1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hội chứng sưng hạch bẹn potx

6 549 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 91,32 KB

Nội dung

Hội chứng sưng hạch bẹn (*) Hội chứng sưng hạch bẹn là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, biểu hiện bệnh lý gồm hạch to vùng bẹn, đau hoặc không đau, cứng hoặc mềm, chắc hay đã vỡ mủ, gây nên do các tác nhân gây bệnh LTÐTD. 1. Các nguyên nhân thường gặp + Xoắn khuẩn giang mai gây bệnh giang mai. + Trực khuẩn hạ cam gây bệnh hạ cam. + Chlamydia Trachomatis type L1, L2, L3, gây bệnh hột xoài hay bệnh u hạt bạch huyết hoa liễu (bệnh Nicolas-Favre). 2. Triệu chứng a. Lâm sàng + Sốt hoặc không sốt. + Hạch bẹn to ở một hoặc cả hai bên. + Các vết loét, mụn nước, sẩn nhỏ vùng hậu môn, sinh dục trước đó hoặc kèm theo. + Các biểu hiện khác ở da hoặc niêm mạc: sẩn, sẩn mủ, đào ban đặc biệt chú ý thương tổn ở lòng bàn tay và bàn chân. b. Tiền sử và bệnh sử + khai thác thêm: - Các nguyên nhân của sưng hạch bẹn do các vết thương, vết trầy xước da gây nhiễm khuẩn cấp tính ở chân, bàn chân cùng bên. - Có đau hạch không? Có lỗ rò, chảy mủ? 3. Khám lâm sàng a. Khám các dấu hiệu viêm hạch + Hạch sưng một bên hay hai bên bẹn. + Ðau, không đau? Viêm hạch cấp hay mãn tính? + Số lượng: nhiều hoặc ít, kích thước: to hoặc nhỏ. + Tính chất: mềm hay chắc, di động hay cố định, tách rời hay hình thành khối dính liền da và tổ chức bên dưới. Có lỗ rò? b. Khám phát hiện các vết loét, sẩn nhỏ, mảng niêm mạc + Thường ở niêm mạc sinh dục, hậu môn, miệng, mũi. c. Khám phát hiện các dấu hiệu khác ở da/niêm mạc + Các dấu hiệu thường gặp là sẩn, mụn mủ, sẩn mủ, đào ban, mảng niêm mạc ở da toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân, vùng niêm mạc miệng, mũi, sinh dục và hậu môn. 4. Chẩn đoán a.Viêm hạch do giang mai + Thường xuất hiện khi có vết loét giang mai. + Hạch to nhỏ không đều, không đau, không hóa mủ, di động dễ, không dính vào tổ chức xung quanh. + Nếu ở giang mai giai đoạn I: thường hạch to chỉ môt bên bẹn, trong chùm hạch có một hạch to hơn hẳn gọi là "hạch chúa". + Nếu ở giai đoạn II: hạch lan tràn hai bên bẹn và nhiều nơi khác: nách, cổ, dưới hàm. Kèm các biểu hiện khác ở da, niêm mạc: đào ban, sẩn, mảng niêm mạc, rụng tóc b. Viêm hạch do hạ cam + Xuất hiện sau 2 tuần có vết loét hạ cam. + Thường chỉ có một hạch viêm ở một bên bẹn. + Hạch sưng to, nóng, đỏ, đau, sau tiến dần đến mưng mủ, vỡ mủ màu sô cô la và thành vết loét sâu, lâu lành sẹo. c. Viêm hạch do u hạt bạch huyết hoa liễu (bệnh Nicolas-Favre) + Xuất hiện vài ngày, vài tuần sau khi có loét, mụn nước hay sẩn nhỏ. + Thường viêm hạch bẹn một bên. + Các hạch viêm thường tạo thành một khối, không di động, dính liền với da, mềm dần và chảy mủ ra ngoài thành nhiều lỗ dò giống như "gương sen", có các đường hầm thông nhau. + Tiến triển lâu có thể kèm viêm hậu môn, trực tràng, đôi khi chít hẹp hậu môn, sùi, lỗ rò quanh hậu môn. (*)Nếu sưng hạch bẹn, nhưng không phải các trường hợp trên thì tìm nguyên nhân khác. 5. Xét nghiệm hỗ trợ + Phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang mai (RPR, VDRL). 6. Ðiều trị + Ðối với mọi trường hợp sưng hạch bẹn nghi ngờ do bệnh lây truyền qua đường tình dục, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình nếu cần thiết. + Nếu chẩn đoán được căn nguyên gây bệnh thì điều trị theo căn nguyên, + Nếu không có khả năng xác định được căn nguyên bệnh thì trị liệu phối hợp phác đồ điều trị giang mai và phác đồ điều trị hạ cam. a. Giang mai Dùng một trong các thuốc sau - Benzathin Penicillin G 2,4 triệu tiêm bắp, hàng tuần trong 3 - 4 tuần, hoặc - Procain Penicillin G 1,2 triệu tiêm bắp 1 lần/ngày 20 ngày liên tục, hoặc - Doxycyclin 100 mg uống 4 lần/ngày 30 ngày. Chú ý: không dùng Doxycyclin cho phụ nữ có thai và cho bú. b. Hạ cam Dùng một trong các thuốc sau - Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp liều duy nhất, hoặc - Azithromycin 1 g uống liều duy nhất, hoặc - Erythromycin 500 mg uống 4 lần/ngày x 7 ngày, hoặc - Spectinomycine 2g tiêm bắp liều duy nhất, hoặc - Ciprofloxacine uống1g/ngày trong 3 ngày. Chú ý: không dùng Ciprofloxacine cho phụ nữ có thai, cho con bú và người dưới 18 tuổi. c. U hạt bạch huyết hoa liễu Dùng một trong các thuốc sau - Doxycyclin 100mg uống 2 lần/ngày 21 ngày, hoặc - Tetracyclin 500mg 4 lần/ngày 21 ngày, hoặc - Erythromycin 500mg uống 4 lần/ngày 21 ngày Chú ý: không dùng Doxycyclin và Tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú. 7. Chuyển tuyến khi: + Không có sẵn các thuốc trên đây. + Các triệu chứng không giảm sau một đợt điều trị. + Nghi ngờ sưng hạch bẹn do các nguyên nhân khác không phải giang mai, hạ cam và u hạt bạch huyết hoa liễu. . Hội chứng sưng hạch bẹn (*) Hội chứng sưng hạch bẹn là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, biểu hiện bệnh lý gồm hạch to vùng bẹn, đau hoặc không đau, cứng hoặc. giang mai giai đoạn I: thường hạch to chỉ môt bên bẹn, trong chùm hạch có một hạch to hơn hẳn gọi là " ;hạch chúa". + Nếu ở giai đoạn II: hạch lan tràn hai bên bẹn và nhiều nơi khác: nách,. của sưng hạch bẹn do các vết thương, vết trầy xước da gây nhiễm khuẩn cấp tính ở chân, bàn chân cùng bên. - Có đau hạch không? Có lỗ rò, chảy mủ? 3. Khám lâm sàng a. Khám các dấu hiệu viêm hạch

Ngày đăng: 29/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN