Từ tầm quan trọng của vốn nói chung và vốn cố định nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ phần xây dựng Lũng Lô 2, cùng sự hướng dẫn tận tình
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là phạm trù của nền kinh tế hàng hoá, là một trong hai yếu
tố quyết định đến sản xuất và lưu thông hàng hoá.Vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại những lợi ích tối đa cho doanh nghiệp
Vốn cố định là một trong hai thành phần của vốn sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh nó tham gia vào hầu hết các giai đoạn và giữ một vị trí quan trọng Vốn cố định thường chiếm một tỷ lệ vốn khá lớn trong doanh nghiệp.Việc quản lý và sử dụng vốn cố định như thế nào ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp Từ tầm quan trọng của vốn nói chung và vốn cố định nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ phần xây dựng Lũng Lô 2, cùng sự hướng dẫn tận tình của cán bộ lãnh đạo Công ty nói chung, phòng kế toán tài chính nói riêng và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Việt Thắng, tôi đã tìm hiểu và chọn đề tài: "Một số giải biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn Cố Định tại công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 2 Chuyên đề gồm những phần chính sau:
- Phần 1: Những lý luận chung về vốn cố định và quản lý sử dụng Vốn cố định
- Phần 2: Thực trạng về Vốn cố định và quản lý, sử dụng Vốn cố định tại Công Ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 2
- Phần 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng Vốn cố định tại Công Ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 2
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô
2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian kiến tập tại Công Ty
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Việt Thắng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản đề án môn học này
Trang 3Phần một : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ SỬ
DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH I.Khái quát chung về Vốn Cố Định
1 Khái niệm
Việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt các tài sản cố định(TSCĐ) của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải thanh toán chi trả bằng tiền Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất
đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi được sau khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình Vì là vốn đầu tư ứng trước để đầu tư mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của Vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quy định quy mô TSCĐ,
có ảnh hưởng lớn tới trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Song những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và lưu chuyển vốn cố định
2 Đặc điểm luân chuyển vốn cố định:
- Một là: Vốn cố định tham gia nhiều vào chu kì sản xuất kinh doanh sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kì sản xuất quyết định
- Hai là: Vốn cố định luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kì sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm(dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ
Trang 4- Ba là: Sau nhiều chu kì sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển Sau mỗi chu kì sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển, để bảo toàn và phát triển nguồn vốn
đã hình thành nên nó Từ những phân tích trên đây ta có thể rút ra khái niệm
về vốn cố định như sau: “Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kì sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng”
3 Hình thức biểu hiện vốn cố định trong doanh nghiệp
Do đặc điểm của vốn cố định và TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu, giá trị còn lại chuyển dịch dần dần vào giá trị sản phẩm Vì vậy, vốn cố địnhluôn biểu hiện dưới hai hình thái :hình thái hiện vật và hình thái giá trị Vốn cố định biểu hiện dưới hình thái hiện vật là hình thái vật chất cụ thể của TSCĐ Đó là những máy móc thiết bị, nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, vật chuyền dẫn và công cụ quản lý trong doanh nghiệp.Vốn cố định biểu hiện dưới hình thái giá trị là thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
II, Tài Sản Cố Định Doanh Nghiệp
1 Khái niệm TSCĐ :
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp phải có nguồn lực kinh tế như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Xét về thời gian hữu dụng và giá trị ban đầu, nguồn lực kinh tế của
Trang 5lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và thời gian hữu dụng dài Theo chuẩn mực
kế toán Việt Nam ( chuẩn mực 03,04-quyết định của BT BTC số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001) Một nguồn lực của doanh nghiệp được coi là TSCĐ phải đủ 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh với vai trò là các công cụ lao động; Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần Giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm, bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh và hình thái vật chất ban đầu của nó vẫn được giữ nguyên trong suốt thời gian sử dụng Từ các nội dung trên có thể đưa ra định nghĩa về TSCĐ : “TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn, tham gia nhiều chu kì sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm các chu kì sản xuất
2 Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp:
a, Theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư gồm có:
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định thuê tài chính
b, Theo mục đích sử dụng gồm có:
Trang 6- Tài sản cố định dùng trong sabr xuất kinh doanh cơ bản: là những tài sản cố định tham gia trực tiếp và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Như nhà cửa máy móc, vật kiến trúc,…
- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản: là những tài sản cố định dùng cho các hoạt động snar xuất kinh doanh phụ trợ
và những TSCĐ không mang tính sản xuất Bao gồm: TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh phụ trợ; TSCĐ dùng trong mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh,…; TSCĐ bảo quản hộ Nhà nước, giữ hộ đơn vị khác
c, Theo công dụng kinh tế:
- TSCĐ hữu hình được chia thành các nhóm:
- TSCĐ vô hình được chia thành các nhóm:
1- Chi phí thành lập 2- Chi phí nghiên cứu phát triển
3- Quyền đặc nhượng hay quyền khai thác
4- Bằng sáng chế phát minh
5- Nhãn hiệu thương mại
6- Vị trí của doanh nghiệp
Trang 7Ngoài ra còn có thể phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
- Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về vật chất và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng Về mặt vật chất, thì đó là sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu của các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát , tải trọng, nhiệt độ,hoá chất…để khôi phục lại giá trị sử dụng cần tiến hành sửa chữa thay thế.Về mặt giá trị, hao mòn hữu hình là sự giảm dần giá trị TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần vào giá trị thương mại và giá trị sản phẩm sản xuất
Trang 8- Hao mòn vô hình: là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ
do ảnh hưởng của thiết bị khoa học kĩ thuật Bao gồm có hao mòn loại 1, hao mòn loại 2, hao mòn loại 3
b.Khấu hao TSCĐ
Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuyển dịch dần dần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kì gọi là khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là
sự biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐ , việc tính khấu hao TSCĐ
là nhằm thu hồi lại vốn đầu tư trong một thời gian nhất định để tái sản xuất TSCĐ bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất
Có 4 phương pháp tính khấu hao, bao gồm:
- Phương pháp khấu hao bình quân
- Phương pháp khấu hao giảm dần
- Phương pháp khấu hao kết hợp
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng
c.Các phương pháp khấu hao TSCĐ:
c.1, Phương pháp khấu hao đường thẳng: là phương pháp tỉ lệ
khấu hao và mức hấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ
Trang 9Trong đó:
+ NG : nguyên giá TSCĐ + T : thời gian sử dụng TSCĐ
- Tỉ lệ khấu hao hàng năm:(TKH):
+ Tính khấu hao tổng hợp bẳng phương pháp tỷ trọng:
và mức khấu hao của toàn bộ TSCĐ trong năm của đơn vị
c.2, Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh (nhanh):
* Phương pháp khấu hao số dư giảm dần:
Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm được tính nhờ một tỷ lệ nhân với giá trị còn lại của TSCĐ như sau:
Mksi= Tks.GCLđni
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này cố định qua các năm và thường lớn hơn so với tỷ lệ khấu hao của phương pháp tuyến tính cố định
Trang 10Tks= Tk.H Để khuyến khích khấu hao nhanh, người ta áp dụng hệ số điều chỉnh H như sau:
- Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng đến 4 năm thì H= 1
- Tài sản sử dụng trên 4 năm đến 6 năm thì H= 2
- Tài sản sử dụng trên 6 năm thì H= 2,5
Phương pháp này có ưu điểm khấu hao nhanh, tránh thiệt hại hao mòn vô hình Tuy nhiên theo phương pháp này, không thu hồi được hết vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ
* Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh:
Theo phương pháp này thì khấu hao TSCĐ được chia thành 2 giai đoạn:
+Giai đoạn 1: Tính khấu hao theo phương pháp só dư giảm dần + Giai đoạn 2: Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng của phần giá trị còn lại Giai đoạn 2 bắt đàu khi khấu hao ở 1 năm nào đó theo phương pháp số dư giảm dần ≤ khấu hao theo phương pháp đường thẳng của phàn giá trị còn lại
Theo phương pháp này doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tránh được hao mòn vô hình, thu hồi được hết vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ
c,3 Khấu hao theo sản lượng:
Nhằm đảm bảo chính xác hơn mức độ hao mòn của TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh người ta đưa ra phương pháp khấu hao theo sản lượng, phương pháp này được tiến hành như sau:
+ Tính mức khấu hao cho 1 đơn vị sản lượng: du= NG:∑qiTrong đó NG là nguyên giá của TSCĐ
∑qi: : là tổng sản lượng dự kiến cho TSCĐ làm ra trong cả đời vận hành
Trang 11+ Tính khấu hao cho kỳ i: Mi= du qi
qi: là sản lượng của kỳ thứ i
III Quản lý và sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp:
1, Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp:
Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định để đáp ứng nhu cầu đầu
tư TSCĐ là khâu đầu tiên trong quá trình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp Căn cứ vào các dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn
và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp
Tạo lập nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: lợi nhuận để tái đầu tư, từ vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách Nhà nước, từ vốn vay ngân hàng,… Mỗi nguồn vốn trên có ưu nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng vốn khác nhau Vì thế trong khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định, các doanh nghiệp phải chú ý đa dạng hoá các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm của từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợ Vốn cố định hợp lý và
có lợi nhất cho doanh nghiệp Doanh nghiệp phải năng động nhạy bén và luôn đổi mới các chính sách phù hợp với cơ chế, chính sách của Nhà nước để khai thác, huy động được các nguồn vốn cần thiết
2, Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
a, Bảo toàn vốn cố định:
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên ( sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp
Do đặc điểm của TSCĐ và vốn cố định là tham gia nhiều chu kì sản xuất kinh doanh song vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất và đặc tính
Trang 12sử dụng ban đầu ( đối với TSCĐ hữu hình) còn giá trị còn lại chuyển dịch dần dần vào giá trị sản phẩm Vì thế nội dung bảo toàn vốn cố định luôn gồm hai mặt hiện vật và giá trị Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là cơ sở, tiền đề
để bảo toàn vốn cố định về mặt vật giá trị
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn
là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó Điều đó có nghĩa
là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị
hư hỏng trước thời hạn quy định Mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo dõi riêng Cuối năm bộ phận Kế toán- tài chính phải tiến hành kiểm kê TSCĐ Mọi trường hợp thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý
Bảo toàn Vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được giá trị thực (sức mua) của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư bn đầu bất kể sự biến động giá cả, sự thay đổi của tỉ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kĩ thuật Trong các doanh nghiệp nguyên nhân không bảo toàn Vốn cố định có thể chia làm 2 loại: Nguyên nhân chủ quan
và khách quan.Các nguyên nhân chủ quan phổ biến là: do các sai lầm trong quyết định đầu tư TSCĐ, do việc quản lý, sử dụng TSCĐ kém hiệu quả,… Các nguyên nhân khách quan thường là: do rủi ro bất ngờ trong kinh doanh ( thiên tai, dịch hoạ, ), do tiến bộ khoa học kỹ thuật, do biến động của giá cả thị trường
b, Một số biện pháp bảo toàn và phát triển vốn cố định:
1,Phải đánh giá đúng giá trị TSCĐ tạo điều kiện đánh giá chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô phải được bảo toàn Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí
Trang 13khấu hao, không để mất vốn cố định Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu sau:
+ Đánh giá TSCĐ theo đúng giá nguyên thuỷ( nguyên giá): Là toàn bộ chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để có được TSCĐ cho đến khi nó ở trạng thái sẵn sàng hoạt động Ưu điểm của phương pháp này đó là cho doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư mua sắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu Nhược điểm: do sự biến động của giá cả nên có thể dẫn tới sự khác nhau về giá trị ban đầu của cùng một loại tài sản cố định nếu mua ở những thời điểm khác nhau
+ Đánh giá theo giá đánh giá lại (giá khôi phục) : giá đánh giá lại của TSCĐ là số tiền ở thời điểm đánh giá lại có thể mua được những TSCĐ hiện có (tính theo giá hiện tại) Ưu điểm của phương pháp này đó là thống nhất được mức giá của TSCĐ tại thời điểm khác nhau về thời điểm đánh giá Tuy vậy, nhược điểm của nó là rất phức tạp nên người ta chỉ áp dụng phương pháp này vào một thời điểm nhất định
2.2, Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định thời gian khấu hao phù hợp với điều kiện sử dụng Thời gian sử dụng phù hợp để mức khấu hao M bằng với giá trị hao mòn, hạn chế tối thiểu hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra
2.3, Chú trọng đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng những TSCĐ hiện có cả về thời gian lẫn công suất, kịp htoiwf thanh lý những tàu sản cố định không cần dùng, tài sản hư hỏng không sử dụng được
2.4, Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng sửa chữa, dự phòng TSCĐ, tránh TSCĐ bị hư hỏng trước khi hết khấu hao
2,5 Chủ động áp dụng những biện pháp phòng ngừa những rủi
ro trong kinh doanh để hạn chế thất thoát vốn cố định do các nguyên nhân
Trang 14khách quan như mua bảo hiểm tài sản đối với các tài sản cố định dễ bị tổn thất, dễ bị cháy, dễ bị hư hỏng,… Trích lập quỹ dự phòng tàu chính Trích trước chi phí dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
2.6, Các biện pháp khác: Ngoài các biện pháp trên ta có thể sử dụng một số biện pháp khác như: Thực hiện tốt quy chế giao vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động sử dụng vốn cố định Sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao, tránh để mất giá trị do lạm phát gây ra…
3 Phân cấp quản lý vốn cố định đối với doanh nghiệp Nhà nước:
Phân cấp quản lý là việc phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý vốn giữa Nhà nước với doanh nghiệp Theo đó, giao trách nhiệm quản lý sử dụng và bảo toàn vốn cho doanh nghiệp
Theo quy chế tài chính hiện hành các doanh nghiệp nhà nước được quyền:
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả , bảo toàn và phát triển vốn
- Chủ động thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình
để nâng cao hiệu suất sử dụng
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý
và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật
- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kĩ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn
- Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử
Trang 15dụng đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành Các hình thức đầu tư đó gồm: mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh và các hình thức đâu tư khác
4 Sửa chữa và hiệu quả sửa chữa lớn TSCĐ:
Sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì năng lực hoạt động của các TSCĐ Sửa chữa chia làm 3 loại:
Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên: Thời gian sửa chữa ngắn, chi phí nhỉ, kỹ thuật không phức tạp nên thường giao cho người sử dụng TSCĐ thực hiện Chi phí đưa trực tiếp vào giá thành sản phẩm Nguồn vốn
để sửa chữa được lấy từ nguồn vốn lưu động
Sửa chữa vừa( trùng tu) Bắt buộc phải thay thế một số chi tiết,
bộ phận Tuy nhiên, chi phí được hạch toán vào giá thành Nguồn vốn được lấy từ nguồn vốn lưu động
Sửa chữa lớn: Đặc điểm là thời gian sửa chữa dài, chi phí lớn Nguoonf vốn sử dụng có thể áo dụng phương pháp trích lập trước hoặc phương pháp phân bổ
Do sửa chữa lớn có chi phí lớn nên doanh nghiệp cần tính toàn
có nên sửa chữa lớn hay không Để quyết định có nên tiếp tục sửa chữa hay không ta cần dùng hệ số sử dụng sủa chữa lớn: Hsc
Hsc= ( Pn+Cs)/ Cdl GClo
GCl Cdl= GCl(t)
Pn: Thiệt hại về lợi nhuận do nhừng khai thác vận hành TSCĐ
để dưa vào sửa chữa lớn
Cs: Chi phí cửa chữa lớn
Cdl: Chỉ số đánh giá lại của TSCĐ vào thời điểm sửa chữa lớn Nếu Hsc> 1 : Không sửa chữa do hiệu quả sửa chữa đem lại thiệt
Trang 16hại cho doanh nghiệp
Nếu Hsc= 1 : Tuỳ điều kiện của doanh nghiệp
Nếu Hsc< 1 : Nên sửa chữa lớn
IV, Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
H q VCĐ ( T s VCĐ ) = (LNT/VCĐ BQ ).100%
Trong đó: VCĐ BQ = (VCĐ đk + VCĐ ck )/2
VCĐ đk = NG đk - M ck LK VCĐ ck = NG ck - M đk LK
M ck Lk = M đk + M t - M g
+ Hàm lượng vốn cố định:
H L VCĐ = VCĐ BQ / DTT
2, chỉ tiêu phân tích:
+ Mức sử dụng công suất của TSCĐ:
M s =(Sản lượng đầu ra thực tế/ Mức công suất thiết kế).100%
+ Hế số sử dụng thời gian:
Trang 17H t = ( Số thời gian thực tế làm việc/ Số thời gian theo định mức) 100%
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
H s = DTT/ NG BQ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần tuý
+ Hiệu quả sử dụng TSCĐ ( sức sinh lợi, tỷ suất lợi nhuận TSCĐ,…)
H Q = (LNT/ NG BQ ).100%
Chỉ tiêu này cho biết của 100 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần trong kỳ
Trong đó NG BQ = (NG đk + NG ck )/2
+ Hệ số hao mòn HM:
H M = M LK / NG
Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng lỹ thuật của TSCĐ
V, Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
+ Xác định cơ cấu TSCĐ hợp lý, tăng tỷ trọng của TSCĐ dùng tring sản xuất, giảm tỷ trọng của các lợi TSCĐ khác
+ Triệt để sử dụng công suất hiện có của TSCĐ; CHú trọng công tác đổi mới TSCĐ
+ Cải tiến tình hình sử dụng máy móc thiết bị Tăng thời gian sử dụng, nâng cao hiệu suất công tác sửa chữa, bảo dưỡng Nâng cao năng lực làm việc của TSCĐ
Trang 18+ Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, đảm bảo nhanh chóng thu hồi VCĐ, tránh bị hao mòn vô hình
+ Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra đối với TSCĐ
+ Sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để tránh sự mất giá trị của quỹ này
Trang 19phần 2:
THỰC TRẠNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỐ
ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG LŨNG LÔ 2
I Khái quát về công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 2:
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG LŨNG LÔ 2
Tên tiếng Anh: Lung Lo 2 Construction Joint- Stoack Company
Trụ sở: Số 288 đường Lạc Long Quân- Phường Bưởi- Quận Tây
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 5 số: 0103006868 do
Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 29 tháng 4 năm 2008
Công ty thành lập ngày 11 tháng 9 năm 1996 theo quyết định số 132/QĐ- TL cảu Bộ tư lệnh Công binh
Ngày 14 tháng 12 năm 2005 chuyển thành công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 2 theo Quyết định số: 3403/QĐ- BQP của Bộ Quốc Phòng bao
gồm ba đơn vị sáng lập là:
- Xí nghiệp xây dựng sân bay cảng biển- Công ty xây dựng Lũng Lô
- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Việt Nam
- Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm Việt Nam
Trang 20Văn phòng đại diện tại miền Nam: Số 33/19 đường Cộng Hoà – Quận Tân Bình- TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.38114587 Fax:
08.38114587
2 Chức năng của doanh nghiệp:
- Công ty chủ động, tự chủ trong quản lý sử dụng phần vốn góp của nhà nước, vốn do các cổ đông đóng góp, đất đai được giao quản lý và sử
dụng và các quyền khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục
tiêu nhiệm vụ của công ty
- Tổ chức bộ máy điều hành, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ do công ty đề ra Mở rộng quy mô sản
xuất đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu
quả kinh doanh của công ty
- Kinh doanh những ngành nghề mà nhà nước không cấm, quyết định giá mua, giá bán thiết bị, vật tư nguyên liệu, sản phẩm chủ yếu, trừ
những sản phẩm do nhà nước định giá
- Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch kí kết hợp đồng với khách hàng trong nước và ngoài nước Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn
cổ phần, phát hành thêm cổ phiếu mới với mục đích kinh doanh của công ty
theo quy định của pháp luật
- Tuyển chọn, đào tạo thuê mướn, bố trí sử dụng lao động hợp
lý, đồng thời lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng các khoản khác, trên
cơ sở cống hiến và hiệu quả sant xuất kinh doanh của công ty cho người lao
động phù hợp với quy định của pháp luật
3.Nhiệm vụ:
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề, chịu
trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước khách hàng về sản phẩm do công ty thực hiện
Trang 21- Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với chúc năng của công ty và nhu cầu thị trường
- Ký kết và thực hiện các hợp đồng đã ký
- Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, với người lao đông Đảm
bảo cho người lao động được tham gia quản lý công ty bằng thoả ước lao
động tập thể và các quy chế khác
- Thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên môi trường, an
ninh quốc phòng, phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão,…
- Thực hiện các chế độ báo cáo theo qui định của pháp luật
- Thực hiện đúng các chế độ về hạch toán kế toán, chế độ thống
kê báo cáo, các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ kiểm soát
và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước
- Công khai về báo cáo tài chính hàng năm Đánh giá đúng đắn
về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp
ngân sách theo quy định của pháp luật
4 Phạm vi và ngành nghề kinh doanh:
Công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 2 có tiền thân là xí nghiệp xây dựng số 2, được thành lập ngày 11 tháng 9 năm 1996 theo quyết định số
132/QĐ- TL của Bộ Công Binh tới nay đã trải qua 14 năm kinh nghiệm sản
xuất kinh doanh Công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực để bắt
nhịp với sự chuyển mình của đất nước, là đơn vị đi đầu trong các phong trào
thi đua quyết thắng của công ty xây dựng Lũng Lô trước đây Công ty đã
mạh dạn đầu tư vốn, trang thiết bị, máy móc thi công các công trình cơ sở hạ
tầng nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản xuất Các ngành nghề kinh
doanh chính của công ty: