Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
1,23 MB
Nội dung
258 Tiêu diệt côn trùng có hại gồm các nhóm côn trùng bắt mồi ăn thịt, ký sinh tiêu diệt các loài sâu hại. Một mặt chúng làm giảm số lượng cá thể các loài gây hại, mặt khác góp phần cân bằng hệ sinh thái. Thuộc các nhóm côn trùng này có Chuồn chuồn, Cánh cứng, Cánh màng, Hai cánh, Bọ ngựa và đặc biệt là ong ký sinh. Ví dụ như Bọ rùa châu Úc (Rdolia cardinalis) ăn rệp sáp hại cây (Icerya purchasi), Bọ rùa vằn (Coccinella repanda), Bọ rùa 7 chấm (Coccinella septempunctata), Bọ rùa 8 chấm (Synpharmonia octomaculata), Hổ trùng (Cicindella sexpuctata), Ruồi ăn sâu (Asilidae), Ruồi ăn rệp (Syrphidae), Ruồi ký sinh (Tachinidae), Ong kén nhỏ (Branconidae), Ong đất bụng xanh (Scelionidae), Ong mắt đỏ (Trichogrammatidae) Nông dân Việt Nam thường dùng kiến Oecophylla smaragdina phòng trừ sâu hại lá cam. Một số loài được dùng làm nguyên liệu như tằm (Bombyx mori) được nuôi để lấy tơ tằm dệt vải, lấy xác nhộng làm thực phẩm. Ong mật có các loài Apis melifera, Apis cerana, được thuần hoá để nuôi phổ biến, lấy mật, sữa chua và sáp. loài ong muỗi, ong khoái quan được khai thác mật tự nhiên (trong rừng tràm, rừng rậm). Nhựa cánh kiến đỏ (do loài Laccifera lacca tiết ra) rất có giá trị trong các ngành công nghiệp hiện đại (điện, vũ trụ, hàng không) vì tính chất ưu việt của nó mà không có nhựa tổng hợp nào thay thế được (tính co giãn, đàn hồi không đáng kể khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, hằng số cách điện cao, chống tia tử ngoại, không thấm, ẩm, chịu a xit, kết dính và tạo màng ). Ngoài ra nhựa cánh kiến đỏ còn được sử dụng trong công nghiệp nhuộm, cao su, điện ảnh và mỹ nghệ. Nhiều côn trùng tạo thành chuỗi thức ăn quan trọng trong hệ sinh thái, chúng là thức ăn không thể thiếu của nhiều loài chim, ếch nhái, bò sát, cá và thú. Có nghĩa là côn trùng đóng góp một phần rất quan trọng cho bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái. 2.4.2 Nhóm côn trùng có hại Côn trùng đã gây những tổn thất rất lớn cho nền sản xuất nông nghiệp. Số liệu công bố hàng năm của nhiều nước trên thế giới là thiệt hại do côn trùng gây ra ngoài đồng ruộng lên đến 10 – 30% tổng giá trị, còn trong kho tàng thì dao động từ 10 – 50%. Thành phần loài và khả năng gây hại của côn trùng ở các quốc gia khác nhau thì rất khác nhau. Ví dụ như ở nước ta ngoài đồng ruộng phổ biến các loài sâu đục thân lúa (Schoenobius incertellus), sâu đục thân hai chấm (Tryporyza incertulas), sâu đục thân lúa 5 vạch (Chilo suppressalis), sâu gai (Hispa armigera), Bọ rầy xanh (Nephotettix apicalis), sâu năn (Pachydiphosis oryzae), Sâu loang (Earias fabia), Mọt gạo (Sitophilus oryzae), Mọt đậu xanh (Callosobruchus chinensis). 259 Nhóm gây hại kiến trúc nhà cửa, kho tàng, đê đập, cây trồng ăn quả và cây công nghiệp, đồ dùng len, dạ thận chí cả thực phẩm gồm nhiều loài mối (Isoptera), Mọt (Cánh cứng và Cánh vảy) Gián Các loài côn trùng này nhiều lúc đã tạo ra các thảm hoạ khôn lường như sụp đổ nhà cửa, cầu cống hay vỡ đê Nhóm côn trùng truyền bệnh cho người và gia súc: nhiều loài ruồi, muỗi là đối tượng truyền các bệnh hiểm nghèo như kiết lỵ, thương hàn, tả, sốt xuất huyết, sốt rét, ngủ li bì Bọ chét truyền bệnh dịch hạch, Chấy rận truyền bệnh sốt phát ban sốt chiến hào làm cho rất nhiều nạn nhân tử vong trong các cuộc chiến tranh. 2.4.3 Các biện pháp phòng chống sâu hại Có thể chia làm các loại biện pháp chính như sau: Các biện pháp phòng dịch: Sử dụng các biện pháp kiểm dịch, ngăn chặn sự lây lan của sâu hại trong từng địa phương, từng quốc gia. Sử dụng các biện pháp canh tác hợp lý: Tuyển chọn giống tốt, cho năng suất cao, kháng bệnh và sâu tốt, kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, luân canh, thay đổi giống cây trồng, vật nuôi Sử dụng các biện pháp cơ học và lý học: Diệt trừ sâu hại bằng cách dùng bẫy đèn, hào nước, bắt bằng tay, vợt, ánh nắng, tia cực tím Các biện pháp hoá học: Sử dụng hạn chế, phải đúng lúc và đúng thuốc, nên sử dụng nhiều thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch của sâu hại như côn trùng ký sinh, bắt mồi ăn thịt (ong ký sinh, bọ rùa, kiến, cá ). Sử dụng các nguồn bệnh sẵn có như vi khuẩn, nấm (vi khuẩn Bacilus thurigiensis, vi nấm Bauveria basiana, vi rut ). Nhìn chung không thể loại bỏ một biện pháp nào cả trong đấu tranh chống sâu hại, tuy nhiên biện pháp sinh học vẫn đang được khuyến khích sử dụng ngày càng nhiều và hiệu quả thật to lớn vì những tính chất ưu việt của nó. 3. Nguồn gốc và hướng tiến hoá của Có ống khí Về nguồn gốc của chân khớp khá rõ ràng. Tổ tiên của chúng là giun đốt (nhóm Giun nhiều tơ). Trong các nhóm động vật chân khớp thì nhóm Có khí quản đã thích nghi với điều kiện trên cạn từ rất sớm. Chúng sống trong đất ẩm, thảm mục hay trên bề mặt đất. Tuy vậy chúng vẫn có nhiều đặc điểm có quan hệ với đời sống dưới nước như phân đốt đồng hình, hô hấp qua bề mặt cơ thể, hệ bài tiết biến đổi từ hậu đơn thận Để thích nghi với điều kiện sống trên cạn, Có khí quản đã hình thành đầu có số đốt ổn định, hình thành cơ quan hô hấp là khí quản, cơ quan bài tiết là ống 260 malpighi Tuy vậy mức độ thích nghi với lối sống trên cạn khác nhau tuỳ nhóm. Ví dụ như Nhiều chân thì còn có nhiều đặc điểm cổ như phân đốt đồng hình, nhiều đốt, chưa phân biệt phần ngực với phần bụng, bụng còn phần phụ chuyển vận Ngược lại côn trùng thì tiến hoá theo hướng ổn định phần ngực và phần phụ ngực (đặc biệt là xuất hiện cánh giúp cho côn trùng phát tán nhanh chóng), phần phụ bụng tiêu giảm, số đốt bụng thu gọn (không quá 12 đốt). Bên cạnh đó côn trùng còn hình thành nhiều đặc điểm quan trọng chưa có ở nhiều chân như hoàn chỉnh ống khí, ống malpighi, tăng cường tầng cuticun chống mất nước, thụ tinh trong ). Nhờ vậy côn trùng phát triển rất mạnh và đã chiếm lĩnh hầu hết mọi sinh cảnh và nhanh chóng thích nghi mà không nhóm động vật nào sánh được. Đối với lớp động vật Nhiều chân thì nhóm động vật Chân môi là nhóm cổ hơn thể hiện số đốt nhiều, phân đốt đồng hình, còn nhóm Chân kép thì phân hoá xa hơn do cơ thể đã có hiện tượng tập trung từng đôi đốt. Đối với lớp côn trùng thì nhóm Hàm trong (Hàm ẩn) còn gần với tổ tiên hơn thể hiện các đặc điểm như chưa có cánh, chưa có biến thái, phần phụ còn có ở phần bụng Tuy vậy phần phụ miệng ẩn kín trong xoang miệng đã thể hiện sự gắn bó với môi trường đất và thảm mục. Nhóm Hàm ngoài (Hàm lộ) phát triển theo hướng ổn định số đốt, phát triển phần phụ miệng, hình thành cánh, xuất hiện biến thái Đầu tiên xuất hiện nhóm động vật biến thái không hoàn toàn, sau đó xuất hiện nhóm biến thái hoàn toàn (xuất hiện sớm hơn 70 triệu năm). Hoá thạch cổ nhất của động vật Nhiều chân tìm thấy vào đầu kỷ Đevon, cách đây khoảng 400 triệu năm, sau đó 20 triệu năm (Đevon giữa) mới xuất hiện côn trùng cổ như Đuôi bật (Collembola), Hàm cổ (Archaetognatha). Nhóm côn trùng có cánh xuất hiện sau đó 80 triệu năm (cuối cacbon) gần như đồng thời với các nhóm côn trùng cổ còn tồn tại đến ngày nay như Gián, Chuồn chuồn, Phù du Thời gian mà nhóm côn trùng có cánh chiếm lĩnh không gian ít nhất tới 100 triệu năm, khi mà Bò sát hay chim chưa xuất hiện. V. Nguồn gốc và tiến hoá của động vật Chân khớp Việc xác định nguồn gốc của chân khớp đã cho thấy chúng có nguồn gốc từ Giun nhiều tơ (trước đây người ta đã xếp chung động vật giun đốt và chân khớp vào một nhóm chung được gọi là ngành phân đốt (Articulata). Con đường chuyển từ giun đốt sang chân khớp là theo hướng phức tạp hoá cấu tạo cơ thể, cụ thể là sự phân đốt từ đồng hình sang dị hình, phức tạp hoá cấu trúc vỏ cơ thể như hoàn chỉnh biểu bì, phân hoá bao biểu mô cơ thành bó cơ, hình thành thể xoang hỗn hợp, biến đổi chi bên thành 261 phần phụ phân đốt, hình thành tim từ mạch máu lưng, phát triển mắt kép và nhất là quá trình đầu hoá (biến đổi các đốt phía trước thành đầu và phần phụ của chúng thành phần phụ miệng). Về nội quan thì ưu tiên phát triển khí quản và ống malpighi (ống malpighi vừa có khả năng bài tiết vừa có khả năng tái hấp thu nước), hình thành quá trình thụ tinh trong Gần đây người ta phát hiện thấy loài Giun nhiều tơ sống trong đất ẩm ở Malaixia (Lycastis vivax, Lycastopsis amboinensis) có cấu tạo thích nghi với điều kiện trên cạn như có vỏ cuticun dày, các hốc da giống như mầm của các khí quản, nhánh bụng của chi bên phân đốt. Điều này gợi cho ta bước chuyển từ tổ tiên giun đốt của động vật chân khớp đến tổ tiên chân khớp của động vật Có khí quản ở cạn là nhóm Nhiều chân. Động vật chân khớp đã sớm phân hoá thành nhiều nhánh khác nhau về mức độ đầu hoá, sự phân đốt của trưởng thành và ấu trùng Nhánh tiến hoá sớm nhất và thấp nhất là Trùng ba thuỳ, xuất hiện từ Đại cổ sinh. Khác với nhóm Có mang là không có đôi râu ngoài, phần phụ đầu không phân biệt với phần phụ ngực. Trùng ba thuỳ chỉ tồn tại đến cuối Đại cổ sinh, thế hệ con cháu của chúng hình thành nên động vật Có kìm. Đôi râu thứ nhất mất đi, phần phụ đầu biến đổi thành đôi kìm, đôi chân xúc giác và 2 đôi chân. Hai đôi phần phụ của thân thường hợp với đầu làm thành phần phụ của khối đầu ngực. Phần phụ của các đốt bụng trước thường làm nhiệm vụ hô hấp, các đôi sau tiêu giảm Như vậy Trùng ba thuỳ là nhóm trung gian để chuyển từ Giun nhiều tơ sang Có kìm. Trong nhóm Có kìm thì động vật Giáp cổ còn giữ đặc điểm hô hấp bằng mang, còn Hình nhện chuyển lên đời sống trên cạn. Nhánh tiến hoá thứ 2 là động vật Có mang được đặc trưng là 4 đốt thân trước hình thành đầu mang 4 đôi phần phụ là đôi râu ngoài và 3 đôi hàm. Tuy nhiên mức độ đầu hoá ở giáp xác còn thấp – đầu nguyên thuỷ (protocephalon). Nhánh thứ 3 là động vật Có khí quản. Khi chuyển lên trên cạn, chúng đã mất đi một số đặc điểm của giun đốt và hình thành nên một số đặc điểm mới về cấu tạo như phần phụ một nhánh, mất mang, ống dẫn thể xoang còn lại ở một số loài, còn phần lớn được thay thế bằng ống malpighi, râu tương ứng với râu trong của giáp xác. Bốn đốt đầu tập trung thành 1 khối, phần phụ 3 đốt đầu sau hình thành phần phụ miệng. Ba nhánh trên phân hoá rất sớm, mỗi nhóm chân khớp đều có đốt ấu trùng đặc trưng cho từng nhóm. Đây cũng là luận điểm chứng minh nguồn gốc của chân khớp là từ giun đốt. Chú ý là các nhóm động vật trên phân hoá theo hướng song song và hạn chế về kích thước cơ thể do có bộ xương ngoài. 262 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Trần Bái. 2003. Động vật học Không xương sống. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2. Lê Trọng Sơn, Nguyễn Mộng. 1997. Giáo trình Động vật học, phần Động vật Không xương sống. Tủ sách Đại học Khoa học, Đại học Huế. 3. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái. 1982. Động vật học không xương sống tập 2. NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. 4. Cleveland P. Hickman (1973). Biology of the Invertebrates. The C.V. Mosby Company. 5. Donald J. Borror, Dwight M. Delong. 1964. An introduction to the Study of insects. New York- Chicago - San Francisco- Toronto- London. 6. Edward E. Ruppert; Robert D. Barnes. 1993. Invertebrate Zoology. sixth edition, Saunders College Publishing. 7. Harris C.L. 1992. Concepts in Zoology. Harper Collin Pub New York. 8. Jeffrey S. Levinton. 1995. Marine Biology, Funtion, Biodiversity, Ecology. New York. Oxford OXFORD UNIVERSITY PRES. 9. Robert D. Barnes. 1969. Invertebrates zoology. W.B. Sauder Company. 10. Sylvia S. Mader. 1887. Biology. Wm. C. Brown Publishers Dubuque, Iowa. 11. Westheide W., Rieger R. (1996). Spezielle Zoologie. Gustav Fischer Verlag, Stuttgart. 263 Chương 10 Các ngành động vật chưa rõ vị trí I. Ngành Echiurida Nhóm động vật này còn giữ đặc điểm chia đốt ở giai đoạn ấu trùng, còn giai đoạn trưởng thành thì không chia đốt. Thường sống chui rúc trong bùn hay trong các kẽ đá ven bờ biển, phát triển qua ấu trùng trochophora đặc trưng của giun đốt. Là một lớp bé, có khoảng 150 loài. 1. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý Cơ thể không chia đốt, phía trước có vòi dài, lỗ miệng nằm ở đáy vòi và mặt bụng của vòi có rãnh tiêm mao để đưa thức ăn tới miệng. Mặt bụng sau miệng có 2 tơ lớn và cuối thân có 2 vành tơ đặc trưng của Giun nhiều tơ (hình 10.1). Hình 10.1 Cấu tạo của Bonellia viridis (theo Pechenik) A. Con cái; B. con đực; C. Tư thế lấy thức ăn; D. Con cái nhìn ngoài; E. Ấu trùng trochophora. 1. Rãnh lông; 2. Vòi; 3. Thể xoang; 4. Hầu; 5. Thân; 6. Thành cơ thể; 7. Màng treo ruột; 8. Túi hậu môn; 9. Hậu môn; 10. Mạch máu; 11. Thần kinh; 12. Ruột; 13. Hậu đơn thận; Miệng; 15. Chùm lông đỉnh; 16. vành lông bơi trước miệng và sau miệng; 17. Dạ dày; 18. Vành lông cuối 264 Thành cơ thể có lớp biểu mô tiết cuticula ra mặt ngoài, tiếp theo là bao cơ và biểu mô thể xoang. Ống tiêu hoá dài, đổ vào ruột sau có đôi túi hậu môn và có khoảng 12 – 300 phễu tiêm mao mở vào thể xoang. Các phễu này giữ chức phận bài tiết và hô hấp. Hệ tuần hoàn kín, máu không có màu. Hệ thần kinh có kiểu cấu tạo của Giun nhiều tơ nhưng tế bào thần kinh không tập trung thành hạch. Hệ bài tiết của ấu trùng là nguyên đơn thận, còn trưởng thành là túi hậu môn và hậu đơn thận. Số lượng hậu đơn thận thay đổi từ 1 đôi đến 4 đôi. Tuy nhiên có người cho rằng hậu đơn thận giữ nhiệm vụ thải sản phẩm sinh dục là chính. Tuyến sinh dục đơn, dính liền ở mặt bụng ở phần sau cơ thể. Hiện tượng dị hình chủng rất rõ ở một số loài như Bonellia cái có kích thước lớn (10 – 15cm). Còn con đực thì bé (1 – 3mm) phủ đầy tiêm mao sống chờ trong đơn thận của con cái cho đến khi trứng chín thì thụ tinh. 2. Đặc điểm phát triển Giai đoạn đầu của quá trình phát triển giống Giun nhiều tơ. Trứng phân cắt xoắn ốc và xác định. Ấu trùng trochophora cũng hình thành với 2 giải đôi túi thể xoang ở hai bên. Nhưng tiếp theo đó thành của túi thể xoang bị mất đi và cơ thể chỉ còn lại túi thể xoang chung. Ấu trùng bơi lội tự do và sau khi biến thái mới chuyển sang đời sống bám ở đáy. II. Ngành Sá sùng (Sâu đất = Sipunculida) Hiện nay biết có khoảng 350 loài sống ở biển, chui rúc trong đáy cát hoặc bùn, các vỏ rỗng của các vật khác, kể cả độ sâu 7.000 – 10.000m. Tuy vị trí phân loại còn phân tán nhưng căn cứ vào đặc điểm trứng phân cắt xoắn ốc, sự có mặt của ấu trùng trochophora và lá phôi giữa chia đốt trong một giai đoạn phát triển nên nhiều ý kiến cho rằng nhóm động vật này thuộc vào ngành Giun đốt bị mất đốt do đời sống chui luồn trong bùn đất. Mặc dù vậy, nhiều tác giả căn cứ vào dẫn liệu mới về sinh học phân tử cho thấy chúng gần gũi với nhóm Thân mềm hơn nên lại muốn xếp Sa sùng vào nhóm động vật Thân mềm. 1. Đặc điểm cấu tạo Kích thước cơ thể thay đổi (từ vài mm đến hàng mét), hình giun. Cơ thể của Sá sùng không phân đốt, lỗ miệng nằm phía trước cơ thể, còn hậu môn nằm ở trên mặt lưng gần gốc vòi. Có một vòi phía trước cơ thể và phần thân ở phía sau. Trên vòi có các nhú cảm giác hoá học. Vòi có thể thu vào trong thân nhờ cơ và dịch thể xoang, đỉnh vòi có lỗ miệng, bao quanh vòi là các tua miệng. Tua miệng thu lượm thức ăn là các vụn bã hữu cơ, chúng hoạt động được nhờ các cơ co duỗi nằm trên thực quản, tách biệt với thể xoang theo cơ chế hoạt động của hệ chân ống như ở Da gai. 265 Thành cơ thể có lớp biểu mô, xen lẫn là nhiều tế bào tuyến da. bao cơ có 3 lớp là lớp cơ dọc, lớp cơ vòng và lớp cơ xiên. Tiếp theo là lớp biểu mô thành thể xoang giới hạn nội quan với thể xoang rộng. thể xoang chia làm 3 phần: Phần trước bé bao quanh miệng và xoang tua miệng, phần sau có 2 túi thể xoang. Ngoài chức năng tham gia chuyển vận, dịch thể xoang còn chứa các tế bào làm nhiệm vụ của tế bào máu. Cơ quan bài tiết là 1 – 3 hậu đơn thận. Sá sùng đơn tính. Sản phẩm sinh dục được hình thành trong thể xoang và khi chín được chuyển ra ngoài theo hậu đơn thận. Quá trình thụ tinh xẩy ra ngoài cơ thể. Ống tiêu hoá dài, cuộn khúc ở phần cuối cơ thể. Hệ thần kinh phát triển yếu, gồm hạch não, vòng hầu và dây thần kinh bụng. Giác quan chỉ có vành tiêm mao quanh miệng. Sự hô hấp tiến hành trên khắp bề mặt cơ thể (hình 10.2). ìn Hình 10.2 Cấu tạo Sipunculida (theo Pechenik) A. H ến N h dạng ngoài của Sipunculus nudus (A) và B là khi co vòi; C. Cấu tạo trong của Phascolion sp: (D) Hình dạng khi duỗi vòi; E. Ấu trùng Golfingia sp; 1. Lỗ miệng; 2. Tua miệng; 3. Cơ co vòi; 4. Thực quản; 5. Túi lưng co duỗi; 6. Hậu môn; 7. Thận; 8. Tuy trực tràng; 9. Túi trực tràng; 10. Trực tràng; 11. Ruột; 12. Thể xoang; 13. Dây thần kinh bụng; 14. Cơ co vòi; 15. Túi bụng co duỗi tua; 16. Nhánh thần kinh bên; 17. ão; 18. Thân; 19. Vòi; 20. Nhú cảm giác; 21. Chùm lông đỉnh; 22. Mắt; 23. Vành lông sau; 24. Vành lôn g trước 266 2. Phát triển Trứng Sá sùng phân cắt xoắn ốc và xác định. Ấu trùng rất giống ấu trùng trochophoracủa giun đốt, có 2 lá giữa xếp đối xứng 2 bên, mỗi lá giữa sau đấy hình thành 3 - 4 túi thể xoang và các túi thể xoang sau đó mới tập trung thành túi đôi thể xoang và cuối cùng là túi thể xoang chung. Ấu trùng biến thái phức tạp để hình thành trưởng thành. Ở biển Việt Nam biết 21 loài Sá sùng. Thường các giống Phascolosoma, Sipunculus và Siphonosoma ở vùng triều và dưới triều. Trong vùng đá san hô thường gặp các loài trong giống Aspidosophon, Cloeosophon và Lithacrosiphon, trong đó loài Aspidosiphon steenstrupii là loài phá hoại rạn san hô. Một số loài được dùng làm thực phẩm như sâu đất (Phascolosoma arcuatum) có mật độ cao trong bùn ở vùng ngập mặn và sá sùng (Sipunculus nudus) sống ở vùng triều, dưới triều trong nền đáy. III. Ngành Hình lưỡi (Linguatulida) Ngành này còn có tên gọi là Pentastomida (Năm lỗ miệng) là do lúc đầu người ta quan sát nhầm 2 đôi móc bám nằm sâu vào cơ thể ở quanh lỗ miệng trông giống như thêm 4 lỗ miệng nữa. Sau này lấy tên hình lưỡi (Linguatulida) là vì cơ thể của chúng giống hình chiếc lưỡi của động vật có xương sống.Con trưởng thành ký sinh trong đường hô hấp và phổi của động vật có xương sống, chủ yếu là bò sát, chim và thú, kể cả người. Ấu trùng di chuyển trong vật chủ trung gian (thường là mồi săn của vật chủ chính). Lấy cấu tạo cơ thể của loài Linguatula serrata làm ví dụ. Loài này trưởng thành ký sinh trong xoang mũi của thú ăn thịt như chó sói, chồn, chó nhà hay cả thú ăn cỏ như trâu, dê, bò, ngựa Ấu trùng chủ yếu sống ở thỏ rừng và thỏ nhà. Con cái dài tới 13mm, còn con đực thì bé hơn nhiều (không quá 2mm). Hình dạng cơ thể hơi nhọn ở đuôi, tiết diện cắt ngang hơi tròn. Có tầng cuticun không chứa kitin bọc ngoài, phân đốt ngoài nhưng không phân đốt trong. Miệng nằm ở gần mút trước, hai bên có 2 đôi nhú có móc kitin tận cùng (hình 10.3). Do đời sống ký sinh nên nhiều nội quan tiêu giảm như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết. Bao cơ có cấu tạo theo kiểu giun đốt nhưng tế bào cơ lại cấu tạo theo kiểu chân khớp. ruột là một ống thẳng từ đầu đến cuối. Ở một số loài có tuyến trán tiết enzyme tiêu hoá mô vật chủ và tiết chất chống đông máu. Hạch thần kinh dưới hầu phát triển hơn nhiều so với hạch thần kinh trên hầu. Tuyến trứng hình ống, có 2 ống dẫn và 1 tử cung cùng với một đôi túi nhận tinh, lỗ sinh dục ở cuối cơ thể. Con đực có tuyến tinh, túi chứa tinh, 2 ống dẫn tinh và cơ quan giao phối kép, lỗ sinh dục ở phía trước, sau lỗ miệng.Trứng bé, cùng với dịch nhầy của mũi vương vãi và dính vào cây cỏ rồi vào dạ dày của thỏ. Trong dạ 267 dày thỏ, trứng nở thành con non, có 2 nhú cơ có móc, phía trước có chủy là cơ quan khoan (hình 10.3D). Ấu trùng xâm nhập qua thành ruột, vào máu, di chuyển đến gan, màng treo ruột và các nội quan khác. Sau đó kết kén nằm bất động ở đó. Sau 1 vài tháng, ở vị trí ký sinh, ấu trùng lột xác lớn lên và đạt kích thước 4 – 6mm, giống với trưởng thành nhưng còn thiếu cơ quan sinh dục. Hình 10.3 Một số đại diện Hình lưỡi (theo Lang; Brusca và Đặng Tất Thế) Linguatula serrata (A-E); Raillietiella orientalis (G- H) và Vađycephalus teretiusculus (I); A. Con cái; B. Áu trùng có gai; C-H. Trứng chứa phôi; D. Ấu trùng non; E. Ấu trùng ở giai đoạn tiếp theo; G. Phần đầu của con đực; I. Cấu tạo trong con cái; 1. Lỗ miệng; 2. Túi chứa tinh; 3. Dây thần kinh; Tử cung; 5. Âm đạo; 6. Tuyến móc; 8. Ống dẫn trứng; 9.Tuyến trứng; 10. Tuyến trứng; 11. Ruột giữa; 12. Trực tràng Hiện mới biết 95 loài thuộc 15 giống, 2 bộ là bộ Cephalobaeda và Porocephalida. Đại diện có các giống như Porocephalus, Kiricephalus, Arinilifer ký sinh trên rắn, trăn và có vật chủ trung gian là thú bé; các giống Sebekia, Leiperia, Diesingia ký sinh ở cá sấu, có vật chủ trung gian là cá, giống Linguatula ký sinh ở thú ăn thịt có vật chủ trung gian là thú ăn cỏ. Việt Nam có loài Raillietiella orientalis (hình 10.3G, H) ký sinh trong cơ thể các loài rắn hổ mang và rắn ráo. Về vị trí phân loại của Hình lưỡi còn chưa được rõ ràng. Cơ thể có tầng cuticun bọc ngoài, có cơ vân, sinh trưởng và phát triển qua lột xác, đó là đặc điểm của động vật chân khớp. Tuy nhiên xếp chúng vào phân ngành nào của động vật chân khớp thì vẫn còn có các ý kiến khác nhau: Một số tác giả xếp chúng vào phân ngành Có kìm chủ yếu dựa vào sự giống nhau bề ngoài và có lối sống giống nhau giữa Hình lưỡi và Có kìm nội ký sinh. [...]... động vật trung gian giữa động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia) và động vật Có miệng thứ sinh (Deuterostomia) sớm hình thành từ khi xuất hiện 2 hướng tiến hoá trên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận 198 8 Động vật học (Phần Động vật Không xương sống NXB Giáo dục Hà Nội 2 Thái Trần Bái 2003 Động vật học Không xương sống NXB Giáo dục Hà Nội 3 Harris C.L 199 2 Concepts in Zoology Harper... 198 8), về cấu trúc phân tử của huyết sắc tố ngoại bào EHb (F.Zal và cộng sự, 199 7, 199 9), của rARN 18S (Cavalierr, Smith, 199 6; Aguildo và Lake, 199 8) đã xác minh quan hệ gần gũi của Mang râu với giun đốt Chính vì vậy Zal ( 199 9) đã xếp Mang râu vào là một lớp của ngành Giun đốt - lớp Đuôi tơ (Opissthochaeta) Một quan điểm khác căn cứ vào sơ đồ 4 đốt, coi Mang râu là nhóm động vật trung gian giữa động. .. của động vật Hàm tơ gần với động vật Có miệng thứ sinh, tuy nhiên chúng có một số sai khác quan trọng như chỉ hình thành 2 đôi túi thể xoang phía trước, sau đó mới hình thành thể xoang đuôi, sai khác về hình thái phần đầu, biểu mô nhiều tầng đã tách động vật hàm tơ ra khỏi động vật Có miệng thứ sinh khác, tạo thành một nhánh 2 79 phát triển độc lập có nguồn gốc và vị trí chưa rõ ràng IV Ngành động vật. .. (Echinodermata) Da gai là ngành động vật khá lớn, có khoảng 6.500 loài đang sống và 13.000 loài hoá thạch, sống ở biển, ở Việt Nam đã phát hiện khoảng hơn vài trăm loài Đa số động vật da gai sống đáy tự do hay có cuống bám vào giá thể Các nhóm thường gặp là Sao biển, Cầu gai, Huệ biển, Đuôi rắn, Hải sâm 1 Đặc điểm chung của động vật Da gai Đối xứng cơ thể: Cơ thể động vật Da gai trưởng thành và ấu trùng... miệng thứ sinh (Deuterostomia) (Abrikokov, 197 0; Cleveland P Hickman, 1873; Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang ( 197 8), Đặng Ngọc Thanh và Thái Trần Bái, 198 2, Thái Trần Bái, 2000…) Robert D Banes 199 1 lại xếp nhóm động vật này thành một ngành riêng thuộc động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia) đứng sau giun đốt Hiện biết có khoảng 120 loài, sống định cư trong vỏ ống, trong đáy bùn biển... Tevnia 3.2 Sinh học và sinh thái Là nhóm động vật phát triển phong phú trong môi trường xa lạ với nhiều nhóm sinh vật khác (nhiều chất độc như H2S, CH4, ở đáy sâu đại dương thiếu ánh sáng và chịu áp suất lớn…) và sống lẫn với nhiều nhóm động vật khác nhau Việc phát hiện được động vật Mang râu thuộc phân lớp Vestimentifera có sinh khối lớn, phát triển mạnh nhờ vào vi khuẩn hoá tổng hợp sống cộng sinh... Ngành động vật Hình rêu (Bryozoa hay Ectoprocta) Nhóm động vật này thường sống tập đoàn hình cành cây, mới nhìn qua thì thấy giống với rêu hay thuỷ tức Mỗi cá thể có một phần thân và một phần đáy, ống tiêu hoá hình chữ U, có tua miệng xếp thành vòng móng ngựa Có khoảng 4.000 loài hiện sống và có khoảng 15.000 loài đã hoá thạch Có lối sống định cư ở biển, ở nước ngọt gặp ít loài sống tập đoàn Tập đoàn động. .. được hình thành từ lá phôi giữa, do các tế bào mô liên kết lấy CaCO3 từ nước biển, lúc đầu tạo thành các hạt nhỏ, dần dần liên kết lại thành tấm xương hay mảnh xương nâng đỡ các chân ống Như vậy bộ xương của động vật Da gai khác hẳn với bộ xương của động 280 vật Thân mềm và Chân khớp về nguồn gốc (hình 11.5A) Lớp biểu mô thành thể xoang gồm các tế bào biểu mô có tiêm mao Xoang cơ thể thứ sinh (thể xoang):... phần còn lại không tham gia biến đổi (giống như sự phát triển của Giun vòi) Hình 11.8 Ấu trùng Da gai (theo Dogel) A Dipleurula; B Aucularia; C Bipinaria; D Brachiolaria; E Echinopluteus; 1 Giải lông; 2 Miệng; 3 Hậu môn; 4 Brachiol; 5 Sao biển con; 6 Cánh 285 3 Hệ thống học động vật Da gai Với số lượng hoá thạch rất lớn, tới 13.000 loài (hình 11 .9) và khoảng 6.500 loài hiện sống chứng tỏ động vật Da gai... giả là đặc điểm rất đặc trưng của động vật Da gai Điển hình có vòng tuần hoàn quanh miệng, có 5 ống tuần hoàn phóng xạ Ngoài ra có vòng tuần hoàn đối miệng và cấc ống tuần hoàn đi vào tuyến sinh dục Vòng quanh miệng và vòng đối miệng nối với nhau bằng phức hệ cơ quan trụ Lưu ý rằng ở động vật Da gai không có mạch máu mà chỉ khe xoang, do vậy hoạt động tuần hoàn thực sự không có Hệ xoang máu giả là một . 199 7. Giáo trình Động vật học, phần Động vật Không xương sống. Tủ sách Đại học Khoa học, Đại học Huế. 3. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái. 198 2. Động vật học không xương sống tập 2. NXB Đại học. Động vật học (Phần Động vật Không xương sống. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2. Thái Trần Bái. 2003. Động vật học Không xương sống. NXB Giáo dục. Hà Nội. 3. Harris C.L. 199 2. Concepts in Zoology. Harper. pachyptila (Jones, Gardiner, 198 8), về cấu trúc phân tử của huyết sắc tố ngoại bào EHb (F.Zal và cộng sự, 199 7, 199 9), của rARN 18S (Cavalierr, Smith, 199 6; Aguildo và Lake, 199 8) đã xác minh quan hệ