Hội chứng Sheehan Hội chứng Sheehan: Một biến chứng sản khoa dễ bị bỏ sót. * Định nghĩa: Hội chứng (HC) Sheehan là tình trạng suy thùy trước tuyến yên, xuất hiện ở một số phụ nữ sau đẻ do nguyên nhân tuyến yên bị hoại tử.( Hội chứng Sheenhan - tên bác sĩ người Pháp đầu tiên mô tả vào năm 1963 tại châu Phi). * Cơ chế bệnh sinh: Cơ chế chính xác gây hoại tử tuyến yên sau đẻ vẫn chưa được biết rõ, hai giả thiết tiêu biểu để giải thích cho bệnh: -G.thiết 1: Trong quá trình mang thai, tuyến yên sẽ to ra, cần nhiều máu hơn nên nó cũng sẽ có nguy cơ cao hơn bị tổn thương khi thiếu máu. Do đó khi sản phụ bị mất nhiều máu trong hoặc ngay sau sinh như đờ tử cung, vỡ tử cung, rau cài răng lược dẫn đến tụt huyết áp thì theo phản xạ, các mạch máu sẽ co lại để ưu tiên cấp máu cho các cơ quan quan trọng như não, tim, thận và giảm cấp máu cho đa phần các cơ quan khác nên tuyến yên sẽ dễ bị hoại tử do thiếu máu nặng và kéo dài. -G.thiết 2: Sản phụ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tự miễn, viêm mạn tính trong đó tuyến yên bị viêm mạn tính và dẫn đến suy tuyến yên sau đẻ. **Triệu chứng lâm sàng: Trong đa số các trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng của HC Sheehan xuất hiện rất từ từ, có thể sau vài tháng nhưng cũng có thể sau nhiều năm. Nó là tổng hợp các triệu chứng của suy tuyến giáp, thượng thận và sinh dục. -Có biểu hiện suy sinh dục: Không có sữa nuôi con, bầu vú teo nhỏ. không có kinh nguyệt trở lại, bộ phận sinh dục ngoài dần teo, rụng tóc, rụng lông; lông vùng sinh dục thưa thớt, lãnh cảm. -Có biểu hiện suy giáp (tinh thần chậm chạp, nhịp tim chậm, da lạnh, khô, da niêm mạc nhợt.) -Trí tuệ: Giảm trí nhớ, chậm phản ứng. -Có biểu hiện suy vỏ thượng thận mạn: mệt mỏi, yếu cơ, hạ huyết áp tư thế đứng, không sạm da và niêm mạc, mất sắc tố da ở những vùng có sắc tố tự nhiên (quầng vú, bộ phận sinh dục). Ngoài ra, phụ nữ bị hội chứng Sheenhan còn có thể hay xỉu do hạ đường huyết. Bệnh nhân có thể hơi mập, da mịn, nhợt nhạt; da cũng có thể nhăn với nhiều nếp nhăn nhỏ quanh mắt và miệng; cơ lực giảm, phản xạ gân xương giảm. Các triệu chứng trên nặng lên khi bệnh nhân bị cúm, sốt, gắng sức về thể xác và tinh thần. Phần lớn những dấu hiệu trên là không đặc hiệu, dễ nhầm với bệnh khác, do đó đa số các bệnh nhân (BN) Sheehan thường được chẩn đoán muộn và sai. Nhiều người phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu và sau một thời gian điều trị không có kết quả họ sẽ được chuyển lên tuyến trên với các chẩn đoán như trụy mạch chưa rõ nguyên nhân, shock, viêm não, suy gan, suy tủy xương Tuy nhiên, cũng có một số BN Sheehan bị bệnh nhẹ, có cuộc sống bình thường và chỉ đến khi bị mắc thêm bệnh gì khác thì các triệu chứng của suy giáp, suy thượng thận mới bộc lộ ra. Khi đó bệnh tình của họ thường rất nặng do có suy thượng thận cấp. *Cận lâm sàng: Các xét nghiệm cần thiết cho phụ nữ nghi có hội chứng Sheehan -Các xét nghiệm thông thường: hồng cầu giảm, đường máu giảm, Natri máu giảm, điện tim với kết quả các sóng có điện thế thấp. -Các xét nghiệm và các liệu pháp chẩn đoán đặc hiệu: +Xét nghiệm các hormon sinh dục giảm: estradiol giảm, progesteron giảm, FSH giảm, LH giảm. +Hormon tuyến giáp giảm: T3, T4, TSH giảm. +Hormon thượng thận: cortisol máu giảm, ACTH giảm. Prolactin máu giảm. Ngoài ra, bệnh nhân được làm các nghiệm pháp đặc hiệu tại cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán xác định. *Điều trị: -Theo nguyên tắc, bệnh nhân bị hội chứng Sheehan thường được điều trị bằng phương pháp thay thế hoocmon, dùng thuốc và theo dõi đều đặn suốt đời tại các cơ sở y tế chuyên khoa. -Biến chứng nếu phát hiện muộn -Người bị hội chứng Sheenhan thường có các biểu hiện ban đầu không rõ rệt, diễn ra âm thầm, tiến triển từ từ dễ bị bỏ qua. Khi bị thêm các bệnh khác như các nhiễm khuẩn, stress, phẫu thuật thì hội chứng này sẽ nặng lên và có thể co các biến chứng sau: +Hôn mê do suy tuyến yên +Suy thượng thận cấp +Hạ đường huyết +Rối loạn nước điện giải nặng. Các biến chứng này có thể đe doạ tính mạng nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, các chuyên gia y tế cảnh báo, tất cả những phụ nữ mất máu nhiều trong cuộc đẻ đều có nguy cơ bị hội chứng Sheenhan. Sản phụ sau đẻ không có kinh nguyệt trở lại, không có sữa nuôi con nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. * Thăm khám bệnh nhân nghi ngờ Hội chứng Sheehan: Chẩn đoán HC Sheehan có thể rất khó khăn. Khó khăn lớn nhất là do người bệnh thường đến viện muộn, triệu chứng không đặc hiệu và thầy thuốc lại ít khi nghĩ đến căn bệnh này. Để chẩn đoán HC Sheehan cần dựa vào: - Hỏi bệnh rất có giá trị: Tiền sử sinh đẻ, nuôi con (có sữa không), kinh nguyệt. - Khám bệnh: Xem BN có sẹo mổ không, lý do mổ là gì, có liên quan đến băng huyết sau đẻ hay không. -Khám phát hiện các triệu chứng của suy giáp, suy thượng thận và nhất là suy sinh dục: Đầu vú nhạt, lông nách và lông mu bị rụng - Xét nghiệm máu: Đo các hormon tuyến yên (ACTH, TSH, FSH, LH), hormon tuyến giáp (T3, T4), hormon tuyến thượng thận (Cortisol), hormon tuyến sinh dục (estrogen, progesteron) Các hormon này thường bị giảm rất thấp. - Các xét nghiệm máu khác để phát hiện BN bị thiếu máu, rối loạn nước và điện giải. - Chụp cộng hưởng từ tuyến yên để kiểm tra kích thước tuyến yên cũng như loại trừ các nguyên nhân gây suy tuyến yên khác, ví dụ như u tuyến yên. . Hội chứng Sheehan Hội chứng Sheehan: Một biến chứng sản khoa dễ bị bỏ sót. * Định nghĩa: Hội chứng (HC) Sheehan là tình trạng suy thùy trước tuyến. * Thăm khám bệnh nhân nghi ngờ Hội chứng Sheehan: Chẩn đoán HC Sheehan có thể rất khó khăn. Khó khăn lớn nhất là do người bệnh thường đến viện muộn, triệu chứng không đặc hiệu và thầy thuốc. tắc, bệnh nhân bị hội chứng Sheehan thường được điều trị bằng phương pháp thay thế hoocmon, dùng thuốc và theo dõi đều đặn suốt đời tại các cơ sở y tế chuyên khoa. -Biến chứng nếu phát hiện