1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thương hiệu sanest yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa

118 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 6,28 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới từ lâu các doanh nghiệp đã nhận biết sâu sắc rằng thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn, thương hiệu là phương tiện đầu tiên trong việc phân

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

…………o00 0 00o……

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế trường Đại học Nha trang đã truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu giúp ích cho em trong các năm học qua

Lời cảm ơn sâu sắc tiếp theo em xin gởi đến các Thầy, Cô giáo bộ môn Quản trị kinh doanh đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn Tốt nghiệp

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, cùng cán bộ nhân viên trong Công ty, đặc biệt là Anh Chị trong Phòng Kinh Doanh XNK đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết, giúp em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty và giúp em có thêm kiến thức kinh nghiệm thực tế

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU 5

I Tổng quan về thương hiệu .5

1 Khái niệm về thương hiệu: 5

2 Thành phần cấu thành nên thương hiệu : 7

2.1 Nhãn hiệu hàng hóa .7

2.2 Tên gọi xuất xứ hàng hóa .7

2.3 Chỉ dẫn địa lý 7

2.4 Tên thương mại 7

2.5 Kiểu dáng công nghiệp 7

3 Phân loại thương hiệu 8

3.2 Thương hiệu gia đình (thương hiệu doanh nghiệp) 8

3.3 Thương hiệu tập thể (thương hiệu sản phẩm) 8

3.4.Thương hiệu quốc gia 9

4 Đặc tính thương hiệu : 9

4.1 Thương hiệu như một sản phẩm : 9

4.2 Thương hiệu như một tổ chức : 9

4.3 Thương hiệu như một con người : 9

4.4 Thương hiệu như một biểu tượng : 10

5 Chức năng của thương hiệu: 10

5.1 Chức năng nhận biết và phân biệt 10

5.2 Chức năng thông tin và chỉ dẫn : 10

5.3 Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy: 10

5.4 Chức năng kinh tế : 11

II Vai trò của thương hiệu đối với Doanh nghiệp 11

1 Tầm quan trọng của thương hiệu: 11

Trang 3

1.1 Tầm quan trọng đối với người tiêu dùng : 11

1.2 Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp: 12

2 Lợi ích kinh tế thương hiệu mang lại : 13

3 Giá trị của thương hiệu mang lại cho công ty : 14

III Tiến trình phát triển Thương hiệu 16

1 Mô hình phát triển thương hiệu bền vững (Dương Hữu Mạnh, 2005) 16

2 Các chiến lược phát triển thương hiệu: 17

2.1 Chiến lược thương hiệu gia đình : 17

2.2 Chiến lược thương hiệu cá biệt: 18

2.3 Chiến lược đa thương hiệu : 18

2.4 Chiến lược mở rộng thương hiệu : 19

2.5 Chiến lược củng cố thương hiệu : 19

3 Các hình thức quảng bá thương hiệu hiệu quả : 19

3.1 Quảng cáo thương hiệu : 19

3.2 Quan hệ công chúng –PR : 20

3.3 Bán hàng trực tiếp 20

3.4 Xúc tiến bán hàng : 21

4 Bảo vệ thương hiệu : 21

4.1 Bảo hộ những yếu tố cấu thành nên thương hiệu : 22

4.2 Tạo các rào cản chống xâm phạm thương hiệu : 22

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY YẾN SÀO KHÁNH HÒA 23

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Yến Sào Khánh Hòa 23 1.1 Quá trình hình thành của công ty : 23

1.2 Quá trình phát triển : 23

2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu: 27

2.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty: 27

2.2 Các đơn vị trực thuộc : 27

2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: 28

3 Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty : 28

3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Yến sáo Khánh Hòa 29

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Ban : 30

4 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty trong những năm qua …33

Trang 4

4.1 Tình hình máy móc, trang thiết bị và công nghệ 36

4.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty: 37

5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng của Công ty : 39

5.1 Thuận lợi mà Công ty đang có : 39

5.2 Khó khăn hiện nay : 40

5.3 Phương hướng phát triển của công ty 41

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SANEST-YẾN SÀO KHÁNH HÒA CỦA CÔNG TY YẾN SÀO KHÁNH HÒA 44

1 Quá trình tạo dựng và phát triển thương hiệu Sanest- Yến Sào Khánh Hòa 44

2 Định vị thương hiệu Sanest – Yến Sào Khánh Hòa 48

3 Giới thiệu-đánh giá sơ lược về sản phẩm Sanest cao cấp Yến Sáo 50

4 Các yếu tố nhận diện thương hiệu Sanest –Yến sào của công ty 52

4.1 Tên gọi: Sanest- Yến sào Khánh Hòa 52

4.2 Logo: hình ảnh logo 53

4.3 Khẩu hiệu : 54

4.4 Bao bì sản phẩm : 55

4.5 Thương hiệu của công ty Yến Sào Khánh Hòa 57

4.6 Thương hiệu địa phương Khánh Hòa 58

4.7 Hình ảnh cửa hàng giới thiệu sản phẩm 59

5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thương hiệu Sanest của công ty 61

5.1 Yếu tố kinh tế: 61

5.2 Chính trị và pháp luật: 62

5.3 Văn hóa – xã hội: 63

5.4 Tình hình biến đổi khí hậu : 63

5.5 Đối thủ cạnh tranh: 64

5.6 Yếu tố khách hàng 73

5.7 Công tác chiêu thị sản phẩm của công ty 76

5.8 Hệ thống phân phối sản phẩm 78

6 Đánh giá về quá trình tạo dựng và phát triển thương hiệu Sanest-Yến sào của công ty Yến sào Khánh Hòa 82

7 Bảo vệ thương hiệu 90

Trang 5

CHƯƠNG IV: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁP TRIỂN THƯƠNG HIỆU

SANEST-YẾN SÀO CỦA CÔNG TY YẾN SÀO KHÁNH HÒA 92

1 Truyền nhiệt huyết và tư tưởng đến với tất cả nhân viên, cán bộ trong công ty 92

2 Tăng cường khâu quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi 93

3 Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Sanest-yến sào Khánh Hòa 95

4 Làm tốt công tác hậu mãi khách hàng- dịch vụ chăm sóc khách hàng 96

PHẦN KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Bảng tóm tắt tình hình tài sài và nguồn của công ty những năm gần đây 34 Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như : 61 Bảng 3.2: Bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm

Sanest-yến sào 74 Bảng 3.3: Bảng phân tích thói quen tiêu dùng của khách hàng như giới tính,

tuổi tác 75 Bảng 3.4: Bảng điều tra khách hàng sau khi mua sản phẩm thì khách hàng đánh giá

như thế nào về dịch vụ hậu mãi của công ty 76 Bảng 3.5: Bảng phân tích yếu tố Khách hàng thường biết đến thương hiệu Sanest từ

các kênh thông tin nào 77 Bảng 3.6: Bảng phân tích yếu tố các chương trình quảng bá thương hiệu Sanest-yến

sào của công ty 78 Bảng 3.7: Bảng phân tích nơi khách hàng thường mua sản phẩm Sanest-yến sào 81

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Một số hình ảnh về sản phẩm nước yến sanest cao cấp của công ty 50

Hình 3.2 : Hình ảnh logo thương hiệu Sanest-yến sào Khánh Hòa 53

Hình 3.3 : Một số mẫu bao bì của sản phẩm Sanest-yến sào 56

Hình 3.4 : Hình ảnh thương hiệu công ty Yến Sào Khánh Hòa 57

Hình 3.5 : Hình ảnh về Nha Trang- Khánh Hòa 59

Hình 3.6 :Hình ảnh một số sản phẩm về yến của công ty Dona NewTower 65

Hình 3.7: Một số sản phẩm chủ lực của công ty: 66

Hình 3.8 : Một số sản phẩm của công ty 67

Hình 3.9 : Các sản phẩm về yến tinh chế của công ty Yến Việt 68

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới từ lâu các doanh nghiệp đã nhận biết sâu sắc rằng thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn, thương hiệu là phương tiện đầu tiên trong việc phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, cũng là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp Và trong giai đoạn phát triển kinh tế như vũ bão và cạnh tranh gây gắt như hiện nay, thương hiệu đã trở thành một yếu tố đầu tiên, đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng chi phối đến sự thành công hay thất bại t4rong kinh doanh của các doanh nghiệp Những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Coca-cola, P&G, Pepsi, Toyota, Yamaha, Unilever,… họ đã thực sự thành công khi xây dựng cho mình một thương hiệu nổi tiếng cho đến ngày nay

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến giá trị tài sản thương hiệu, nhưng chưa có những nổ lực đủ mức để những thương hiệu Việt trước hết thống lĩnh thị trường trong nước và bước tiếp theo là khẳng định đẳng cấp ở khu vực và tiến ra thế giới Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này Trước hết

đó là do hạn chế trong nhận thức của các doanh nghiệp, quan niệm về thương hiệu của các doanh nghiệp phần lớn vẫn xuất phát từ mục tiêu ngắn hạn, dưới sức ép của doanh số, thiếu một tầm nhìn dài hạn Hơn nữa, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nhưng ngân sách dành cho hoạt động này vẫn còn quá khiêm tốn, điều này một phần là do qui định về quản lý tài chính của Nhà nước quá chặt chẽ nhưng phần lớn vẫn do các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa của việc đăng

kí nhãn hiệu hàng hóa để được bảo hộ Ngoài ra, những khó khăn trong cạnh tranh của thương hiệu Việt, nạn hàng nhái hàng giả tràn lan, không có biện pháp khống chế hữu hiệu, sự lộn xộn trong cơ chế chính sách đang trở thành lực cản thương hiệu Việt Nam trên con đường cạnh tranh cam go phía trước.Cũng vì lí do đó mà đã

có không ít những vụ kiện tụng đáng tiếc với thương hiệu Việt Vì thế mà quá trình xây dựng nên một thương hiệu đã khó thì bảo vệ và phát triển thương hiệu đó ngày càng lớn mạnh thì càng khó gấp ngàn lần Câu hỏi đặt ra với các nhà lãnh đạo là làm sao để bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình bước ra thế giới

Trang 9

Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại công ty Yến Sào Khánh

Hòa, thì em mạnh dạn chọn đề tài : “Phát triển thương hiệu Sanest- Yến Sào

Khánh Hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa”,

nhằm góp một số ý kiến về tầm quan trọng của việc giữ vững và phát triển thương hiệu trong bối cảnh hiện nay- khi mà hàng hóa tràn lang và hàng giả thì khó phân biệt, mà người tiêu dùng chỉ dựa vào thương hiệu của mỗi doanh nghiệp mà để lựa chọn hàng hóa mình ưa thích Từ đó giúp công ty thâm nhập và tìm chỗ đứng trong các thị trường mới đầy tiềm năng

2 Mục đích nghiên cứu

Khái quát hóa cơ sở lý luận về thương hiệu trong các doanh nghiệp, làm tiền đề

cho việc triển khai vào thực tiễn phát triển thương hiệu của công ty Yến Sào Khánh Hòa

Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty,

từ đó cho thấy những việc đã làm được, những việc còn tồn tại cần khắc phục sữa chữa

Trên cơ sở phân tích, đánh giá đó, từ những mặt còn hạn chế đề ra những giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của công ty

3 Đối tượng - Phạm vị nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và đánh giá việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại Tổng công ty Yến Sào Khánh Hòa

4 Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu tài liệu

 Phỏng vấn

 Phát bảng câu hỏi điều tra khách hàng

 Thống kê số liệu và thông tin

5 Những đóng góp của luận văn

 Hệ thống hóa có chọn lọc các vấn đề lý luận về thương hiệu của doanh

nghiệp

Trang 10

 Khẳng định vai trò của việc phát triển thương hiệu trong việc nâng cao giá trị và tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty

 Những kiến nghị nhằm phát triển thương hiệu công ty

6 Kết cấu luận văn

Tên đề tài là : “ Phát triển thương hiệu Sanest-Yến Sào Khánh Hòa của công ty

TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa”

Chương I : Cơ sở lý luận chung về thương hiệu của các doanh nghiệp

Hệ thống hóa những lý luận về thương hiệu: khái niệm, phân loại, thành phần, các đặc tính thương hiệu ,vai trò và giá trị thương hiệu trong các doanh nghiệp Gồm có mô hình phát triển thương hiệu bền vững, các các chiến lược phát triển thương hiệu trong các doanh nghiệp và các hình thức quảng bá thương hiệu hiệu quả

Chương II : Tổng quan về công ty Yến sào Khánh Hòa

Trong chương này giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty Yến sào Khánh Hòa Những ngành nghề kinh doanh chủ yếu, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, và một số hoạt động khác trong những năm gần đây Phương hướng, chiến lược phát triển của công ty đến năm 2015

Chương III : Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty

Yến sào Khánh Hòa

Cài nhìn tổng quát về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Yến sào Khánh Hòa trong những năm gần đây, cho thấy được vị trí, vai trò của việc phát triển thương hiệu của công ty Trong chương này còn phân tích : định vị thương hiệu của công ty để thấy được hiện nay thương hiệu sản phẩm công ty trong tâm trí khách hàng như thế nào; nêu rõ những yếu tố hình thành nên thương hiệu của công ty; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của công ty;những vấn

đề về bảo vệ thương hiệu Cuối cùng là những thành tích và những mặt còn hạn chế cần khắc phục trong quá trình phát triển thương hiệu của công ty

Trang 11

Chương IV: Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu Sanest-Yến sào

Khánh Hoà của công ty Yến sào Khánh Hòa

Nêu lý do tại sao hiện nay công ty phải cần phát triển thương hiệu của mình hơn nữa Kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu Sanest-Yến sào Khánh Hòa của công ty

Kết luận : Tổng lại cái nhìn về tầm quan trọng của thương hiệu và phát triển

thương hiệu

Trang 12

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

THƯƠNG HIỆU

I Tổng quan về thương hiệu

1 Khái niệm về thương hiệu:

Thương hiệu đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ, được dịch từ thuật ngữ gốc “ Brand” trong tài liệu bằng tiếng Anh Tuy nhiên từ “Brand” lại có nguồn gốc xuất phát từ ngôn ngữ Na Uy cổ, “brand” nghĩa là “đóng dấu bằng sắt nung” (to burn)

Từ rất xa xưa, các chủ trại muốn phân biệt đàn cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên lưng từng con một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hóa và quyến sở hữu của mình Như thế, thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm của các nhà sản xuất

Và hiện nay, từ khi khái niệm thương hiệu ra đời đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ “ Thương hiệu” Một số nhà nghiên cứu nước ngoài quan niệm thương hiệu là một cái tên hoặc một biểu tượng, một hình tượng dùng để nhận diện và phân biệt sản phẩm-doanh nghiệp này với sản phẩm-doanh nghiệp khác Biểu tượng, hình tượng có thể là logo, tên thương mại, một nhãn hiệu đăng ký,… Theo Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ, thì thương hiệu là “ một cái tên, từ ngữ,

ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế… hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định

và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh” Với định nghĩa này thì thương hiệu là một thuật ngữ khá rộng, nó bao gồm cả logo, câu khẩu hiệu hay mẫu quảng cáo, những thứ chỉ đại diện hữu hình của thương hiệu Thương hiệu là cái mà khách hàng nghĩ

và cảm nhận về những gì mà doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dich vụ của doanh nghiệp đã mang đến cho họ Đó là cảm giác mà chỉ có những người uống Coca hoặc những người đi xe hiệu Cadillac mới có thể hiểu được ( Jeff Smith, Việt Nga sưu tập và lược dịch)

Theo một quan điểm khác của Charless Brymer (Giám đốc điều hành của Interbrand Scheter) thì thương hiệu đại diện cho sự cuốn hút, là tổng thể những giá trị thuộc tính nhất định mà khách hàng nhận được Như vậy thương hiệu không được tạo ra bởi những nhà sản xuất mà chỉ tồn tại trong nhận thức Thương hiệu bắt

CHƯƠNG

I

Trang 13

nguồn từ cảm nhận của con người về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ và niềm tin của con người Từ đó giúp cho người tiêu dùng phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác ; hàng hóa, dịch vụ này với hàng hóa, dịch vụ khác

Theo Larry Light – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo : “ Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, cách duy nhất để làm chủ thị trường

là làm chủ Thương hiệu Trong tương lai, cuộc chiến tiếp thị là cuộc chiến giữa các thương hiệu.”

Và Thương hiệu- theo định nghĩa của Tổ chức sỡ hữu trí tuệ thế giới (WIPO) : là một dấu hiệu ( hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa, một dịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi một chủ thể

Trên cơ sở tập hợp và phân tích nhiều các quan điểm khác nhau thì ta có thể

hiểu Thương hiệu một cách tương đối như sau : Thương hiệu, trước hết là một

thuật ngữ dùng nhiều trong Marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh ( gọi chung là doanh nghiệp ) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ trong con mắt khách hàng; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác hoặc để phân biệt chính doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác

Bên cạnh thương hiệu của công ty thì nhãn hiệu là dấu hoặc tên gọi của một sản phẩm được đăng kí với luật pháp sử dụng trên thị trường Cần ghi nhận rằng ranh giới giữa 2 chữ thương hiệu ( Brand) và nhãn hiệu (mark) chỉ mang tính tương đối Có thể hiểu đơn giản là 1 nhãn hiệu đã được đăng ký (registered trade mark-

®) sẽ được coi là 1 thương hiệu (Brand) chính thức và chịu sự bảo hộ của pháp luật Và thương hiệu cũng được hiểu là một tài sản phi vật chất Một nhà sản xuất thường đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng đơn vị đó có thể có nhiều nhãn hiệu

hàng hóa khác nhau như : Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo đó có rất

nhiều nhãn hiệu hàng hóa của nó : Innova, Camry,Toyota Crown…; hoặc Unilever

là thương hiệu còn Omo, Clear, Sunsilk, Dove, Pond, Signal, Close-up là những

nhãn hiệu hàng hóa làm nên tên tuổi cho thương hiệu Unilever; và P&G là thương

hiệu còn Tide, Head & Shoulders, Downy,… là những nhãn hiệu hàng hóa

Trang 14

2 Thành phần cấu thành nên thương hiệu :

2.1 Nhãn hiệu hàng hóa “ là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch

vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”

2.2 Tên gọi xuất xứ hàng hóa “ là tên địa lý của nước, địa phương dùng để

chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này

có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó” 2.

2.3 Chỉ dẫn địa lý “ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa Thể

hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan đến việc mua bán hàng hóa Trong nhiều thường hợp thì chỉ dẫn địa lý trùng với tên gọi xuất xứ hàng hóa

2.4 Tên thương mại “ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động

kinh doanh Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số phát âm được; phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực kinh doanh”

2.5 Kiểu dáng công nghiệp “ là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được

thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc sự kết hợp các yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công” Cần nhận thức rằng, không phải cứ nói đến thương hiệu là gộp chung cho tất

cả các yếu tố của thương hiệu, mà trong từng trường hợp cụ thể, thương hiệu có thể

là :

 Nhãn hiệu hàng hóa ( Biti’s, Honda, Pepsi,cocacola….)

 Tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý (nước mắm Phú Quốc, nhãn lồng Hưng Yến, Yến Sào Khánh Hòa,…

 Sự cá biệt trong kiểu dáng hàng hóa bao bì ( kiểu dáng công nghệ- chai Lavie Chai bia cổ rụt Sài Gòn Special,….)

Trang 15

 Yếu tố thuộc về quyền tác giả (đoạn nhạc hiệu của một nhạc sĩ, bức ảnh của một nhà nhiếp ảnh,…được sử dụng để tạo hình ảnh về một loại hàng hóa, dịch

vụ nào đó)

3 Phân loại thương hiệu :

Theo cách tiếp cận quản trị thương hiệu và marketing, thương hiệu được chia

thành các loại sau: thương hiệu cá biệt, thương hiệu gia đình, thương hiệu tập thể và thương hiệu quốc gia

3.1 Thương hiệu cá biệt (thương hiệu cá thể hoặc thương hiệu riêng): là

thương hiệu của từng chủng loại hoặc từng tên hàng hóa, dịch vụ cụ thể Ví dụ: Yomilk, Ông Thọ, Mikka…là những thương hiệu của công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) Đặc điểm của thương hiệu này là thường mang những thông điệp của những hàng hóa cụ thể (tính năng nổi trội, tính ưu việt, những tiện ích đích thực) và

sự cá biệt của bao bì hàng hóa; luôn tạo cho người tiêu dùng một cơ hội lựa chọn cao ngay cả trong trường hợp là thương hiệu thuộc sở hữu của một công ty (ví dụ: dầu gọi đầu Sunsilk, Clear, Dove, Lifebuoy…đều là của Unilever nhưng đã tạo ra

cơ hội lựa chọn rất lớn cho người tiêu dùng nhờ những thuộc tính khác biệt riêng dành cho từng tập thể khách hàng)

Người ta có thể nói là sữa Ông Thọ của Vinamilk nhưng có thể chỉ biết Sunsilk, Clear, Dove mà không cần biết đến Unilever

3.2 Thương hiệu gia đình (thương hiệu doanh nghiệp): là thương hiệu dùng

chung cho tất cả các loại hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp Mọi hàng hóa khác nhau của một doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau Ví dụ như Honda gắn cho các nhãn hiệu hàng hóa của công ty Honda bao gồm xe máy, ô tô, máy thủy, máy cưa,… Đặc điểm là khái quát rất cao và có tính đại diện cho các chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp

3.3 Thương hiệu tập thể (thương hiệu sản phẩm): Là thương hiệu của một

nhóm hay một số chủng loại hàng hóa nào đó, có thể do một doanh nghiệp sản xuất hoặc do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất và kinh doanh.Thương hiệu sản phẩm thường là do các doanh nghiệp trong cùng một khu vực địa lý, gắn bó chặt chẽ với chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa sản xuất dưới cùng một thương hiệu Ví

dụ rượu mạnh Cognac của Pháp do các Công ty khác nhau trong cùng một hiệp hội

Trang 16

Cognac sản xuất như Henessy, XO, Napoleon hoặc nước mắm Phú Quốc…Thương hiệu tập thể cũng có tính khát quát và tính đại diện rất cao

3.4 Thương hiệu quốc gia là thương hiệu gắn chung cho các sản phẩm, hàng

hóa của một quốc gia nào đó (gắn với những tiêu chí nhất định, tùy thuộc vào từng quốc gia, từng giai đoạn) Ví dụ Thai’s Brand là thương hiệu quốc gia của Thái Lan, Vietnam value inside là thương hiệu quốc gia của Việt Nam

Đặc điểm của thương hiệu quốc gia thường có tính khát quát và trừu tượng rất cao, không bao giờ độc lập, luôn phải gắn liền với các thương hiệu cá biệt, thương hiệu gia đình và thương hiệu tập thể

4 Đặc tính thương hiệu :

4.1 Thương hiệu như một sản phẩm :

Các thuộc tính của sản phẩm luôn là một bộ phận cấu thành nên đặc tính của một thương hiệu Bởi đây là những yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến quyết định lựa chọn nhãn hiệu và đánh giá chất lượng của khách hàng Vì vậy, đối với mỗi thương hiệu thành công phải thể hiện được các yếu tố sau :

 Phạm vi sản phẩm

 Thuộc tính của sản phẩm

 Chất lượng- giá

 Liên kết với người tiêu dùng

 Liên kết với đất nước hay khu vực

4.2 Thương hiệu như một tổ chức :

Các đặc tính của một tổ chức có thể là : sự đổi mới, dẫn đầu về chất lượng hoặc là bảo vệ môi trường Những đặc tính này có thể được nổi bật thông qua các nhân viên, văn hóa kinh doanh và các chương tình truyền thông của công ty

Đặc tính sản phẩm, xét về mặt tổ chức, tỏ ra bền vững trước bất kỳ sự cạnh tranh nào hơn là đặc tính của các sản phẩm riêng lẻ Bởi vì, sản phẩm thì dễ sao chép còn văn hóa doanh nghiệp thì rất khó

4.3 Thương hiệu như một con người :

Cũng giống như một người thương hiệu cũng được cảm nhận với các tính cách như tính vượt trội, tính cạnh tranh, độc đáo - ấn tượng, tin cậy, hài hước, hóm hỉnh, năng động, cầu kỳ hay trẻ trung Những cá tính này có thể tạo nên một thương hiệu mạnh qua các cách khác nhau

Trang 17

4.4 Thương hiệu như một biểu tượng :

Một biểu tượng ấn tượng và sâu sắc có thể làm chon nó dễ dàng được gợi nhớ

và chấp nhận Việc xem xét một biểu tượng như một phần của đặc tính thương hiệu

đã phần nào phản ánh năng lực tiềm ẩn của nó Bất kỳ cái gì đại diện cho một thương hiệu đều có thể là một biểu tượng, thậm chí có thể bao gồm các chương trình, như chính sách không mặc cả giá của hãng Saturn

Tóm lại, đặc tính thương hiệu phải có thời gian mới có ý nghĩa và vị trí trong

tâm trí khách hàng Tất cả những vấn đề nêu trên cho ta thấy, các công ty cần phải tập trung và đặc tính thương hiệu chứ không phải hình ảnh thương hiệu

5 Chức năng của thương hiệu:

5.1 Chức năng nhận biết và phân biệt

Đó là chức năng đặc trưng và quan trọng của thương hiệu Có thể nói chức năng gốc của thương hiệu là phân biệt và nhận biết Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng nhận biết được hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác

5.2 Chức năng thông tin và chỉ dẫn :

Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ: thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng và công dụng đích thực mà hàng hóa mang lại cho người tiêu dùng ở hiện tại và trong tương lai Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng …cũng phần nào được thể hiện qua thương hiệu

5.3 Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy:

Sự cảm nhận là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn

mà thương hiệu đó mang lại Bia Tiger tạo cho ta một sự liên tưởng bia của thể thao, gắn liền với các môn thể thao mà trực tiếp và chủ yếu là bóng đá Hầu hết quảng cáo của Tiger đều gắn liền và có sự hiệ diện của bóng đá đã tạo cho người tiêu dùng sự cảm nhận và liên tưởng đó Ngược lại, bia Heiniken với sự tài trợ và chương trình quảng cáo gắn liền với các môn thể thao quý tộc như golf, quần

Trang 18

vợt,…đã tạo cho người tiêu dùng sự cảm nhận và liên tưởng đến loại bia sang

II Vai trò của thương hiệu đối với Doanh nghiệp

1 Tầm quan trọng của thương hiệu:

1.1 Tầm quan trọng đối với người tiêu dùng :

Với người tiêu dùng, thương hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc đơn

vị nào sản xuất ra sản phẩm đó và giúp khách hàng xác định được nhà sản xuất cụ thể và nhà phân phối nào chịu trách nhiệm Qua thương hiệu, người tiêu dùng có thể lựa chọn sự phù hợp với cách thức tiêu dùng và nhu cầu của chính mình Thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng sự nhanh chóng và đơn giản hóa đối với quyết định mua hàng hóa Đây chính là điều cực kỳ quan trọng mà một thương hiệu và doanh nghiệp gắn với thương hiệu cần phải hướng tới để phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng

Trang 19

Hình 1 Quá trình ra quyết định mua sắm của khách hàng (Dương Hữu Mạnh, 2005)

1.2 Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp:

Theo Stephen King WPP group, London : “ Một sản phẩm được sản xuất ra

trong một nhà máy, còn khách hàng thì mua thương hiệu Một sản phẩm có thể bị đối thủ cạnh tranh sao chép còn một thương hiệu thì không Một sản phẩm có thể bị lỗi thời nhanh chóng nhưng một thương hiệu thành công thì sống mãi với thời gian….”

Đối với doanh nghiệp, thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng Về

cơ bản thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm cho công ty Về mặt hoạt động, thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác Thương hiệu cho phép công ty bảo vệ hợp pháp các đặc điểm, hình thức đặc trưng riêng có của sản phẩm Thương hiệu có thể bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu trí tuệ Các quyền sở hữu trí tuệ này đảm bảo rằng công ty

có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá

Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay một đẳng cấp chất lượng cho một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện Thương hiệu cho phép doanh nghiệp kiểm soát và dự báo thị trường với những khách hàng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp Hơn nữa, nó tạo ra một rào cản, gay khó khăn cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường Mặt khác, thương hiệu còn đảm bảo cho thương hiệu

về lợi thế cạnh tranh trong ngành cũng như trên thị trường Do đó, đối với công ty, thương hiệu là một tài sản quý giá bởi nó có khả năng tác động đến thái độ, hành vi

Nhận

thức vấn

đề

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các lựa chọn

Hành vi sau mua hàng

Quyết định mua hàng

Trang 20

người tiêu dùng Thương hiệu mang lại giá trị lâu bền cho doanh nghiệp sở hữu nó Chính vì lẽ đó mà biết bao người đã bỏ ra khá nhiều để liên doanh, liên kết hay mua lại một thương hiệu

2 Lợi ích kinh tế thương hiệu mang lại :

- Tăng doanh số bán hàng

- Thắt chặt sự trung thành của khách hàng

- Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp

- Mở rộng và duy trì thị trường

- Tăng cường thu hút lao động và việc làm

- Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa

- Tăng giá trị sản phẩm do người tiêu dùng phải trả tiền mua uy tín của sản phẩm

- Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tăng, điều này dẫn tới tăng trưởng cho kinh tế nói chung

Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Khi một thương hiệu

đã được khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy Không chỉ là doanh số bán hay lợi nhuận, … mà còn là cơ hội để tiếp cận thị trường dễ dàng hơn và sâu rộng hơn ngay cả khi là một chủng loại hàng hóa mới ( ví dụ : xe Wave, Lead, … của hãng xe Honda); tạo ra cơ hội thâm nhập

và chiếm lĩnh thị trường Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ Ngoài ra một thương hiệu mạnh sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn (nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm của chính những người tiêu dùng)

- Thu hút đầu tư: Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng Khi đã mang thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp

Trang 21

Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp: thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp

3 Giá trị của thương hiệu mang lại cho công ty :

Nói về giá trị thương hiệu, ai cũng thừa

nhận qua một ví dụ điển hình Đó là sức mạnh

của bia Heineken không phải ở công thức pha

chế bia mà ở chỗ trên toàn thế giới có rất

nhiều người muốn thưởng thức một chai

Heineken, rất nhiều người trên thê giới “kính

trọng” thương hiệu Heineken

Có rất nhiều quan điểm và cách đánh giá

khác nhau về giá trị thương hiệu, tuy nhiên,

trong các quan điểm đó thì định nghĩa của David Aaker ( trường Đại Học California-Mỹ) đưa ra vào năm 1991 là khá phổ biến và được nhiều học giả, nhiều các nhà quản trị tán đồng trong nghiên cứu và phân tích về giá trị thương hiệu Ông

cho rằng : giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền

với tên và biểu tượng của một thương hiệu (tài sản hữu hình), nó góp phần làm tăng thêm (hoặc giảm) giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ đối với công ty và các khách hàng của công ty Theo đó giá trị của một thương hiệu được hình thành từ

Trang 22

Khi định giá tài sản 1 doanh nghiệp, thương hiệu là yếu tố không thể bỏ qua Năm 1980, Công ty Schweppes đã mua lại hãng Crusch từ P&G với giá 220

triệu USD, trong đó chỉ có 20 triệu USD dành cho cơ sở vật chất, còn 200 triệu USD dành cho giá trị thương hiệu, chiếm tỉ trọng 91% Tương tự, hãng Nestlé khi mua lại công ty Rowntree đã chấp nhận tới 83% chi phí dành cho thương hiệu Và Unilever cũng đã mua thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD và sau

đó đổi mới hình ảnh, đưa P/S trở thành một trong những thương hiệu lớn của công

ty tại Việt Nam Như vậy rõ ràng thương hiệu là một tài sản có triển vọng khai thác trong tương lai và ngân sách dành cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là 1 dạng đầu tư có lợi nhất

Ở Việt Nam, có nhiều thương hiệu nổi tiếng đã được khẳng định như Trung Nguyên, Đồng Tâm, Kinh Ðô, Toàn Mỹ, Vinacafé, Vinamilk tuy nhiên hiện nay chưa có một nghiên cứu toàn diện nào đánh giá chính xác giá trị của từng thương hiệu Có một điều chắc chắn không thể phủ nhận là doanh nghiệp nào có ý thức đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu thì uy tín, hình ảnh và giá trị của họ trên thị trường sẽ được củng cố, và tài sản vô hình của họ cũng tăng lên tương ứng

Trang 23

III Tiến trình phát triển Thương hiệu

1 Mô hình phát triển thương hiệu bền vững (Dương Hữu Mạnh, 2005)

N/C thị trường:

phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Định vị thương hiệu trong phân khúc đã chọn trên cơ

sở 1 chiến lược marketing tổng thể nhằm vào khách hàng mục tiêu

Đã ký bảo hộ thương

hiệu

Thương hiệu bền vững

Khách hàng chấp nhận

và gắn bó trung thành vơi thương hiệu

Xây dựng đặc tính và bản sắc riêng cho thương hiệu

Nâng cao chất lượng dịch vụ và hậu mãi

 Cơ chế chính sách

 Tăng cường năng lực kinh doanh và quản lý thương hiệu

 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương hiệu cho doanh nghiệp

 Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia

 Tăng cường việc thực thi các chính sách và luật bảo hộ thương hiệu

Trang 24

Vấn đề phát triển thương hiệu:

Việc tạo dựng thành công một thương hiệu đã khó, nhưng việc bảo vệ và phát triển thương hiệu sẽ càng khó hơn nhiều Để duy trì và tạo dựng uy tín đối với sản phẩm đòi hỏi các công ty cần phải chủ động và sáng tạo trong chiến lược phát triển thương hiệu của mình

Chiến lược phát triển thương hiệu trước hết phải có một chiến lược lâu dài bao gồm cả các chương trình tiếp thị và xúc tiến giới thiệu sản phẩm phù hợp Chiến lược thương hiệu nên tập trung hướng tới khách hàng, làm sao để sản phẩm của mình đem lại cho khách hàng cảm giác thật nhất và đáng tin cậy nhất

Chiến lược thương hiệu nào nhắm đến đúng nhu cầu của khách hàng với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp sẽ nhanh chóng thu hút và tạo ra sự tin cậy từ phía khách hàng

Giai đoạn phát triển thương hiệu là giai đoạn quan trọng nhất, bởi khi này người mua sẽ xác nhận được vấn đề hay nhu cầu mà mình cần có Do đó, lúc này chiến lược quảng bá của công ty có vai trò quan trọng để thu hút khách hàng chú ý

và tìm hiểu thương hiệu sản phẩm của mình

Và khi khách hàng đã chọn mua sản phẩm của công ty mình rồi thì điều quan trọng cuối cùng là có thực sự khách hàng nhớ đến thương hiệu của công ty mà sẽ tới mua lần nữa hay không là phải chính là hành vi hậu mãi sau bán hàng của công ty

2 Các chiến lược phát triển thương hiệu:

2.1 Chiến lược thương hiệu gia đình :

Đại bộ phận là một thương hiệu duy nhất chung cho tất cả các chủng loại hàng hóa khác nhau ( ví dụ : mọi hàng hóa của Tập đoàn Matsushita đều mang thương hiệu hoặc National hoặc là Panasonic, cho dù hàng hóa đó là hàng điện tử hay điện máy hoặc các loại hàng hóa khác) Đây là mô hình truyền thống được rất nhiều công ty và tập đoàn lớn trên thế giới sử dụng Theo mô hình này thì có các chiến lược như:

 Chiến lược thương hiệu theo nhóm : Là chiến lược đặt cùng một thương

hiệu và một thông điệp cho nhóm các sản phẩm có cùng một thuộc tính hoặc chức

Trang 25

năng Chẳng hạn loại rượu Johnie Walker có các chất lượng thể hiện qua màu: đỏ, đen,vàng, xanh

 Chiến lược thương hiệu hình ô : Công ty đưa ra những sản phẩm cho nhiều

ngành khác nhau nhưng dưới cùng một tên hiệu duy nhất Mỗi sản phẩm đều có những công cụ quảng cáo riêng biệt và phát triển thông tin riêng của chúng Ví dụ : với thương hiệu Yamaha-chúng ta có thể nói đến xe máy Yamaha, đàn piano Yamaha và ghi ta Yamaha; hoặc với TOSHIBA dùng chung cho tất cả các sản phẩm như tivi, đầu máy, tủ lạnh, …

 Chiến lược thương hiệu theo dãy sản phẩm : Là cách thức doanh nghiệp

đưa ra thêm sản phẩm nhằm bổ sung cho sản phẩm có thương hiệu được chấp nhận trên thị trường Bằng cách là doanh nghiệp khai thác được sự thành công của một thương hiệu đã nổi tiếng Ví dụ như : dãy sản phẩm dầu gội Sunsilk, dầu xã Sunsilk, thuốc nhuộm tóc Sunsilk,…

2.2 Chiến lược thương hiệu cá biệt:

Là chiến lược sư dụng thương hiệu riêng cho từng loại sản phẩm, thường áp dụng cho những sản phẩm thiết yếu, tần suất tiêu dùng cao, và sản phẩm khó phân biệt sự khác biệt với những sản phẩm khác Công ty sử dụng chiến lược đa khúc (đưa ra nhiều sản phẩm hướng vào nhiều phân khúc thị trường khác nhau)

 Chiến lược thương hiệu theo sản phẩm : công ty sử dụng nhiều nhãn hiệu

khác nhau cho những sản phẩm hay dịch vụ khác nhau của doanh nghiệp Ví dụ : tập đoàn P&G tung ra thị trường nhiều loại dầu gội với các tên gọi khác nhau : dầu gội và dầu xã Rejoice, Pantene, Head & Shoulder,…

 Chiến lược theo dòng sản phẩm : là tạo ra các thương hiệu cho từng loại

hoặc dòng sản phẩm nhất định, mang tính độc lập, ít hoặc không liên hệ với thương hiệu gia đình Chẳng hạn, thương hiệu P&G rất thành công với mô hình này, các sản phẩm của họ có rất nhiều thương hiệu như : Tide, Downy, Camay, Head & Shoulder, Rejoice, Pantene, Oral B, Olay,…

2.3 Chiến lược đa thương hiệu :

Là kết hợp đồng thời cả chiến lược thương hiệu gia đình và chiến lược thương hiệu cá biệt

Trang 26

 Chiến lược kết hợp song song : tạo ra những sản phẩm song song có vai trò

như nhau Ví dụ như: Bia 333 và Bia Sài Gòn

 Chiến lược kết hợp không song song : kết hợp trong đó một thương hiệu

mang tính chủ đạo, còn kia mang tính bổ sung Ví dụ : Nescafe và Nestea cu Nestle

2.4 Chiến lược mở rộng thương hiệu :

Là giới thiệu một sản phẩm mới thuộc một ngành khác với ngành hàng hiện hữu nhưng lại sử dụng cùng tên (nhãn hiệu) với sản phẩm thuộc dòng sản phẩm hiện hữu Mở rộng thương hiệu gần như là dựa vào tài sản một thương hiệu để bán sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới Để thành công với chiến lược mở rộng thương hiệu thì:

 Mở rộng phải dựa trên liên tưởng về một thuộc tính, tính năng mạnh mẻ nào

đó

 Mở rộng phải dựa trên một liên tưởng về một lợi ích nổi trội nào đó

 Mở rộng phải dựa trên bản sắc thương hiệu

2.5 Chiến lược củng cố thương hiệu :

Sau quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu thì để cho thương hiệu mạnh, việc kế tiếp là phải giữ vững và củng cố thương hiệu đó Để thương hiệu đó không chỉ phát triển trong nước mà còn cả trên thị trường thế giới

3 Các hình thức quảng bá thương hiệu hiệu quả :

3.1 Quảng cáo thương hiệu :

Quảng cáo thương hiệu là hoạt động quan trọng các hoạt động quảng bá thương hiệu, không chỉ trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường mà còn góp phần từng bước duy trì nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu trong suốt quá trình

phát triển của doanh nghiệp

- Tạo ra sự nhận thức về thương hiệu

- Tạo sự hiểu biết về thương hiệu

- Thuyết phục quyết định mua hàng các khách hàng

- Mục tiêu hành động để duy trì lòng trung thành của khách hàng

Trang 27

Một số công cụ quảng cáo :

- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng : Báo chí, truyền hình,

truyền thông,…

- Quảng cáo ngoài trời :các tấm áp phích, các loại banner trên đường phố,

quảng cáo trên xe buýt, xe taxi, bảng đèn điện tử, những pano quảng cáo…

- Trưng bày tại các điểm bán : dùng người giao hàng tại các trung tâm

thương mại, tận dụng các lối đi, quầy kệ, bố trí âm thanh, tivi, video, hay phương tiện truyền thông ngay tại cửa hàng để tác động trực tiếp đến người mua

- Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bán hàng trực tiếp : sử dụng lực lượng

bán hàng, chào hàng có kỹ năng tốt, tính chuyên nghiệp cao, nắm vững tâm lý

và hiểu rõ sản phẩm để tiếp xúc trực tiếp nhằm giới thiệu và thuyết phục khách hàng

- Quảng cáo trực tiếp : dùng thư tín, điện thoại, email, tờ rơi internet, gửi

catalogue,… cho khách hàng

3.2 Quan hệ công chúng –PR :

Là điều hành những chương trình hành động nhằm tranh thủ sự hiểu biết của

công chúng dành cho sản phẩm của công ty bằng cách dùng truyền thông

 Tạo ra nhận thức có lợi của công chúng về sản phẩm

 Tạo lập hình ảnh tốt về doanh nghiệp, xử lý hoặc chặn đứng các tin đồn, các

sự kiện bất lợi cho công ty

 Marketing sự kiện và tài trợ

Là hình thức sử dụng nhân viên bán hàng để thuyết phục khách hàng tiềm

năng mua hàng, dịch vụ của doanh nghiệp

Trang 28

Mục tiêu bán hàng trực tiếp :

 Giúp khách hàng cảm thấy được sự quan tâm riêng

 Thiết lập mối quan hệ rộng

 Giúp khách hàng ra quyết định mua nhanh hơn

Là hoạt động của doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàng mua hàng và làm

tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn bằng cách giành những lợi ích nhất định cho khách hàng

 Khuyến khích trước mắt nhằm gây tác động đến nhu cầu mua của khách

 Tặng hàng hóa cho khách hàng cung ứng dịch vụ không thu tiền

 Bán hàng cung cấp dịch vụ với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng trong thời gian ngắn

 Bán hàng có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng và theo thể lệ đã công bố

 Bán hàng có kèm theo phiếu xổ số, phiếu giảm giá cho khách hàng…

4 Bảo vệ thương hiệu :

Trong khi phải tuân thủ các bước trong quy trình phức tạp để xây dựng được một thương hiệu doanh nghiệp (hay sản phẩm) thì song song với nó doanh nghiệp

Trang 29

phải có kế hoạch bảo vệ thương hiệu một cách hiệu quả Khi có thương hiệu mạnh, nếu không biết bảo vệ thì sẽ có ngày doanh nghiệp phải “khóc hận" vì dễ bị nẫng tay trên

Đối với mỗi doanh nghiệp việc bảo vệ thương hiệu bao gồm hai phần : Bảo

hộ những yếu tố cấu thương hiệu và xây dựng hệ thồng rào cản cần thiết ngăn chặn khả năng tấn công của các thương hiệu khác

4.1 Bảo hộ những yếu tố cấu thành nên thương hiệu :

Đối với doanh nghiệp khi đi đăng ký bảo hộ thương hiệu cần phải tìm hiểu và nắm rõ các qui định của pháp luật hiện hành, việc này đòi hỏi người tiếp cận và tiền hành phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ Để chuẩn

bị cho việc đăng ký, cần thiết thì các doanh nghiệp phải có sự hỗ trợ của các luật sư

để giúp doanh nghiệp mọi thủ tục đăng ký

4.2 Tạo các rào cản chống xâm phạm thương hiệu :

Thuật ngữ “rào cản” được hiểu là mọi tác nghiệp, biện pháp và hoạt động được chủ động đưa ra từ phía doanh nghiệp nhằm hạn chế hoặc cản trở những chủ thể khác vô tình hay cố ý xâm phạm đến thương hiệu của công ty Có thể chia một cách tương đối các rào cản thành hai nhóm : nhóm rào cản kỹ thuật và nhóm rào cản kinh tế, tâm lý xã hội

 Tạo tên thương hiệu và các biểu tượng khó trùng lặp

 Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao

 Thường xuyên đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao bì

 Chống xâm phạm thương hiệu thông qua đánh dấu bao bì và hàng hóa

 Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu

 Các rào cản kinh tế và tâm lý xã hội trong bảo vệ thương hiệu :

 Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa

 Tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hóa và doanh nghiệp, tạo sự thân thiện với khách hàng

 Duy trì và nâng cao chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ

 Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái

Trang 30

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

YẾN SÀO KHÁNH HÒA

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Yến Sào Khánh

Hòa

1.1 Quá trình hình thành của công ty :

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hoà là doanh

nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 78/QĐ-UB ngày 16/01/1993

của UBND tỉnh Khánh Hòa Đến ngày 26/10/2009 Công ty Yến sào Khánh Hòa

chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa

theo quyết định số 2692/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt

điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Công ty sản xuất kinh doanh chuyên

ngành yến các loại (các sản phẩm liên quan đến yến)

- Tên thương mại : Công ty YẾN SÀO KHÁNH HÒA

- Tên công ty bằng tiếng Anh : KHANH HOA SALANGANES NEST

- Giấy phép kinh doanh số : 4200338918, cấp ngày 26/11/2009

- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc : Ông LÊ HỮU HOÀNG

1.2 Quá trình phát triển :

Năm 2001, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa đã

đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu công suất 2.000 tấn nguyên

liệu/năm, thu hút trên 700 lao động tại địa phương và đạt doanh thu bình quân hơn

20 ty đồng/năm Cuối năm 2001, Công ty đã tiếp nhận Trại dừa Cam Thịnh, thực

CHƯƠNG

II

Trang 31

hiện quản lý và khai thác 237 ha dừa với sản lượng bình quân 450.000 quả/năm Đầu năm 2003 tiến hành xây dựng Xưởng chế biến xơ dừa và hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa

Chào mừng tháng Du lịch Khánh Hòa và chuẩn bị cho năm Du lịch Khánh Hòa-08/2003, được sự cho phép của UBND Tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yến Sào đã khai trương khu du lịch Hòn Nội đầu tư bằng vốn tự có của công ty và hợp tác kinh doanh cùng Ban Quản lý khu bảo tồn biến Hòn Mun thành lập du lịch Hòn Mun phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và quốc tế

Thực hiện theo chỉ đạo của UBND Tỉnh Khánh Hòa, đầu năm 2004, công ty Yến sào Khánh Hòa đã thành lập Ban quản lý Dự án thực nghiệm Nuôi chim yến trong nhà với trách nhiệm quản lý, triển khai Dự án thực nghiệm này Cũng dựa vào các nghiên cứu sinh học sinh sản chim yến của Việt Nam và các thử nghiệm nuôi chim yến hang động tại các đảo mà công ty đã triển khai hơn mười năm qua, Trung tâm kỹ thuật Công nghệ Nuôi Chim Yến SANATECH trực thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa được hình thành Trung tâm với chức năng chính là : thực hiện khảo sát, chuyển giao bí quyết, kỹ thuật, công nghệ ấp nuôi nhân tạo chim yến cho các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị nuôi chim yến trong nhà Giải pháp tăng đàn nhân rộng nhà yến, hang yến trong và ngoài nước Giải pháp kỹ thuật công nghệ xây dựng nhà yến, làng Yến sào Việt Nam Liên kết đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật phát triển nhà yến Thực hiện các dự án và đề án nghiên cứu khoa học về chim yến Hiện nay, trung tâm Sanatech cũng đã chuyển giao kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến để lấy tổ ở các tỉnh trong cả nước như Đà Năng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gò Công, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Côn Đảo, Bạc Liêu, Kiêng Giang,… Và một số ngôi nhà yến đã bắt đầu thu hoạch tổ

Từ nhiệm vụ quản lý và khai thác yến sào, nguồn tài nguyên quý hiếm của Tỉnh nhà, công ty đã thành lập Xưởng Chế biến nguyên liệu yến sào Với nhiều hình thức phong phú, nhất là các dạng sản phẩm yến sào tinh chế 3g và 5g, Công ty

đã đưa giá trị bỗ dưỡng của yến sào đến với nhiều tầng lớp người tiêu dùng Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng với thế mạnh là nhà khai thác trực tiếp sản phẩm yến sào, Công ty đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm

Trang 32

nước yến sào cao cấp Sanest với nhiều dòng sản phẩm đa dạng phong phú, được sản xuất tại Nhà máy Nước giải khát cao cấp Yến Sào

Trong thời quan qua, công ty đã triển khai và thực hiện thành công các đề tài

về di dời đàn chim yến và các dự án thực nghiệm, đây là tiền đề quan trọng cho việc định hướng về di đàn và phát triển đàn chim yến trong tương lai Công ty đã thành công trong việc di đàn đến hang hòn Rơm tạo thành hang yến mới, trong năm 2006

đã phát triển thêm các hang yến mới là Hang Gôm, Hang Đôi, Hang Sào Cao trong vịnh Nha Trang Năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 phát triển thêm 36 hang Thành công này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên yến sào Công ty cũng đã thành lập Trung tâm Phát triển tài nguyên yến sào Vạn Ninh để khôi phục lại các hang yến tự nhiên tại huyện Vạn Ninh Công ty đang tiếp tục thực hiện các biện pháp nhân đàn, di đàn để bảo tồn và phát triển số lượng đàn yến tại vùng biển đảo nơi đây

Và cũng với phương châm “khác biệt hóa” để chứng minh tính vượt trội của sản phẩm chế biến từ yến sào, Công ty đã tiếp nhận và đưa Nhà máy Thực phẩm cao cấp Sanest Foods đi vào hoạt động vào những tháng cuối năm 2007, với sản phẩm đầu tiên là bánh cao cấp yến sào Sanest Cake Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất bánh cao cấp yến sào Thời gian đến, Nhà máy sẽ cho ra đời một

số mặt hàng hải sản cao cấp khác như vi cá, cá ngựa sấy khô đóng hộp…

Trong tháng 9/2007, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã liên kết với đối tác khai thác phát huy hiệu quả một Nhà máy nước khoáng thiên nhiên Công ty Yến sào thực hiện xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu nước khoáng thiên nhiên Sanna theo tiêu chuẩn quốc tế Sự hợp tác liên kết kinh tế đã phát huy hiệu quả kinh

tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp một phần vào sự tăng trưởng sản phẩm công nghiệp địa phương và số thu nộp Ngân sách

Các sản phẩm trên đều được sản xuất trên dây chuyền tự động, khép kín với công nghệ tiên tiến của CHLB Đức và Italia từ khâu nguyên liệu đến khâu đóng gói sản phẩm Đồng thời, Công ty đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9001:2000 và HACCP tại các Nhà máynhằm đảm bảo chất lượng ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng tiến trình tiêu chuẩn hóa trong thời kỳ hội nhập

Trang 33

Câu Slogan : « Sanest – Nguồn bổ dưỡng thiên nhiên diệu kỳ » đạt Giải thưởng Slogan ấn tượng năm 2007 cũng trên cơ sở đồng hành với sự phát triển của cộng đồng

mà Công ty Yến sào Khánh Hòa quyết tâm thực hiện

Cũng từ phát huy thế mạnh là nhà quản lý trực tiếp các đảo yến trong vùng biển Khánh Hòa, Công ty đã cho ra đời Trung tâm Dịch vụ Du lịch Sanest Tourist, nhằmthể hiện hình ảnh của Công ty với du khách – cũng là người tiêu dùng Qua Trung Tâm, du khách biết đến truyền thống ngành nghề yến sào Khánh Hòa, thấy tận mắt nơi chim yến sinh sống và giá trị bổ dưỡng chính hiệu của Yến sào Khánh Hòa Mặt khác, loại hình du lịch tham quan đảo yến cũng góp thêm phần phong phú cho dịch vụ du lịch biển đảo của địa phương Nha Trang – Khánh Hòa

Và để tạo thế khép kín cho dịch vụ du lịch, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao và đang triển khai xây dựng khách sạn nhà hàng đạt tiêu chuẩn 4 sao trong khuôn viên bờ biển Vịnh Nha Trang, lượng khách quốc tế và nội địa lưu trú luôn tăng cao Với hệ thống các khách sạn này, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa sẽ có cơ hội khai thác và phát huy mạnh mẽ nhiều hơn nữa tiềm năng du lịch của mình, tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững

Bên cạnh đó thì vào ngày 20-8-2010, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm Quảng bá sản phẩm và nhà hàng Yến Sào Trung tâm ra đời với mong muốn giới thiệu đến du khách và người dân địa phương những món ăn ngon, bổ dưỡng được chế biến từ yến sào; đồng thời gìn giữ, tôn tạo giá trị truyền thống của ngành nghề yến sào Khánh Hòa

Điểm khác biệt rõ nét của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa là một đơn vị vừa làm kinh tế, vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo

vệ vùng biên giới hải đảo của Tổ quốc

Nền tảng văn hóa của Công ty dựa trên bề dày lịch sử của 700 năm ngành nghề yến sào Tự hào về truyền thống ngành nghề, mong muốn kế thừa, chuyển giao và lưu giữ bí quyết, kỹ thuật khai thác gia truyền từ người dân trong từng thế hệ nối tiếp nhau nhằm duy trì và phát triển sự nghiệp bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống của dân tộc theo định hướng bền vững

Chiến lược phát triển của Công ty mang tính nhân văn sâu sắc, luôn hướng đến giá trị chân thiện mỹ và cống hiến cho cộng đồng xã hội Biểu hiện cụ thể trong nghiên

Trang 34

cứu đề tài Nuôi chim yến, mở ra mô hình kinh tế mới, đem lại nghề mới cho người dân Việt Nam ; nghiên cứu những sản phẩm chế biến từ yến để phục vụ cho sức khỏe con người ; bảo tồn và duy trì lễ hội truyền thống nghề yến – nét văn hóa đặc thù ; mở rộng tìm hiểu lịch sử nghề yến trong tour du lịch đảo yến,

2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu:

2.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

 Quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp sản

phẩm yến sào ( ngành kinh doanh chính)

 Thu mua, gia công chế biến, kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng nông - thủy

sản các lọai, vật liệu và công cụ phục vụ sản xuất

 Sản xuất nước giải khát cao cấp từ yến sào, chế biến các sản phẩm từ yến sào

và các loại hải sản cao cấp

 Kinh doanh, mua bán ký gửi hàng hóa

 Dịch vụ du lịch, khách sạn,nhà hàng ăn uống, kinh doanh lữ hành nội địa và

quốc tế

 Trong đó, quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp sản phẩm yến sào là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Hiện nay Công ty đang quản lý và khai thác yến sào trên 8 đảo thuộc vùng biển Khánh Hòa với hơn 30 hang yến lớn nhỏ

2.2 Các đơn vị trực thuộc :

1) Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến Sào

2) Trung tâm dịc vụ du lịch Sanest Tourist

3) Trại dừa Cam Ranh

4) Nhà máy nước Giải khát Sanna

5) Nhà máy thực phẩm cao cấp Sanest Foods

6) Trung tâm kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến Sanatech

7) Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

8) Chi nhánh Hà Nội

9) Chi nhánh Đà Nẵng

10) Trung tâm quản lý Yến Sào Vạn Ninh

11) Trung tâm văn hóa ẩm thực Yến Sào

12) Trung tâm du lịch tuyến Bắc Nam

Trang 35

13) Công ty Cổ Phần chế biến Nông sản xuất khẩu Khánh Hòa

14) Công ty Cổ Phần Du lịch Thương mại Nha Trang

15) Công ty Cổ Phần Dịch vụ văn hóa và Quảng cáo Khánh Hòa

16) Trung tâm quảng bá sản phẩm và nhà hàng Yến sào

Mỗi đơn vị trực thuộc đều có người đứng đầu chịu trách nhiệm báo cáo sản xuất kinh doanh của mình lên các phòng ban của Công ty tùy theo chức năng phân công nhiệm vụ của các phòng ban đó, phòng ban đưa lên cho phó giám đốc phụ trách và giám đốc

2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:

 Quản lý, khai thác, kinh doanh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm Yến sào

 Thu mua, gia công, chế biến, kinh doanh nông thủy sản và các loại vật liệu

 Dịch vụ du lịch, nhà hàng ăn uống, kinh doanh du lịch lữ hành nội đại

 Sản xuất đồ uống không cồn

 Kinh doanh ký gửi hàng hóa

 Chuyển giao công nghệ nuôi chim yến trong nhà

 Xây dựng thực hiện kế hoạch không ngừng năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Sản xuất kinh doanh các mặt hàng đã được đăng ký kinh doanh

 Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước và Ngân hàng, Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách kinh tế của Nhà nước

 Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ thuật chuyên môn cán bộ công nhân viên trong Công ty

 Chăm lo đời sống và điều kiện làm việc cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty

 Bảo vệ và phát triển vốn kinh doanh của công ty

 Bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn trật tự an ninh, bảo đảm an toàn an ninh xã hội

 Không ngừng cải tiến máy móc thiết bị

 Không ngừng nâng tầm thương hiệu Yến Sào Khánh Hòa trong cả nước và nước ngoài

3 Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty :

Trang 36

3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Yến sáo Khánh Hòa

PHÒNG KHOA HỌC

PHÒNG KINH DOANH

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

ĐỘI KỸ THUẬT

ĐỘI QLBV ĐẢO

KHỐI ĐẢO YẾN

NM NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO SANEST

TRUNG TÂM DỊCH VỤ-DU LỊCH SANEST TOURIST

TTKT NUÔI CHIM YẾN SANATECH

NHÀ MÁY THỰC PHẨM CAO CẤP SANEST FOODS

CTCP DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI NHA

CHI NHÁNH TP HCM

Trang 37

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Ban :

Ban giám đốc : (BGĐ)

- BGĐ Tổng Công ty chịu trách nhiệm lập BCTC phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong những năm tài chính trong việc lập BCTC này , BGĐ phải:

- Chọn lựa chính sách kế toán thích hợp và áp dụng chính sách này một cách nhất quán

- Thực hiện các phán đoán và ước tính một cách thận trọng

- Công bố các chuẩn mực kế toán phải tuân theo trong các vấn đề trọng yếu được công bố và giải trình trong BCTC

- Lập BCTC trên cơ sở hoạt động liên tục trừ trường hợp không thể giả định rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động liên tục

- BGĐ phải đảm bảo rằng, Công ty đã tuân theo các yêu cầu nêu trên khi lập BCTC trên các sổ kế toán thích hợp được lưu trữ đầy đủ để phản ánh tại bất kỳ thời điểm nào, với mức độ chính xác hợp lý tình hình tài chính của Công ty và BCTC được lập tuân thủ theo chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành

Phòng kế hoạch - tài vụ :

- Gồm một kế toán trưởng, 2 phó phòng và 8 nhân viên Nhiệm vụ :

 Giúp Tổng giám đốc thực hiện chức năng quản lý, sử dụng nguồn vốn, tài sản, nguồn quỹ theo qui định của Nhà nước

 Chủ động tìm kiếm nguồn vốn vay sao cho hiệu quả mang lại cho Công ty là tối

ưu nhất

 Thanh toán hàng hóa, thu hồi công nợ nhanh chóng tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Trang 38

 Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và trước Công ty về các hoạt động tái chính của Công ty

 Phấn đấu giảm chi phí lưu thông góp phần đem lại lợi nhuận cho Công ty

 Thực hiện phân phối lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ quy định

 Sử dụng hợp lý các nguồn tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên

 Thực hiện báo cáo chính xác, kịp thời theo qui định hiện hành

 Theo dõi và điều hành hoạt động tài chính của Công ty và báo cáo lên ban giám đốc, nếu có vấn đề gì sẽ có biện pháp giải quyết kịp thời đảm bảo tình hình hoạt động tài chính của Công ty hoạt động lành mạnh

Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu :

- Gồm 1 Trưởng phòng, 2 phó phòng và 6 nhân viên Có nhiệm vụ :

 Quản lý và điều phối các hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, đại diện Công ty trong các giao dịch đối nội, đối ngoại cũng như các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty

 Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh, đa dạng hóa các ngành nghề và các sản phẩm kinh doanh

 Tham gia trực tiếp tổ chức kinh doanh với khách hàng trong và ngoài nước

 Tổ chức đàm phán và thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị trong và ngoài nước… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh của Công ty

 Xây dựng chiến lược ngắn hạn và dài hạn của Công ty, thực hiện các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại hiệu quả cho Công ty

 Chịu trách nhiệm chính về các hoạt động và hiệu quả kinh doanh trước tập thể cán bộ công nhân viên và giám đốc

Trang 39

Phòng khoa học công nghệ :

- Quản lý hệ thống máy tính của Công ty để kịp thời sửa chữa, thay thế

- Đảm bảo cho dòng thông tin được lưu chuyển thông suốt, giúp cho hoạt động sản xuất của Công ty được trôi chảy

- Triển khai thực hiện các đề tài khoa học, quản lý chỉ đạo thực hiện ISO và HACCP tại Công ty và các đơn vị trực thuộc

Phòng tổng hợp :

- Có 9 nhân viên và có nhiệm vụ chính là :

 Chỉ đạo xét duyệt mức lao động

 Nghiên cứu chế độ tiền lương, lập phương án nâng cao mức lương, mức thưởng

 Nghiên cứu nhu cầu làm việc và khả năng làm việc để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ,…

 Quản lý hồ sơ lý lịch của nhân viên và các giấy tờ văn thư, đánh giá chất lượng cán bộ nhân viên

 Sắp xếp cơ cấu bộ máy quản lý và các đợn vị trực thuộc, xây dựng quy chế Công

ty

Đội kỹ thuật :

- Tham mưu cho Phó Giám đốc các lĩnh vực như : định mức kinh tế kỹ thuật, phương án kỹ thuật,…

- Phối hợp với phòng kinh doanh trong việc ký kết, thi công, xây dựng…

Ban chỉ huy lực lượng bảo vệ đảo yến :

- Bảo vệ đảo nơi có chim yến sinh sống

- Đảm bảo cho việc khai thác đảo yến được diễn ra an toàn và hiệu quả

Trang 40

- Kiểm tra định kỳ và đột xuất thường xuyên các hang yến, xem xét tình hình phát triển của các hàng yến, lập biên bản báo cáo trình lên giám đốc nhằm chống hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra Bảo vệ an ninh trật tự an toàn

Đội tàu :

- Chịu trách nhiệm trực tiếp dưới sự quản lý của phòng tổng hợp Đội tàu có nhiệm

vụ vận chuyển hàng hóa cũng như tài sản con người từ đất liền ra các đảo và ngược lại, thực hiện việc tiếp phẩm định kỳ cung cấp lương thực thực phẩm, nước sinh hoạt cho công nhân viên các đảo

4 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm

qua (2008,2009,2010)

Ngày đăng: 29/07/2014, 18:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Quá trình ra quyết định mua sắm của khách hàng (Dương Hữu Mạnh, 2005) - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 1. Quá trình ra quyết định mua sắm của khách hàng (Dương Hữu Mạnh, 2005) (Trang 19)
Bảng 2.1 : Bảng tóm tắt tình hình tài sài và nguồn của công ty những năm gần đây. - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt tình hình tài sài và nguồn của công ty những năm gần đây (Trang 41)
Hình 3.1: Một số hình ảnh về sản phẩm nước yến sanest cao cấp của công ty - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 3.1 Một số hình ảnh về sản phẩm nước yến sanest cao cấp của công ty (Trang 57)
Hình 3.2 : Hình ảnh logo thương hiệu Sanest-yến sào Khánh Hòa. - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 3.2 Hình ảnh logo thương hiệu Sanest-yến sào Khánh Hòa (Trang 60)
Hình 3.3 : Một số mẫu bao bì của sản phẩm Sanest-yến sào. - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 3.3 Một số mẫu bao bì của sản phẩm Sanest-yến sào (Trang 63)
Hình 3.4 : Hình ảnh thương hiệu công ty Yến Sào Khánh Hòa. - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 3.4 Hình ảnh thương hiệu công ty Yến Sào Khánh Hòa (Trang 64)
Hình 3.5 : Hình ảnh về Nha Trang- Khánh Hòa. - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 3.5 Hình ảnh về Nha Trang- Khánh Hòa (Trang 66)
Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như : - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như : (Trang 68)
Hình 3.6 :Hình ảnh một số sản phẩm về yến của công ty Dona NewTower. - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 3.6 Hình ảnh một số sản phẩm về yến của công ty Dona NewTower (Trang 72)
Hình 3.7: Một số sản phẩm chủ lực của công ty: - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 3.7 Một số sản phẩm chủ lực của công ty: (Trang 73)
Hình 3.8 : Một số sản phẩm của công ty - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 3.8 Một số sản phẩm của công ty (Trang 74)
Hình 3.9 : Các sản phẩm về yến tinh chế của công ty Yến Việt - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Hình 3.9 Các sản phẩm về yến tinh chế của công ty Yến Việt (Trang 75)
Bảng  3.2:  Bảng  phân  tích  các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  quyết  định  mua  sản  phẩm  Sanest-yến sào - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
ng 3.2: Bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Sanest-yến sào (Trang 81)
Bảng  3.3:  Bảng  phân  tích  thói  quen  tiêu  dùng  của  khách  hàng  như  giới  tính,  tuổi  tác - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
ng 3.3: Bảng phân tích thói quen tiêu dùng của khách hàng như giới tính, tuổi tác (Trang 82)
Bảng 3.4: Bảng điều tra khách hàng sau khi mua sản phẩm thì khách hàng đánh giá  như thế nào về dịch vụ hậu mãi của công ty - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Bảng 3.4 Bảng điều tra khách hàng sau khi mua sản phẩm thì khách hàng đánh giá như thế nào về dịch vụ hậu mãi của công ty (Trang 83)
Bảng 3.5: Bảng phân tích yếu tố Khách hàng thường biết đến thương hiệu Sanest từ  các kênh thông tin nào - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Bảng 3.5 Bảng phân tích yếu tố Khách hàng thường biết đến thương hiệu Sanest từ các kênh thông tin nào (Trang 84)
Bảng 3.6: Bảng phân tích yếu tố các chương trình quảng bá thương hiệu Sanest- Sanest-yến sào của công ty - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Bảng 3.6 Bảng phân tích yếu tố các chương trình quảng bá thương hiệu Sanest- Sanest-yến sào của công ty (Trang 85)
Bảng 3.7: Bảng phân tích nơi khách hàng thường mua sản phẩm Sanest-yến sào - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
Bảng 3.7 Bảng phân tích nơi khách hàng thường mua sản phẩm Sanest-yến sào (Trang 88)
BẢNG CÂU HỎI  ĐIỀU TRA. - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA (Trang 109)
BẢNG NGUỒN VỐN - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
BẢNG NGUỒN VỐN (Trang 112)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 114)
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH - Phát triển thương hiệu sanest  yến sào khánh hòa tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 117)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w