1, Ưu điểm:
Trong một số năm gần đâyVCĐ của công ty luôn có mức tăng cao theo từng năm làm cho nguồn vốn kinh doanh ngày càng lớn, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng.
Việc đầu tư mua sắm TSCĐ đang tập trung vào máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh. Đây là sự đầu tư đúng hướng đối với một công ty xây dựng trong điều kiện hội nhập hiện nay. Công ty không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng mạnh trong nước, doanh nghiệp xây dựng Nhà nước, được Nhà nước đầu tư mạnh mà còn phải đối mặt với các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó đòi hỏi công ty phảo mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất làm việc của trang thiết bị, nâng cao chất lượng công trình, để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công tác tính khấu hao luôn đảm bảo chính xác , đầy đủ theo quy định của Nhà nước và quy chế của công ty. Mức khấu hao TSCĐ trung bình những năm gần đây cao làm cho tăng quy mô vốn cố định, tăng vòng luân chuyển vốn cố định, thúc đẩy quá trình tăng quy mô đầu tư sản xuất, trang bị máy móc mới hiện đại.
Trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ công ty luôn có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận của công ty để nắm bắt được tình hình sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và bảo quản TSCĐ. Các cán bộ công nhân viên luôn ý thức cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ.
Công tác duy trì, bảo dưỡng đảm bảo đúng ký thuật. Các máy móc thiết bị hư hỏng đều được sửa chữa kịp thời. Sửa chữa trong thời gian
--- nhanh nhất có thể , để sớm đưa TSCĐ vào sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến nhanh nhất có thể , để sớm đưa TSCĐ vào sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
2, Nhược điểm:
Trong những năm gần đây công ty đã cố gắng hạn chế những điểm yếu của mình tận dụng tối đa khả năng sử dụng vốn cố định, tăng doanh thu nâng cao mức thu nhập cho người lao động, xong công ty vẫn không tránh được hết những sai sót như:
Nhiều TSCĐ có giá trị lớn vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả mong muốn. Nguyên nhân là do, trong quá trình sử dụng người sử dụng đã không tận dụng hết năng lực của TSCĐ.
Một số người lao động không tuân thủ quy trình sử dụng đi đôi với việc bảo quản trong quá trình sử dụng. Dẫn đến TSCĐ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết nên bị hao mòn hữu hình.
II,Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: 1, Phương hướng quản lý vốn cố định:
Lãnh đạo công ty phối hợp với phòng Kế toán- Tài chính và các phòng ban liên quan khác thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm duy trì và bảo toàn nguồn vốn cố định đã được công ty đưa ra.
Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý. Đầu năm lập kế hoạch khấu hao TSCĐ, cuối năm tổ chức kiểm tra hạch toán TSCĐ để kiểm soát tình hình sử dụng và bảo toàn TSCĐ của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra phương hướng cho giai đoạn tới. Trích lập quỹ khấu hao hợp lý để giảm bớt hao mòn vô hình và mở rộng quy mô tái sản xuất mở rộng.
Đầu tư mới TSCĐ đặc biệt là trang thiết bị, máy móc sản xuất để nâng cao ưu thế của doanh nghiệp mình.
Đào tạo huấn luyện các cán bộ công nhân viên chịu trách nhiệm sử dụng, bảo quản TSCĐ để hạn chế những thất thoát vốn cố định do TSCĐ
--- bị hư hỏng, mất mát,… bị hư hỏng, mất mát,…
2. Tận dụng tối đa khả năng xủa các TSCĐ:
Để tận dụng tối đa khả năng của các TSCĐ công ty nên có những biện pháp sau:
+ Khi mua sắm, thanh lý bất cứ TSCĐ nào phải xem xét kỹ lưỡng. Xem xét xem TSCĐ hiện có có thể khắc phục sửa chữa được không, có thể tăng công suất làm thêm để tránh phải mua thêm TSCĐ cùng loại. + Trước khi mua sắm bất cứ một loại TSCĐ nào công ty cũng cần phải lên kế hoạch cụ thể. Mua sắm những TSCĐ thực sự cần thiết, nhất là đối với các TSCĐ là các phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.. Lựa chọn những loại TSCĐ phù hợp với điều kiện hoạt động, làm việc, môi trường sản xuất để khi đưa vào sử dụng thì có thể phát huy được hết công suất, đảm bảo đầu tu có hiệu quả.
+ Đối với các loại thiết bị đã có thời gian khấu hao dai, công suất kém công ty nên có kế hoạch sửa chữa cải tạo nâng cấp hoặc thanh lý và mua sắm TSCĐ mới trong trường hợp chi phí sửa chữa quá lớn trong khi hiệu quả đem lại chỉ tương đương hoặc không bằng 1 thiết bị mới cùng loại.
3, Gắn trách nhiệm của người lao động với quá trình sử dụng TSCĐ: dụng TSCĐ:
Gắn ý thức trách nhiệm của người lao động với TSCĐ. Phải coi đó như là TS chung của cả một tập thể, ai cũng có nghĩa vụ như nhau. Các máy móc thiết bị thi công, người lao động trực tiếp sử dụng, cần phải được nâng cao hơn về ý thức của họ với TS vì máy móc thiết bị của công ty đều là những TS có giá trị lớn, khi thiệt hại, hỏng hóc sẽ rát tốn kém để sửa chữa, bù đắp. Từ đó, công ty nên có chính sách khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể bảo quản, sử dụng, nâng cao hiệu quả của các TS của doanh nghiệp.
--- Nâng cao tay nghề của công nhân kỹ thuật trong việc dử dụng Nâng cao tay nghề của công nhân kỹ thuật trong việc dử dụng các máy móc của công ty là một trong những nội dung giúp bảo toàn và phát triển vốn cố định của công ty. Công ty nên có những biện pháp sau:
+ Hàng năm, hàng quý nên tổ chức những buổi tập huấn, huấn luyện các kỹ năng thao tác sử dụng máy móc an toàn, hiệu quả, bảo quản, sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng đúng quy trình kỹ thuật.
+ Tổ chức cho các công nhân kỹ thuật thi nâng bậc, các cuộc thi đua nâng cao trình độ trong việc sử dụng máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. Có hình thức khen thưởng kịp thời hợp lý đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.
+Tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiểm trong phạm vi các phòng ban, tổ, đội, giữa người lao động có sự góp mặt của các lãnh đạo để có sự giao lưu học tập kinh nghiệm tốt của nhau giữa những cán bộ công nhân viên , nhất là công nhân kỹ thuật thường xuyên sử dụng những máy móc thiết bị sản xuất.
+ Tổ chức cho các cán bộ công nhân đi tập huấn sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị mà doanh nghiệp dự kiến mua sắm. Tạo điều kiện cho các nhân viên đi tìm hiểu thêm về các loại TSCĐ và tại điều hiện cho cán bộ công nhân viên nâng cao tay nghề.