1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI potx

4 552 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI I – ĐẠI CƯƠNG Khi không khí tràn vào ổ màng phổi thì lá thành và lá tạng sẽ tách ra, tạo nên một khoảng chứa khi, gọi là hiện tượng tràn khi màng phổi. Hiện tượng tràn khí màng phổi thường là bệnh lý, nhưng cũng có trường hợp bơm không khí vào ổ màng phổi để điều trị: phương pháp ép phổi. Khi có thể tràn vàoổ màng phổi, xâm chiếm toàn bộ ổ màng phổi gọi là tràn khí màng phổi toàn bộ, nếu chỉ xâm chiếm một phần gọi là tràn khí màng phổi cục bộ (loại này thể hiện rất âm thầm). Lâm sàng và điện quang xoay quanh hai yếu tố: thủng màng phổi và sự có mặt của không khí trong ổ màng phổi. II. TRIỆU CHỨNG Chúng tôi lấy hội chứng tràn khí màng phổi toàn bộ làm điển hình. A – TRIỆU CHỨNG CHỨC NĂNG. 1. Hiện tượng đau chói ở ngực: người bệnh đột nhiên đau chói ở ngực đau như xé phổi, có thể gây sốc, tái xanh người, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, huyết áp hạ. 2. Hiện tượng khó thở: xảy ra ngay sau người bệnh đau chói ở ngực khó thở rất nhiều, người bệnh thường ở trong bệnh cảnh sốc. Những triệu chứng sốc này cũng biến dần đi cùng các triệu chứng chức năng kể trên, đau giảm đi, khu trú ở vùng xương bả hay dưới núm vú. Còn đối với tràn khí gây ra để điều trị thì triệu chứng chức năng hầu như không đáng kể vì nó không phải do thủng màng phổi và không khí đưa từ ngoài vào chậm với một số lượng đã quy định sẵn, vì vậy không có hội chứng sốc, đau không đáng kể, người bệnh nghỉ ngơi thì không khó thở nữa. B- TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ Trong hội chứng tràn khí toàn bộ, triệu chứng thực thể rất phong phú. 1. Nhìn: nửa ngực bị tràn khí thì lồng ngực bất động, khoảng liên sườn giãn ra, ngực bên đó cũng phình ra. 2. Sờ: Rung thanh mất. 3. Gõ: tiếng vang trống, một dấu hiệu điển hìonh của tràn khí màng phổi. 4. Nghe: triệu chứng chủ yếu là mất tiếng rì rào phế nang. Ba triệu chứng: Rung thanh mất; Rì rào phế nang mất; Tiếng gõ vang trống. Hợp thành tam chứng Galliard. Khi nghe, đôi khi ta còn có thể thấy được một tiếng thổi vò. Tiếng vang kim khí, tiếng vang vò của tiếng nói và của tiếng ho. Những triệu chứng này không có thường xuyên và xảy ra muộn so với ba triệu chứng chính kể trên. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác: do sự thay đổi vị trí của các cơ quan. Mất tiếng gõ đục vùng gan trong trường hợp tràn khí màng phổi phải, mất tiếng đục vùng tim vì tim bị đẩy sang phải, trong trường hợp tràn khí màng phổi trái. C- TRIỆU CHỨNG XQUANG - Qúa sáng bên có bệnh . - Khoảng liên sườn giãn, chiều các xương sườn bé ngang ra. - Phổi bị co lại thành một cục xẹp xuống sát rốn phổi. - Cơ hoành không di động và bị đẩy xuống, trung thất bị đẩy sang bên lành (Hình 42,43,44) D – TRIỆU CHỨNG ÁP LỰC KẾ Cần phải biết để phân biệt hội chứng tràn khí màng phổi. Ta thường đo áp lực không khí trong ổ màng phổi bằng máy Kuss, có 3 trường hợp xảy ra: 1. Áp lực tràn khí màng phổi bằng áp lực khí trời: đó là tràn khí mà phổi mở, vẫn còn lỗ thông giữa màng phổi với không khí bên ngoài. 2. Áp lực tràn khí màng phổi thấp hơn áp lực khí trời: đó là tràn khí màng phổi đóng chỗ thủng đã được gắn lại, không khí không vào thêm được nữa. Loại này tiên lượng tốt. 3. Áp lực tràn khí màng phổi cao hơn áp lực khí trời: không khí vào ổ màng phổi được, nhưng không ra được nên thể tích không khí càng ngày càng tăng, làmm cho người bệnh càng khó thở, đó là tràn khí màng phổi có van, loại này rất nặng, thường thì người bệnh chết ngay vì ngạt thở và sốc. Nếu không có máy Kuss ta có thể dùng ống bơm tiêm: - Nếu pittông (Piston) đứng yên: Tràn khí màng phổi mở. - Nếu pittông (Piston) bị hút vào: tràn khí màng phổi đóng. - Nếu pittông (Piston): tràn khí màng phổi có van. Nếu hội chứng tràn khí màng phổi thường rõ ràng, để chẩn đoán bằng lâm sàng cũng như chẩn đoán bằng Xquang, thì trái lại, Hội chứng tràn khí màng phổi cục bộ rất kín đáo, ít khi chẩn đoán được bằng lâm sàng vì: - Về chức năng: người bệnh không khó thở chỉ hơi đau ngực. - Về thực thể: hội chứng tràn khí khu trú ở một vùng nhỏ cho nên rất khó phát hiện. Chẩn đoán tràn khí màng phổi cục bộ thường là một phát hiện của Xquang: thấy một hình hơi ở ria phổi giữa nhu mô phổi và lồng ngực. Hình ảnh đó cần được phân biệt với một hang phổi bằng cách nhận xét góc của hình hơi đó: góc của tràn khí cục bộ thì nhọn, góc cuảa hang phổi thì tù, ngoài ra khi người bệnh ho, tràn khí cục bộ không nháy, trái lại nếu là hang phổi thì hình đó sẽ nháy. III – NGUYÊN NHÂN 1. Do lao: phần lớn (60%) tràn khí màng phổi tự phát là do lao. Nó có thể là bệnh cảnh mở đầu một quá trình lao, nhưng thường là biến chứng của một bệnh lao phổi tiến triển. 2. không rõ nguyên nhân: thường xảy ra ở người trẻ, khoẻ mạnh. Tràn khí toàn bộ một bên ổ màng phổi không tiến triển thành một tràn dịch, hay tái phát, người ta cho rằng có thể ;là do kén hơi ở phổi vỡ ra. 3. Các bệnh khác ở phổi, không phải lao: Áp xe phổi vỡ ra ở màng phổi ho gà… . biệt hội chứng tràn khí màng phổi. Ta thường đo áp lực không khí trong ổ màng phổi bằng máy Kuss, có 3 trường hợp xảy ra: 1. Áp lực tràn khí màng phổi bằng áp lực khí trời: đó là tràn khí mà phổi. phổi mở. - Nếu pittông (Piston) bị hút vào: tràn khí màng phổi đóng. - Nếu pittông (Piston): tràn khí màng phổi có van. Nếu hội chứng tràn khí màng phổi thường rõ ràng, để chẩn đoán bằng lâm. HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI I – ĐẠI CƯƠNG Khi không khí tràn vào ổ màng phổi thì lá thành và lá tạng sẽ tách ra, tạo nên một khoảng chứa khi, gọi là hiện tượng tràn khi màng phổi. Hiện

Ngày đăng: 11/07/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w