1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Động vật học Không xương sống part 10 pdf

28 714 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

290 Vòng máu quanh miệng và vòng máu đối miệng liên hệ với nhau nhờ vào cơ quan trụ. Máu có nhiều bạch cầu và nhận chất dinh dưỡng từ ruột đi nuôi cơ thể (hình 11.15A, B). Hình 11.15 Cấu tạo trong của sao biển (A) và tuần hoàn cảu sao biển (B) (theo Natali) A: 1. Mang da; 2. Gai xương; 3. Gai khớp; 4. Dây thần kinh phóng xạ; 5. Ống đá; 6. Tấm sàng; 7. Ampun; 8. Ống nước phóng xạ; 9. Chân ống; 10. Cơ quan trụ; 11. Mạch máu vùng đối miệng; 12. Mạch máu phóng xạ; 13. Miệng; 14. Dạ dày; 15. Cuống của tuyến tiêu hoá; 16. Túi gan; 17. Hậu môn; 18. Tuyến sinh dục B: 1. Vòng máu quanh miệng; 2. Mạch máu phóng xạ; 3. Mạch máu tới da; 4. Cơ quan trụ; 5. Vòng máu đối miệng; 6. Mạch máu tới cơ quan sinh dục; 7. Mạch tới ruột A B Hệ tiêu hoá: Lỗ miệng của Sao biển nằm giữa mặt miệng, có môi bé và mềm. Không có cơ quan chuyên hoá để bắt mồi hay nghiền mồi. Tiếp theo lỗ miệng là thực quản ngắn, sau đó là dạ dày hình túi, phình to và có nhiều nếp gấp. Sau dạ dày là ruột thẳng nối với hậu môn nằm ở mặt đối miệng. Một số Sao biển không có hậu môn nên ống tiêu hoá bịt kín tận cùng. Sao biển còn có 5 đôi tuyến lớn nằm trong 5 cánh tiết dịch tiêu hoá đổ vào dạ dày. Sao biển là nhóm ăn thịt, thức ăn của chúng là cá, trai, ốc. Nếu con mồi lớn chúng sẽ lộn dạ dày ra ngoài và tiêu hoá ngoài cơ thể. Ngoài tự nhiên, Sao biển thường tập trung ở các bãi nuôi thuỷ sản nên gây hại lớn. Cơ quan hô hấp là mang da, là các phần lồi của da có chứa một phần thể xoang bên trong, thường nằm trên cực đối miệng hay ở 2 bên rãnh chân ống. Ngoài ra thành chân ống cũng là nơi trao đổi khí. Sao biển không có hệ bài tiết riêng, các tế bào nằm trong thể xoang 291 làm nhiệm vụ bài tiết. Khi có thể lạ xâm nhập vào cơ thể (ví dụ khi tiêm mực tàu vào thể xoang Sao biển) thì các tế bào này bắt lấy thể lạ, sau đó chuyển ra ngoài cơ thể qua các phần biểu mô mỏng. Cũng có khi các tế bào này bắt thể lạ, tích luỹ chúng dưới da hay nội quan, tạo thành các vùng hạt có màu vàng. Các tế bào amip do đó luôn luôn được đổi mới nhờ cơ quan trụ và tuyến tideman sinh ra chúng. Phức hợp cơ quan trụ nằm giữa trục cơ thể gồm có các phần chính sau: 1 - Ống đá và tấm sàng của hệ thống ống dẫn nước, 2 - cơ quan trụ trong có mạch máu, 3 - Khe hổng trái và khe hổng phải của trụ là các phần của thể xoang. Khe hổng trái xuất phát từ vòng quanh miệng, còn khe hổng phải có khả năng co bóp vận chuyển máu trong mạch, 4 - Khe hổng sinh dục chứa dải sinh dục, từ dải này hình thành tế bào sinh dục. Dải sinh dục bắt đầu từ hệ trục trên cực đối miệng và mầm của tuyến sinh dục được hình thành từ đây. Tế bào trên dải sinh dục không phát triển đến tận cùng (hình 11.16). Hình 11.16 Cấu tạo phức hợp cơ quan trụ của Sao biển (theo Strelkov) 1. Tấm sàng; 2. Ampun; 3. Ống đá; 4. Khe hổng tru trái; 5. Khe hổng trục phải; 6. Phần miệng của cơ quan trụ; 8. Ống nước vòng; 9. Vòng tuần hoàn giả ngoài; 10. Vòng tuần hoàn giả trong; 11. Hệ thần kinh trong; 12. Hệ thần kinh ngoài; 13. Mạch máu quanh miệng; 14. Vách; 15. Thành dạ dày; 16. Mạch máu đối miệng; 17. Dải sinh dục; 18. Khe hổng sinh d ụ c ; 19. Thể xoan g Hệ thần kinh rất điển hình cho ngành động vật Da gai, có 3 mạng thần kinh là hệ ngoài, hệ dưới da và hệ trong. Giác quan của Sao biển phát triển kém. Cơ quan xúc giác là chân ống với 5 tua ngắn ở tận cùng 5 cánh. Ở gốc tua có mắt, cấu tạo đơn giản theo kiểu hố mắt nên chỉ có thể phân biệt được sáng và tối. Có thể Sao biển cũng nhận biết được mùi vị. Trong thí nghiệm phá huỷ mắt, Sao biển vẫn có thể bò về phía có miếng thịt bỏ trong bể nuôi. Sao biển phân tính, có 5 đôi tuyến sinh dục chia nhánh ở gốc tay và ống dẫn sinh dục ngắn đổ ra giữa tay. b. Sinh sản, phát triển và sinh thái Thụ tinh và phát triển ngoài, hình thành nên ấu trùng bipinnaria đặc 292 trưng cho Sao biển. Giai đoạn tiếp theo hình thành ấu trùng Brachiolaria. Sau một thời gian chìm xuống đáy để hình thành Sao biển trưởng thành (hình 11.17). Ngoài ra sao biển còn có khả năng tái sinh cao. Hình 11.17 Phát triển của Sao biển (Asterias) (theo Hickman) A. Trứng đã thụ tinh; B - F. Phân cắt xoắn ốc; G, H. Giai đoạn blastula; I. Gastrula; J. Ấu trùng Bipinnaria; K Ấu trùng Brachiolaria; L. sao biển non Là nhóm phân bố rộng nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc Thái Bình dương. Chúng thích nghi với đáy cát, bùn cát, đá nhỏ, san hô. Chúng ít di động nhạy cảm với ánh sáng và độ mặn của nước biển. Đáng chú ý là có 2 loài sống ở biển sâu. Loài thứ nhất là Xyloplax medusiformis được phát hiện vào năm 1986 ở ngoài khơi Niu Dilân, độ sâu có khoảng 1.000m và loài thứ 2 thu được ở vùng biển Bahamas, ở độ sâu 2.000m, kích thước bé, dạng đồng tiền (đường kính khoảng 1cm). Hai loài này có một số sai khác với Sao biển điển hình như: 1 - Có vành ống dẫn nước kép, đồng tâm; 2 - Có một vành chân ống xếp song song với bờ của cơ thể; 3 - Tinh trùng có hình dạng khác với tinh trùng của Sao biển. Hai loài này được một số tác giả xếp thành 1 lớp riêng, được gọi là lớp 293 Concentricycloidea (có vành ống dẫn nước đồng tâm). Tuy nhiên ý kiến này còn đang bàn cãi vì một số tác giả khác cho rằng sự biến đổi này là của động vật Sao biển chỉ để thích nghi với đời sống ở biển sâu mà thôi. c. Phân loại Lớp Sao biển có khoảng 1.700 loài, chia làm 3 bộ: Bộ Phanerozenia có các giống Linckia, Astropecten ; Bộ Forcipulata có giống Asterias; Bộ Spinulosa có giống Acanthaster Ở biển Việt Nam đã gặp khoảng 60 loài Sao biển thuộc 2 bộ là Phanerozenia và Spinulosa. Các họ thường gặp là Astropectinidae, Luidiidae và Goniasteridae. Đại diện có loài như con chong chóng (Astropecten velitaris), Luidia prionota, Crospidasterhesperus, Creaster nodosus, Linckia laucigata, Linckia laevigate, Anthenea pentagonula 3.2.2 Lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea) a. Đặc điểm cấu tạo Đuôi rắn có phần đĩa trung tâm và 5 tay khớp với đĩa trung tâm. Về hình dạng khá giống với Sao biển, nhưng có sai khác quan trọng là các phần nội quan không đi vào các tay như Sao biển. Hay nói cách khác là cánh tay tách biệt với phần đĩa trung tâm. Xương của cánh tay rất phát triển, đặc biệt 2 dãy tấm chân ống dính thành cột sống ẩn vào trong là các ống xương gồm nhiều đốt khớp vào nhau (hình 11.18). Cánh tay có thể uốn sóng khi di chuyển. Chân ống kém phát triển giữ nhiệm vụ cảm giác và hô hấp là chính. Nội quan: Hệ tiêu hoá kín (thiếu ruột sau), không có hậu môn và các tuyến tiêu hoá. Hệ thần kinh cấu tạo theo kiểu 3 mạng. Hệ tuần hoàn và xoang máu giả kém phát triển. Hệ sinh dục có sự hình thành 5 đôi túi sinh dục ở mặt miệng, gần gốc tay, có thành mỏng, thông với bên ngoài qua khe hẹp. Túi sinh dục vừa đảm nhận chức phận sinh dục vừa tham gia vào nhiệm vụ hô hấp. b. Sinh sản, phát triển, sinh thái Phân tính, thụ tinh trong, có trường hợp phát triển thành con non trong túi sinh dục. Phát triển trong nước qua giai đoạn ấu trùng Ophiopluteus, bơi lội tự do. tiếp theo hình thành con non rồi chìm xuống đáy để phát triển thành con trưởng thành. Có khả năng tái sinh cao, một số loài trong giống Ophiactis có thể sinh sản vô tính bằng cách cắt đôi thân qua đĩa thân, mỗi phần sẽ mọc thêm phần còn thiếu. Đuôi rắn sống trong các đại dương, nhưng tập trung nhiều nhất là ở khu vực biển Ấn Độ Dương Tây Thái Bình Dương, độ sâu khoảng 294 6.700m, có đáy cát. Thức ăn chính của Đuôi rắn là chất vụn bã hữu cơ và các động vật nhỏ. b. Phân loại Hình 11.18 Ophiura sursi nhìn từ phía đối miệng (theo Strelkov) 1. Tuyến sinh dục; 2. Tay; 3. Túi sinh dục; 4. Dạ dày; 5. Thành cơ thể; 6. Tua miệng; 7. Túi poly; 8. Rãnh chân bụng; 9. Tấm xương quanh miệng; 10. Đốt xương tay; 11. Hệ trục; 12. Lỗ miệng Hoá thạch tìm thấy ở kỷ Ocdovic. Hiện nay đã biết khoảng 2.100 loài, chia làm 2 bộ: Bộ tay phân nhánh (Euryale) có giống Asteronyx và Gorgonocephalus… Bộ Tay không phân nhánh (Ophiurae) có các giống Ophiocantha, Ophiomastrix. Ở vùng biển Việt Nam đã biết khoảng 90 loài Đuôi rắn. Các giống có nhiều loài là Ophiothrix, Ophiactis, Ophiocoma, Ophiomastrix, Amphioplus. Các loài phổ biến ở vịnh Bắc Bộ là loài Amphioplus depressus thường sống ven bờ, loài Ophiactis savigni lúc là con non có 6 cánh, lúc trưởng thành còn lại 5 cánh, loài Ophiothrix oxigua có 2 đường sọc đen và đường sọc màu trắng ở giữa mỗi cánh, thường sống ven bờ; loài Trichaster palmiferus sống vùng đáy cát hay đá ở độ sâu khoảng 30 - 100m, thường gặp ở phía tây và phía nam của vịnh. Các loài phân bố rộng là Ophiothrix longipeola; Ophiura crassa; Ophiscoma erinaeus 3.2.3 Lớp Cầu gai (Echinoidea) a. Đặc điểm cấu tạo cơ thể Cơ thể hình cầu, hình đĩa hay hình trứng, toả ra rất nhiều gai nhỏ ra xung quanh nên có tên gọi là cà ghim hay nhím biển, có đối xứng toả tròn bậc 5 (hình 11.19). Cực tiếp xúc với giá thể được gọi là cực miệng, phía đối diện được gọi là cực đối miệng. Do Cầu gai có hình cầu nên không có cánh. Từ cực miệng đến cực đối miệng có 10 dãy đôi tấm xếp phóng xạ với 2 loại dãy 295 xen kẽ nhau. Năm dãy gồm có 2 hàng tấm tương đối bé, mỗi tấm có 2 lỗ để chân ống từ trong thò ra ngoài nên tương ứng với dãy chân ống của Sao biển, còn gọi là dãy phóng xạ. Ở cực đối miệng dãy tấm chân ống được kết thúc bằng tấm mắt, có mắt đơn giản trên mỗi tấm. Xen kẽ với 5 dãy tấm chân ống có 5 dãy gồm 2 hàng tấm lớn hơn, không có lỗ, được gọi là dãy gian phóng xạ, dãy này tận cùng bằng tấm sinh dục, có lỗ sinh dục trên một tấm. Một trong 5 tấm sinh dục là tấm sàng, có nhiều lỗ thông với hệ ống dẫn nước. Như vậy là trên cực đối miệng có 5 tấm xếp xen kẽ với 5 tấm sinh dục lớn bao quanh vùng hậu môn. Hình 11.19 Mặt ngoài của Cầu gai (theo Abrikokov) I. cực đối miêng; II. Cực miệng; III. Cắt dọc qua cơ thể 1. 5 cánh phóng xạ; 2.Rãnh miệng; 3. Rãnh hậu môn Trên bề mặt tấm có các gai khớp với các hố nên có thể di động theo mọi hướng. Có 2 loại gai là gai thường (gai di chuyển) làm nhiệm vụ vận chuyển và gai kìm (cặp) để làm chức phận tự vệ. Gai kìm rất linh hoạt, có chứa chất độc, là cơ quan thu dọn rác bám vào thân động vật Cầu gai và để bảo vệ cơ thể rất hiệu quả (hình 11.20). Hệ tiêu hoá hình ống, kéo dài và cuộn 2 vòng trước khi đổ ra hậu môn. Cầu gai có một bộ phận nạo vét thức ăn rất độc đáo được gọi là đèn Aristôt do 25 tấm xương tạo thành. Mỗi đơn vị đối xứng của đèn Aristôt được gọi là piramit. Mỗi paramit do 2 mảnh ghép lại, chỗ giao nhau có răng, phía trên có xương nối (epiphis). Gai có thể bị mất đi và nhanh chóng mọc lại. Hệ chân ống rất phát triển, xoang cơ thể lớn chứa đầy dịch. Hệ tuần hoàn và hệ xoang máu giả có cấu tạo điển hình. 296 Hệ thần kinh giống Đuôi rắn, cơ quan cảm giác có mắt và cơ quan thăng bằng. Cơ quan hô hấp chuyên hoá là 5 đôi mang phân nhánh nằm quanh miệng. Hệ sinh dục cấu tạo đơn giản, tuyến sinh dục phân tính dạng vòng, bao quanh ruột (con non), con trưởng thì hình túi. Một cách nhìn tổng quát, có thể hình dung sơ đồ cấu trúc cơ thể của Cầu gai là do cấu trúc cơ thể theo kiểu Sao biển có các cánh uốn cong về phía đối miệng và đỉnh cánh g ắn với nhau ở c ự c Hình 11.20 Các gai kìm của Cầu gai (theo Hickman) A. Hình cầu (Eucidaris); B. Ba cạnh (Arbacia); C. Hai răng đối miệng và các tấm xương ở cực miệng rất phát triển (hình 11.21). b. Sinh sản, phát triển và sinh thái Cầu gai thụ tinh và phát triển ngoài qua giai đoạn ấu trùng echinopluteus đặc trưng cho động vật Cầu gai. Ấu trùng echinopluteus trải qua nhiều giai đoạn biến thái để hình thành con trưởng thành. Thức ăn của Cầu gai khác nhau tùy loài (tảo, động vật bám hay động vật di chuyển trên nền san hô, ăn chất mùn bã hữu cơ và các sinh vật nhỏ khác ). Cầu gai phân bố nhiều ở biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương, có loài sống tập trung thành đàn lớn, di chuyển dưới đáy nhờ sự phối hợp của gai và chân ống. c. Phân loại Có khoảng 800 loài hiện sống, 2.500 loài hoá thạch. Có 2 phân lớp: Phân lớp Cầu gai đều (Regularia): Cơ thể cấu tạo điển hình, hình cầu. Hoá thạch xuất hiện sớm, từ kỷ Silua. Có các giống phổ biến như Strongylocentrotus, Echinus. Phân lớp Cầu gai không đều (Irregularia): Cơ thể dẹt theo hướng miệng - đối miệng, hình đĩa hay hình túi, hậu môn không ở trên trục đối xứng mà chuyển sang mặt phẳng gian phóng xạ. Một số nội quan của một số nhóm bị tiêu giảm một phần. Hoá thạch xuất hiện muộn hơn, kỷ Jura. Có các giống phổ biến như Clypeaster, Spatangus. 297 Hình 11.21 Cấu tạo của Cầu gai (theo Pechnik) A. Ecginus esculentus bỏ hết gai ngoài; B. Cấu tạo trong của Arbacia punctulata 1. Vùng phóng xạ; 2. Vùng gian phóng xạ; 3. Nhú gai; 4. Gốc của gai bi loại bỏ; 5. Gai; 6. Hậu môn; 7. Tấm sáng; 8. Lỗ sinh dục; 9. Ống đá; 10. Cơ quan trục; 11. Tuyến sinh dục; 12. Túi polian; 13. Vòng ống nước; 14. Đèn Aristot; 15. Màng quanh miệng; 16. Vòng thần kinh; 17. Lỗ miệng; 18. Răng; 19. Dây thần kinh phóng xạ; 20. Ống nước phóng xạ; 21. Ampun; 22. Ruột; 23. Thực quản Ở biển Việt Nam có khoảng 70 loài, gặp nhiều ở các vùng đáy đá, vùng biển san hô. Các giống có nhiều loài là Salmacis, Temnopleurus, Diadema, Clypeaster Ở vịnh Bắc Bộ gặp khoảng 20 loài. Các loài thường gặp là Diadema setosum, Trymenotes gratilla có kích thước nhỏ sống từng đàn ở vùng triều đáy cát có độ sâu khoảng 50m, Laganum decagonate có vỏ mỏng gần như trong suốt, phân bố ở vùng có đáy bùn nhuyễn, Lovenia subcarinata, hình trứng dài 6cm, sống nơi đáy bùn hay nước sâu 10 - 35m. 3.2.4 Lớp Hải sâm (Holothuroidea) a. Đặc điểm cấu tạo cơ thể Cơ thể có hình ống dài, trục cơ thể nằm ngang theo hướng trước sau, có cấu trúc đối xứng 2 bên trên nền đối xứng toả tròn. Cơ thể phân biệt đầu trước có lỗ miệng, vành tua miệng, đầu sau có hậu môn. Tua miệng là chân ống biến đổi thành (có từ 5 - 10 tua), một số nhóm Hải sâm (Nhóm Không chân - Apoda) thì chân ống hoàn toàn biến mất. Quanh hầu có vòng đá vôi gồm có 5 tấm phóng xạ xếp xen kẽ với 5 tấm gian phóng xạ. Vòng đá vôi này là chỗ bám của các cơ, giúp cho sự bảo vệ vùng thần kinh quanh miệng. 298 Các tấm xương tiêu giảm. Mặt lưng ứng với 2 vùng phóng xạ, chân ống tiêu giảm, còn mặt bụng ứng với 3 vùng chân ống phát triển. Thể xoang tiêu giảm, nằm rải rác trong các tế bào biểu mô liên kết. Thành cơ thể dưới lớp biểu mô là lớp cơ dày, gồm có cơ vòng ở ngoài và 5 bó cơ dọc nằm tương ứng với các vùng phóng xạ. Tiếp theo là biểu mô thành thể xoang và xoang rộng. Hệ tiêu hoá có ống ruột dài, cuộn vòng, trước khi đổ ra hậu môn thì phình to thành xoang huyệt. Thông với xoang huyệt có 2 cơ quan đặc trưng là phổi nước và cơ quan Cuvier. ố Hình 11.22 Cấu tạo trong của Hải sâm Leptosypta inhaerrens (theo Pechnik) 1. Tua miệng; 2. Cơ dọc; 3. Túi Polian; 4. Ruột; 5. Cơ quan hô hấp; 6.Chân Cơ quan Cuvier có nhiệm vụ tự vệ, gồm có từ 10 - 100 túi tuyến ngắn, khi bị kích thích thì túi tuyến phóng ra ngoài khỏi huyệt, hình thành sợi dính cuốn lấy vật lạ (hình 11.22). Hệ ống dẫn nước có cấu tạo điển hình của động vật Da gai. Từ ống dẫn nước quanh miệng có ống đá và các túi pôli. ng; 7. Cơ huyệt phóng; 8. Hậu môn; 9. Huyệt; 10. Ruột; 11. Ampun; 12. Dải cơ dọc; 13. Tuyến sinh dục; 14. Dạ dày; 15. Ống dẫn sinh dục; 16. Thực quản; 17. Tấm sàng; 18. Ống đá; 19. Ống nước vòng Ở phần lớn Hải sâm ống ngắn và ống lơ lửng trong xoang. Có thể có một hay vài ống đá. Túi pôli cũng có một số chiếc và nằm trong vùng gian phóng xạ. Hệ tuần hoàn tương đối phát triển, nhất là mạng mao mạch quanh ruột. Từ vòng máu quanh miệng xuất phát 5 mạch phóng xạ nằm giữa ống nước phóng xạ và dây thần kinh. Cũng từ vòng máu quanh miệng có mạch máu trên ruột và dưới ruột. Hệ hô hấp là phổi nước, là 2 túi lớn, chia nhiều nhánh, nằm trong thể xoang ở 2 bên ruột. Phần cuối hai phổi đổ chung vào một ống, rồi đổ vào huyệt. Nước biển vào và ra phổi rất nhịp nhàng để trao đổi khí. Hải sâm không có cơ quan bài tiết riêng, các chất cặn bã được tập trung bằng tế bào amip trong thể xoang rồi được tống ra ngoài sau khi lách khỏi thành mỏng của phổi nước (hình 11.23). Hệ thần kinh có vòng thần kinh phóng xạ. Tua miệng giữ nhiệm vụ xúc giác. Hải sâm không có mắt. Một số Hải sâm có khoảng 10 (hay ít hơn) bình nang ở phía trước gần chỗ 299 xuất phát của dây thần kinh phóng xạ. Hải sâm khác với các động vật Da gai khác là chỉ có 1 tuyến sinh dục, là một chùm ống dài, nằm cạnh màng treo ruột. Phần lớn Hải sâm đơn tính, tuyến sinh dục hình chùm đổ vào ống dẫn sinh dục rồi đổ ra ngoài lỗ sinh dục nằm ở vùng gian phóng xạ ở mặt lưng và về phía trước. Một số Hải sâm không chân lưỡng tính, trứng và tinh trùng của chúng tuy ở trong cùng một tuyến sinh dục nhưng được hình thành ở các thời điểm khác nhau. Hải sâm thường phóng tinh trùng và trứng vào buổi tối, trông như một giải khói trắng dưới nước. A B Hình 11.23 Lát cắt ngang cơ thể (A) và ấu trùng của Hải sâm (B) theo (Abrikokov) 1. Thành cơ thể; 2. Lớp cơ vòng; 3. Dải cơ dọc; 4. Chân ống; 5. Ampun chân ống; 6. Các ống phóng xạ; 7. Cắt ngang qua các phần ống ruột; 8. Phổi nước; 9. Mạch máu; 10. Chân (tua) b. Sinh sản, phát triển và sinh thái Hải sâm có khả năng tái sinh cao, khi gặp nguy hiểm, con vật tự cắt bỏ các phần của cơ thể. Thụ tinh và phát triển ngoài, từ trứng đã thụ tinh hình thành nên ấu trùng có hình tai (Auricularia). Sau một thời gian hình thành nên ấu trùng Doliolaria, tiếp theo hình thành nên ấu trùng pentacularia có hình dạng gần giống với trưởng thành. Một số Hải sâm không có giai đoạn ấu trùng sống tự do mà phát triển ngay trên cơ thể mẹ thành con non mới hình thành con trưởng thành. Hải sâm sống bò dưới đáy ở các độ sâu khác nhau. Các loài Hải sâm lớn thường gặp ở các bờ đá, đảo san hô, đá ngầm. Di chuyển chậm chạp nhờ vào hệ cơ và hệ chân ống. Hải sâm rất nhạy cảm với nguồn nước ô nhiễm, khi bị kích thích thì chúng [...]... Stuttgart 310 Tài liệu tham khảo chính 1 Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận 1988 Động vật học (Phần Động vật Không xương sống) NXB Giáo dục Hà Nội 2 Thái Trần Bái 2001 Động vật học Không xương sống NXB Giáo dục Hà Nội 3 Thái Trần Bái 2003 Động vật học Không xương sống NXB Giáo dục Hà Nội 4 Lê Trọng Sơn, Nguyễn Mộng 1997 Giáo trình Động vật học, phần Động vật Không xương sống Tủ sách Đại học Khoa học Huế 5... Lời nói đầu i Chương 1 - Mở đầu Động vật học là một khoa học 1 Sự đa dạng của động vật 1 Sự phân bố của động vật 2 Sơ lược về phát triển của thế giới động vật qua các kỳ địa chất 2 Vị trí của động vật trong sinh giới và hệ thống học động vật 3 Chương 2 - Phân giới Động vật nguyên sinh (Protozoa) Đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh 7 Hệ thống học Động vật nguyên sinh 10 Ngành Trùng chân giả (Amoebozoa)... Động vật học, phần Động vật Không xương sống Tủ sách Đại học Khoa học Huế 5 Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái 1981 Động vật học không xương sống tập 1 NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội 6 Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái 1982 Động vật học không xương sống tập 2 NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội 7 Academia Republicii Socialiste România 1965 Protozoologie Editura Academiei Republicii... gai có vị trí chưa rõ, trong lớp này nhóm động vật Cầu gai không đều có cấu trúc cơ thể trở lại đối xứng 2 bên, nhưng có thể là nhóm xuất hiện sau cùng Do lối sống ít di động, phần lớn động vật Da gai hiện nay vẫn giữ cấu tạo cơ thể đối xứng toả tròn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái 1982 Động vật học không xương sống tập 2 NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội 2 Cleveland P... nhánh phát triển khác nhau: + Động vật Da gai phát triển theo hướng đối xứng toả tròn + Động vật Hàm tơ phát triển riêng biệt, được đặc trưng là 2 đôi túi thể xoang Trong lịch sử hình thành và phát triển của giới động vật (phát sinh chủng loại), 4 mức độ tổ chức cơ thể là động vật Đơn bào, động vật Hai lá phôi, đối xứng toả tròn, động vật Ba lá phôi chưa có thể xoang và động vật 306 Ba lá có thể xoang... dụng làm phân bón Bộ xương của động vật Da gai hoá thạch là vật chỉ thị địa tầng rất quan trọng Trong hệ sinh thái, động vật da gai là thức ăn của cá và nhiều loài thuỷ sinh vật khác Mặt khác chúng là vật gây hại lớn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản như hàu, vẹm, trai 5 Phát sinh chủng loại cúa động vật Da gai 5.1 Động vật Da gai hoá thạch Nghiên cứu đặc điểm phát triển của động vật Da gai và các dẫn... quan hệ phát sinh của động vật I Các bước phát triển tiến hoá cơ bản của động vật 1 Sự hình thành động vật Nguyên sinh trên cơ sở cấu trúc tế bào có nhân là bước phát triển đầu tiên của giới động vật Tuy mới ở mức độ tế bào nhưng động vật Nguyên sinh đã có các hoạt động sống cơ bản như bắt mồi, tiêu hoá, điều hoà thẩm thấu, vận chuyển Hướng của phát triển tiếp theo của động vật Nguyên sinh là phức... phôi trong Do kiểu cấu trúc cơ thể như vậy nên chỉ có thể xếp động vật Thân lỗ vào một nhóm động vật riêng là động vật Đa bào chưa hoàn thiện (Parazoa) tách khỏi các nhóm động vật Đa bào hoàn thiện khác (Eumetazoa) Bước phát triển tiếp theo là xuất hiện nhóm động vật có đối xứng Toả tròn hay động vật Hai lá phôi Tổ chức cơ thể của nhóm động vật này thể hiện sự ổn định và vị trí và sự phân hoá tế bào... truyền và lớp cuticula bao bọc cơ thể của động vật thuộc Giun tròn, Giun cước và động vật Chân khớp cho thấy Giun tròn và Giun cước gần Chân khớp hơn là gần với Giun giẹp và Giun đốt Do vậy một số tác giả đề nghị xếp Giun tròn và Chân khớp vào một một nhóm chung là nhóm động vật lột xác (Ecdysozoa) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Thái Trần Bái 2003 Động vật học Không xương sống NXB Giáo dục Hà Nội 2 Barnes R.S.K.,... hình thành các nhóm động vật như Trùng roi, Trùng cỏ hay đơn giản hoá và chuyên hoá như Trùng bào tử Chính điều này đã làm cho thế giới động vật nguyên sinh trở nên đa dạng hơn Hướng tiến hoá quan trọng và duy nhất của động vật Nguyên sinh là chuyển sang cấu tạo nhiều tế bào, hình thành tập đoàn động vật Đơn bào, mở ra con đường hình thành nên động vật Đa bào 2 Sự hình thành động vật Đa bào có thể xem . của giới động vật (phát sinh chủng loại), 4 mức độ tổ chức cơ thể là động vật Đơn bào, động vật Hai lá phôi, đối xứng toả tròn, động vật Ba lá phôi chưa có thể xoang và động vật 306 Ba. sinh của động vật I. Các bước phát triển tiến hoá cơ bản của động vật 1. Sự hình thành động vật Nguyên sinh trên cơ sở cấu trúc tế bào có nhân là bước phát triển đầu tiên của giới động vật. Tuy. duy nhất của động vật Nguyên sinh là chuyển sang cấu tạo nhiều tế bào, hình thành tập đoàn động vật Đơn bào, mở ra con đường hình thành nên động vật Đa bào. 2. Sự hình thành động vật Đa bào

Ngày đăng: 29/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN