Miệng; 2 Hậu môn

Một phần của tài liệu Động vật học Không xương sống part 9 pot (Trang 28 - 29)

IV. Ngành động vật Da gai (Echinodermata)

1. Miệng; 2 Hậu môn

nước và lỗ sinh dục. Phân ngành Pelmatozoa có một lớp hiện sống là Huệ biển (Crinoidea) và các lớp đã hoá thạch là Quả biển (Carpoidea), Cầu biển (Cystoidea), Nụ biển (Blatoidea), Hộp biển (Edrioasteroidea).

Các loài trong phân ngành Eleutherozoa thường sống tự do, lỗ miệng và hậu môn ở về hai cực. Phân ngành này chia làm các lớp Sao biển (Asteroidea), Đuôi rắn (Ophiuroidea), Cầu gai (Echinoidea) và Hải sâm (Holothuroidea). Ngoài ra có 2 loài sao biển ở biển sâu được một số tác giả tách thành 1 lớp riêng, được gọi là Concentricycloidea đang được bàn luận thêm về vị trí phân loại.

3.1 Phân ngành Pelmatozoa 3.1.1. Lớp Huệ biển (Crinoidea) a. Cấu tạo cơ thể

Huệ biển là nhóm động vật Da gai cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay, có khoảng 5000 loài hoá thạch và hơn 600 loài hiện sống. Phần lớn Huệ biển sống bám với cuống dài, một số ít sống tự do (hình 11.10).

Ở nhóm Huệ biển sống bám thì cơ thểđược chia thành 3 phần là đế bám, cuống và cánh (gồm có đài hình đĩa và các tua dài). Đế là phần rễ bám chắc vào giá thể. Cuống gồm có nhiều đốt khớp lại với nhau, nhờ có hệ cơ điều khiển nên có thể cử động được. Phần đài hình đĩa, ở giữa đáy là tấm lưng (đĩa trung tâm) từ đó xuất phát các tay (hình 11.11). Huệ biển có 5 cánh tay phóng xạ, mỗi cánh có chia đôi nhiều lần để cho số lượng cánh tay là bội số của 5 (10, 20, 40...). Các tay này khớp động với đĩa trung tâm và có thể cắt rời dễ dàng và khả năng tái sinh cao. Trên cánh tay có 2 dãy gai, giữa các cánh tay về phía trên là mặt miệng. Trên mặt miệng có lỗ miệng, lỗ

hậu môn và các rãnh phóng xạ tới các cánh tay. Ở nhóm Huệ biển sống tự do thì cấu trúc cơ thể bị mất cuống, quanh tấm lưng có nhiều cành cong xếp phóng xạ, thoạt nhìn giống như rễ chung của cây. Hình thái và số lượng của gai cánh, đặc điểm các tấm xương dùng để phân loại Huệ biển.

Hệ thống ống dẫn nước gồm có vòng quanh miệng và 5 ống dẫn nước phóng xạ có nhánh tới các gai cánh. Từ vòng ống dẫn nước quanh miệng có nhiều (hoặc 5) và ống đá mảnh treo trong thể xoang. Thể xoang cũng liên hệ nước xung quanh nhờ vào hàng tăm lỗ nhỏ quanh miệng.

Phần này tương đương với tấm sàng của các nhóm động vật da gai khác. Di chuyển của Huệ biển chủ yếu nhờ vào hoạt động của các cánh tay.

Hình 11.10 Huệ biển hoá đá (theo Dogel)

Một phần của tài liệu Động vật học Không xương sống part 9 pot (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)