1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hội chứng Wolf-Parkinson-White potx

4 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 93,15 KB

Nội dung

Hội chứng Wolf-Parkinson-White I.Tổng quan Hội chứng tiền kích thích bao giờ cũng do một hay nhiều cầu phụ có thể dẫn truyền hai chiều: nhĩ xuống thất và ngược lại. Khi đang ở nhịp xoang, xung động đi xuôi chiều từ nhĩ xuống thất theo cả 2 đường: đường cầu phụ và đường bộ nối N/T bình thường lập nên tình huống hoạt hóa thất hỗn hợp làm hiện ra hình ảnh ÐTÐ hỗn hợp kiểu W-P-W (P ngắn, sóng delta, QRS rộng hay hội chứng P ngắn, trước đây gọi là Lown- Ganong-Levine (L-G-L)… Như vậy, đây là một cầu nối phụ không ẩn giấu (non concealed conduction). Các cầu phụ đó là những dải cơ có cấu trúc như cơ tâm nhĩ và có thể nằm ở bất kỳ chỗ nào quanh vòng cơ nhĩ - thất. Hội chứng có thể đi một mình hoặc kèm với một dị tật bẩm sinh mà hay gặp nhất là bệnh Ebstein. Khi có điều kiện thuận lợi nào đó (cường giao cảm…) một xung động đi xuống thất bằng đường His sẽ đi ngược lên nhĩ bằng đường cầu phụ rồi "vào lại" đường His để đi xuống lặp lại hoạt hóa tâm thất gây ra một vòng vào lại và cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát giống hệt như cơn nhịp nhanh vào lại nhĩ/thất đã tả ở trên. Chỉ có 5% các ca xung động đi theo chiều ngược lại xuống thất qua cầu nối, hoạt hóa toàn bộ thất (làm QRS dãn rộng) rồi đi ngược lên nhĩ qua đường His để vào lại cầu nối phụ: vòng vào lại ngược này có QRS dãn rộng nên rất khó chẩn đoán phân biệt với nhịp nhanh thất. Khi có rung hay cuồng nhĩ phối hợp với tiền kích thích (xem trên, mục "rung nhĩ") cầu nối (là một dải cơ nhĩ) không có cấu trúc làm giảm chậm dẫn truyền như nút N/T nên có thể dẫn truyền các xung động rất nhanh của rung, cuồng nhĩ xuống thất gây ra nhịp nhanh thất (chứ không phải nhịp nhanh vào lại như trên) thậm chí gây ra rung thất và chết đột ngột. Tình trạng này càng dễ xảy ra khi ta cho bệnh nhân dùng digitalis vì nó làm rút ngắn thời kỳ trơ và tăng tính dẫn truyền của các dải cơ cầu phụ. II.Thăm dò ÐSLH, rất cần khi can thiệp bằng các thủ thuật, có thể giúp: 1. Xác định chẩn đoán. 2. Xác định vị trí và số lượng các cầu phụ. 3. Chứng minh vai trò của cầu phụ gây ra loạn nhịp 4. Xác định mức điện thế có thể gây ra cơn nhịp nhanh đe dọa tính mạng khi có mặt rung cuồng nhĩ. 5. Ðánh giá các phương án điều trị III.Ðiều trị 1. Ðiều trị ngăn chặn cơn nhịp nhanh a. Ðiều trị thuốc: mục tiêu là tác động lên một hay nhiều thành phần của vòng vào lại để ngăn chặn nó khỏi hoạt động và gây ra nhịp nhanh. Cụ thể như sau: - Hay dùng nhất là bêta, verapamil, diltiazem, digitalis… để làm chậm dẫn truyền và tăng tính trơ của nút nhĩ thất. - Rồi đến quinidine, flecainide, propafenone… làm chậm dẫn truyền và tăng tính trở chủ yếu của cầu phụ. Các thuốc khác cũng có tác dụng và đều có thể dùng tùy theo tỷ lệ hiệu quả/nguy cơ của từng ca bệnh như: procainamide, disopyramide, eucainide, sotalol, Amiodarone. Chú ý: Khi có rung, cuồng nhĩ đi kèm với W-P-W thì có chống chỉ định của digitalis (lý do xem trên) và điều đó càng tuyệt đối cấm đối với đường tiêm tĩnh mạch. Cũng với lý do đó, verapamil cũng không được dùng tiêm tĩnh mạch nhưng có thể điều trị mạn tính theo đường uống. Trong trường hợp các xung động của rung nhĩ được dẫn truyền xuống thất qua cầu phụ thì các chẹn bêta cũng không có lợi ích gì vì không khống chế được đáp ứng tăng tần số của thất. b. Triệt bỏ cầu phụ bằng tần số radio qua giây thông thật tuyệt vời vì có thể đạt hiệu quả chữa khỏi bệnh tới trên 90% các ca, lại rất an toàn. Tỷ lệ giá thành/hiệu quả rẻ nên rất được ưa dùng. c. Phẫu thuật cắt đứt, triệt bỏ cầu phụ dưới sự hướng dẫn của đồ bản điện học: tuy cũng đạt hiệu quả như vậy nhưng phức tạp hơn nên chỉ còn dùng khi tần số radio thất bại. 2 Ðiều trị cấp cơn nhịp nhanh a. Nếu là cơn nhịp nhanh trên thất kích phát do W-P-W thì điều trị cũng tương tự như nhịp nhanh có cầu nối ẩn giấu như kích thích phế vị, adenosine… (xem trên). Riêng về máy tạo nhịp nhĩ hoặc thất thì có thể cắt cơn rất tốt nhưng chỉ nên dùng kiểu cấp chứ không nên dùng kiểu mạn tính vì nó có thể gây ra rung nhĩ bất lợi (xem trên). b. Nếu là cơn nhịp nhanh do rung nhĩ trên cơ sở W-P-W thì nên sốc điện ngay vì dễ bị rung thất (xem trên). Nếu không có máy sốc điện thì có thể làm chậm nhịp thất xuống bằng Lidocaine (3-5mg/kg) hay procainamide (15mg/kg) tiêm tĩnh mạch trong 15-20 phút. . Hội chứng Wolf-Parkinson-White I.Tổng quan Hội chứng tiền kích thích bao giờ cũng do một hay nhiều cầu phụ có thể dẫn. hóa thất hỗn hợp làm hiện ra hình ảnh ÐTÐ hỗn hợp kiểu W-P-W (P ngắn, sóng delta, QRS rộng hay hội chứng P ngắn, trước đây gọi là Lown- Ganong-Levine (L-G-L)… Như vậy, đây là một cầu nối phụ không. dải cơ có cấu trúc như cơ tâm nhĩ và có thể nằm ở bất kỳ chỗ nào quanh vòng cơ nhĩ - thất. Hội chứng có thể đi một mình hoặc kèm với một dị tật bẩm sinh mà hay gặp nhất là bệnh Ebstein. Khi

Ngày đăng: 29/07/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w