Hội chứngđanangbuồngtrứng
Siêu âm là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán buồng trứngđa nang.
Hội chứngbuồngtrứngđanang (HCBTĐN) có tên khoa học là
polycystic ovary syndromme (PCOS), là rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ
giới, cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh.
Ở nữ giới, có một buồngtrứng ở mỗi bên của tử cung, hình bầu dục, màu
trắng đục. Trong thời kỳ phôi thai, hai buồngtrứng có khoảng 6 triệu trứng non,
sau khi sinh ra đời còn lại khoảng một triệu, khi tới tuổi dậy thì chỉ còn khoảng 40
ngàn. Ở tuổi dậy thì, dưới tác dụng của hormone sinh sản, trứng phát triển theo
mỗi chu kỳ, chín và rụng. Có khoảng 400 trứng là phát triển và hoàn thành chu kỳ
để rụng trứng, các trứng còn lại thường teo nhỏ rồi thoái hóa theo tuổi già. Bên
cạnh việc phát triển các nang noãn theo mỗi chu kỳ, buồngtrứng còn có chức năng
tạo ra các hormone để điều hòa chức năng sinh lý - sinh dục nữ, một vai trò hết
sức quan trọng.
Nguyên nhân
HCBTĐN cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ, nhưng có thể là do
phối hợp của nhiều yếu tố, với biểu hiện thường gặp một số trong các triệu chứng
như: béo phì kiểu bụng, vòng kinh không phóng noãn dưới dạng không đều hay
không thường xuyên, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn có thể vô kinh - thiểu
kinh - đa kinh, rong kinh, nặng hơn nữa là tình trạng xuất huyết ở tử cung, tình
trạng kháng insulin (đây là tình trạng đáp ứng kém của một số cơ quan so với bình
thường với cùng một lượng insulin, gây tăng insulin trong máu và đái tháo đường
týp II). Kháng insulin thường đi kèm với một loạt các rối loạn chuyển hóa khác,
dẫn đến cao huyết áp, rối loạn lipid máu như: tăng triglyceride, tăng LDL, giảm
HDL, tăng vòng bụng. Cường androgen ở phụ nữ HCBTĐN dẫn đến các triệu
chứng như: rậm lông; phát triển ở những nơi như hai bên gò má, cằm, cổ ở giữa
ngực và dưới rốn, mụn trứng cá, hói đầu, rụng tóc.
Chẩn đoán
Trên siêu âm có hình ảnh buồng trứngđa nang, có 12 nang kích thước từ 2
-9mm và tăng thể tích buồngtrứng >10cm3, xét nghiệm máu thì LH > 10, tỷ lệ
LH/FSH > 2, androgen (testosterone) > 2,5 nmol/l hay > 1,5ng/ml.
Về tình trạng sức khỏe, với nữ giới có HCBTĐN, theo các nhà khoa học thì
dễ dẫn đến một số bệnh lý đi kèm như: cao huyết áp, đái tháo đường týp II, đái
tháo đường trong thai kỳ, bệnh lý động mạch vành, ung thư nội mạc tử cung…
Về chẩn đoán, để giúp các nhà sản phụ khoa dễ dàng định bệnh, các nhà
khoa học đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán. Theo tiêu chuẩn châu Âu thì
dựa trên triệu chứng chính là hình ảnh HCBTĐN là hình ảnh trên siêu âm và xem
siêu âm là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh. Ở Việt Nam, ngoài hình ảnh trên
siêu âm thì còn kết hợp thêm một hay nhiều các triệu chứng khác đi kèm. Ngày
nay, để tiện cho thống nhất chẩn đoán và điều trị thì các nhà y học dựa theo
ESHRE ASRM Rotterdam Consesus 2003:
1. Tiêu chuẩn 1: kinh thưa hoặc vô kinh, chu kỳ kinh > 35 ngày, vô kinh >
6 tháng.
2. Tiêu chuẩn 2: cường androgen với biểu hiện rậm lông, mụn trứng cá.
3. Tiêu chuẩn 3: buồng trứngđanang trên siêu âm, siêu âm ngày thứ 2 – 5
của chu kỳ kinh hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ nhân tạo là có 12 nang kích thước từ 2
- 9mm và tăng thể tích buồngtrứng >10cm3, thể hiện ít nhất ở một buồng trứng.
Khi có xuất hiện 2/3 tiêu chuẩn trên thì được chẩn đoán là HCBTĐN.
Về điều trị
HCBTĐN là hộichứng phối hợp của nhiều rối loạn. HCBTĐN dẫn đến rối
loạn rụng trứng như: kinh nguyệt không đều, thậm chí rong kinh, rối loạn gây
cường androgen máu như: rậm lông, mọc râu, phì đại âm vật… Về lâu dài, ở
những người HCBTĐN có thể bị đái tháo đường týp II, cao huyết áp, xơ vữa động
mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường thai kỳ, ung thư nội mạc tử cung, đặc
biệt là dễ vô sinh. Vì vậy, trong điều trị HCBTĐN tùy theo mục đích mà ta có
cách điều trị khác nhau.
Về điều trị chứng vô sinh, nguyên nhân gây vô sinh ở HCBTĐN là rối loạn
phóng noãn, gây ra tình trạng không rụng trứng do đó mà gây vô sinh. Mục đích
điều trị ở đây là phải gây được phóng noãn. Có rất nhiều cách điều trị để gây
phóng noãn ở HCBTĐN. Về nội khoa, trước hết cần được giảm cân ở những
người có thể trạng béo phì. Giảm cân để giảm mỡ, giảm đề kháng insulin; sử dụng
metformin, với mục đích làm giảm đề kháng insulin, bằng cách giúp hoạt hóa các
yếu tố vận chuyển glucose vào trong tế bào gan và cơ, từ đó làm giảm tình trạng
kháng insulin ở máu ngoại vi, giúp cân bằng nồng độ glucose trong máu. Ngoài ra
metformin không làm tăng tiết insulin, do đó không làm hạ đường huyết vì vậy mà
an toàn với bệnh nhân HCBTĐN. Metformin giúp cải thiện bệnh nhân HCBTĐN
tái lập lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường, tăng khả năng rụng trứng và có thai,
giảm nguy cơ đái tháo đường; giảm nồng độ androgen trong máu, cải thiện chu kỳ
kinh nguyệt, từ đó tăng khả năng có thai. Có nghiên cứu cho thấy metformin được
sử dụng cho bệnh nhân HCBTĐN trong 3 tháng đầu của thai kỳ có tác dụng làm
giảm tỷ lệ sảy thai. Tuy nhiên cho đến nay cũng chưa ai chứng minh được tác hại
của metformin với thai hoặc metformin an toàn với thai như thế nào. Cách sử dụng
metformin cho phụ nữ vô sinh với liều 100mg - 1500mg/ngày, điều trị thường 4 -
6 tuần hoặc 3 tháng.
Về điều trị ngoại khoa, đã được áp dụng bằng các phương pháp như cắt góc
buồng trứng, xẻ múi cam, và đã gây được phóng noãn cho bệnh nhân HCBTĐN.
Tuy nhiên, với kỹ thuật đó có rất nhiều nhược điểm không có lợi cho bệnh nhân
như: tai biến phẫu thuật, dính sau mổ, gây suy buồngtrứng sớm. Đến nay, người
ta đã cải tiến sang kỹ thuật đốt điểm buồngtrứng qua phẫu thuật nội soi. Đây là
một kỹ thuật mới tiến bộ và tỷ lệ gây được rụng trứng, có vòng kinh đều và có
phóng noãn sau phẫu thuật. Hoặc sau phẫu thuật đốt điểm buồngtrứng bệnh nhân
có đáp ứng tốt hơn với thuốc kích thích buồng trứng. Tuy nhiên, phương pháp
điều trị ngoại khoa dù sao cũng là một phương pháp có tính xâm lấn, không thể
tránh khỏi tỷ lệ biến chứng trong và sau phẫu thuật.
. Hội chứng đa nang buồng trứng
Siêu âm là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán buồng trứng đa nang.
Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) có.
Chẩn đoán
Trên siêu âm có hình ảnh buồng trứng đa nang, có 12 nang kích thước từ 2
-9mm và tăng thể tích buồng trứng >10cm3, xét nghiệm máu thì LH