năm, ACB vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ xấu, tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ luôn thấp nhất trong các NHTMCP trong nước, thấp hơn tỷ lệ chung 3,5% của toàn ngành và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của NHNN. Tuy nhiên, do dư nợ của ACB cao nhất trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam nên con số tuyệt đối của Nợ quá hạn tính ra là không nhỏ. Do đó, để tránh những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, ACB cần quản trị tốt RRTD khi cấp tín dụng cho KH.

Bng 2.10: Tình hình n quá hn ti ACB giai đon 2006 – 2008

Đơn vị tính: Triệu đồng Theo nhóm nợ 2006 Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 1 16.825.088 98,89 31.713.333 99,69 34.125.084 97,97 Nợ nhóm 2 155.799 0,92 70.959 0,22 398.902 1,15 Nợ nhóm 3 13.041 0,08 9.167 0,03 223.605 0,64 Nợ nhóm 4 9.376 0,06 7.078 0,02 66.982 0,19 Nợ nhóm 5 11.115 0,07 10.320 0,03 18.127 0,05 Tổng 17.014.419 100 31.810.857 100 34.832.700 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2006, 2007, 2008

Kết luận: Tuy dư nợ cho vay tăng nhiều qua các năm, ACB vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ xấu, tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ luôn thấp nhất trong các NHTMCP trong nước và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của NHNN. Tuy nhiên, do dư nợ

của ACB cao nhất trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam nên con số tuyệt đối của nợ quá hạn tính ra là không nhỏ. Cùng với sự tăng trưởng nóng về tín dụng trong năm 2007, khủng hoảng kinh tế năm 2008 ảnh hưởng không nhỏđến đối tượng KH chủ lực của ACB cũng như yếu tố con người chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

được xem như là những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ACB. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD, ACB đặt ra mục tiêu kinh doanh trong năm 2009 là “Quản lý tốt, Lợi nhuận hợp lý, Tăng trưởng bền vững”. ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro.

2.2.2Công tác quản trị RRTD tại ACB:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và QTRRTD nói riêng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộđược sử dụng trong các quy trình quản lý rủi ro tín dụng sau: Ban hành chính sách tín dụng, Quy trình tín dụng, Giám sát rủi ro danh mục tín dụng, Lập báo cáo quản trị rủi ro, Chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, Xác định khung lãi suất chuẩn ... trong đó, yếu tố con người là quan trọng, xuyên suốt.

2.2.2.1 Hệ hống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ACB:

Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody's, Standard & Poor đều nhằm đánh giá về RRTD tại ngân hàng. Tuy nhiên, do dựa trên các phương pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB so với các tổ chức xếp hạng quốc tế.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các thành phần sau:

ƒ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp

ƒ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho hộ kinh doanh

ƒ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân

™Quy trình chm đim tín dng

¾Bước 1: Xác định ngành kinh tế

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (đem lại doanh thu trên 50% trong 3 năm liên tục của khách hàng)

Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu trên 50%, ACB sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.

¾Bước 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp

hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm như: Vốn chủ sở hữu; Số lượng lao

động bình quân; Doanh thu thuẩn; Tổng tài sản

¾Bước 3: Xác định loại hình sở hữu Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp khác.

¾Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích Báo cáo tài chính năm gần nhất, bao gồm các nhóm chỉ

tiêu: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

¾Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng , bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp, Trình độ

quản lý và môi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tốảnh hưởng đến ngành, Các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.

¾B6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng

Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô của Doanh nghiệp

Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản vay theo bảng dưới đây:

Tổng số điểm

Từ Đến Xếp hạng Phân loại nợ

90 100 AAA Đủ tiêu chuẩn

80 90 AA Đủ tiêu chuẩn

75 80 A Đủ tiêu chuẩn

70 75 BBB Cần chú ý

60 65 B Cần chú ý

56 60 CCC Dưới tiêu chuẩn

53 56 CC Dưới tiêu chuẩn

45 53 C Nghi ngờ

20 45 D Có khả năng mất vốn

Ví dụ cụ thể (xem phụ lục)

2.2.2.2 Chính sách tín dụng hiện hành của ACB

™Có 11 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như

kiểm soát, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB với các cấp độ

khác nhau (nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế, nhóm không cấp và

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu pptx (Trang 35 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)