Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
160,4 KB
Nội dung
HỘI CHỨNG TAY - CHÂN - MIỆNG I. KHÁI NIỆM Bệnh tay chân miệng (Hand-foot-and-mouth disease – HFMD) là một bệnh lý nhiễm virus cấp. Biểu hiện lâm sàng thường gặp gồm sốt và tổn thương da niêm dạng bóng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, và/hoặc cơ quan sinh dục. Các bóng nước ở miệng thường diễn tiến nhanh đến loét. II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH Coxsackie virus nhóm A týp 16 (CV A16) là nguyên nhân liên quan trong phần lớn các ca HFMD. Tuy nhiên, một số chủng khác cũng có thể gây bệnh bao gồm Coxsackie virus týp huyết thanh A5, A7, A9, A10, B2, và B5. Enterovirus týp 71 (EV-71) cũng là một trong các nguyên nhân gây HFMD, có liên quan với các biểu hiện thần kinh và có khả năng gây dịch. Trong đó, 2 genotype EV-71 B và C được xác định có liên quan đến các vụ dịch HFMD tại Úc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, và Nhật từ năm 1997. Coxsackie virus và EV-71 đều là dưới nhóm của Enterovirus, thành viên trong gia đình Picornaviridae. Gia đình này gồm những virus nhỏ có cấu trúc chuỗi đơn RNA, không vỏ bọc, có cấu trúc không gian 20 mặt với đường kính khoảng 30nm. III. SINH BỆNH HỌC Nhiễm trùng thông thường xảy ra qua đường phân – miệng hoặc qua đường tiếp xúc trực tiếp với sang thương da và chất tiết ở miệng. Sau khi nhiễm, virus được nhân lên trong các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa và phần xa của hầu họng. Cũng trong giai đoạn này, virus xâm nhiễm vào phân và chất tiết đường hô hấp trên. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-10 ngày. Sau giai đoạn phát triển tại ống tiêu hóa, một số virus sẽ xâm nhập vào máu gây nhiễm virus máu và từ đó lan tỏa đến các cơ quan đích, bao gồm da, tim, hệ thần kinh trung ương IV. DỊCH TỄ HỌC Tần suất Hoa Kỳ Dịch thông thường xảy ra vào những tháng hè -đầu thu, mặc dù các ca lẻ tẻ xảy ra quanh năm. Thế giới Dịch HFMD liên quan với EV-71 thường gặp ở vùng Đông Nam Á trong những năm gần đây, bao gồm Đài Loan (1998) và Singapore (2000). Các yếu tố nguy cơ của những trận dịch này bao gồm trẻ có nhập điều trị tại các trung tâm săn sóc nhi, tiếp xúc với người bệnh HFMD, gia đình đông nguời, nhà ở vùng ngoại ô. Ngoài ra, HFMD còn xuất hiện nhiều nơi như Úc, Malaysia, Nhật, Việt Nam… Tỷ lệ bệnh tật/tử vong HFMD gây ra bởi coxsackie virus thông thường nhẹ và tự giới hạn sau 7-10 ngày; hiếm hơn, HFMD có thể tái phát hoặc kéo dài. Các biến chứng nặng hiếm xảy ra. Các vét loét miệng nặng có thể dẫn đến viêm lưỡi gây đau. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ, dẫn đến mất nước, một biến chứng thường gặp nhất trong HFMD. Hiếm gặp hơn là viêm màng não vô trùng ở bệnh nhi HFMD do Coxsackie virus. HFMD gây ra do EV-71 có tỷ lệ biến chứng thần kinh cao hơn, bao gồm hội chứng giống bại liệt, viêm màng não vô trùng, viêm não, viêm não-tủy, thất điều tiểu não cấp, viêm tủy cắt ngang cấp, hội chứng Guillain-Barré, tăng áp lực nội sọ lành tính. Các biến chứng thần kinh có thể là hậu quả của cơ chế miễn dịch hoặc do virus tấn công chất xám gây ra các tổn thương trực tiếp. Các biến chứng tim - phổi như viêm cơ tim, viêm phổi mô kẽ, phù phổi cũng có thể xảy ra. Một số nghiên cứu cho thấy những biểu hiện thần kinh kèm di chứng xảy ra ở bệnh nhân HFMD do Coxsackie virus ít hơn so với HFMD do EV-71. Cụ thể hơn, Chang và cs đã phân tích tại Đài Loan dịch HFMD năm 1998 và phát hiện rằng 68% ca nhiễm EV-71 không biến chứng. 32% có biến chứng bao gồm 7,3% viêm màng não vô trùng, 10% viêm não, 2,3% biểu hiện hội chứng giống bại liệt, 4,5% viêm não tủy, và 6,8% phù phổi cấp (trong đó 7,9% tử vong và 4% để lại di chứng). Trong khi đó, nhóm HFMD do Coxsackie virus A16, 94% không biến chứng, chỉ có 6,3% các truờng hợp có biến chứng viêm màng não vô trùng; không có ca nào tử vong hoặc để lại di chứng. Giới tính Phần lớn các báo cáo cho thấy không có sự khác biệt giữa hai giới. Vài số liệu công bố một sự khác biệt nhẹ giữa nam/nữ : 1,2 – 1,3/1. Tuổi Bệnh thường xảy ra ở trẻ < 10 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở trẻ < 5 tuổi, đặc biệt là < 3 tuổi. Những cá thể trong cùng gia đình hoặc tiếp xúc gần gũi với trẻ cũng có nguy cơ nhiễm Enterovirus. V. LÂM SÀNG Bệnh sử Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần; bệnh nhân thường than phiền đau họng hoặc miệng, Cơn mailaise có thể xảy ra, Thỉnh thoảng trẻ có kèm theo ói, tiêu chảy phân không đàm máu. Khám Khởi đầu, sang thương ban xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, và/hoặc vòm khẩu cái cứng. Các sang thương niêm mạc miệng tiến triển nhanh chóng thành bóng nước và được bao bọc bởi quầng hồng ban. Các bóng nước này nhanh chóng thành vết loét làm trẻ khó ăn uống, hay quấy khóc. Cha mẹ thường than phiền trẻ chảy nước bọt liên tục. Sang thương da, xuất hiện dưới dạng ban nhỏ, hoặc bóng nước trên nền hồng ban, hiện diện khoảng 75% tổng số bệnh nhân HFMD. Vị trí thường gặp là lòng bàn tay - chân, bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, cơ quan sinh dục. Bóng nước có kích thước nhỏ (2-10mm), dịch trong hơi đục, khi lành không để lại sẹo. Sốt 38-39 o C có thể xuất hiện và kéo dài 24-48 giờ. Trẻ HFMD do EV-71 có thể biểu hiện các biến chứng thần kinh bao gồm hội chứng giả bại liệt, viêm màng não vô trùng, viêm não, viêm não tủy, thất điều tiểu não cấp, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barré, tăng áp lực nội sọ lành tính. VI. CẬN LÂM SÀNG Chẩn đoán HFMD chủ yếu dựa trên lâm sàng. Virus có thể phân lập hoặc xác định thông qua cấy và xét nghiệm miễn dịch với bệnh phẩm lấy từ sang thương da, sang thương niêm mạc, dịch não tủy hoặc phân. Bệnh phẩm lấy từ miệng có tỷ lệ phân lập cao nhất. Ở bệnh nhân có bóng nước, gạc thấm dịch bóng nước là một nguồn chứa virus quan trọng có thể dùng làm bệnh phẩm. Ở bệnh nhân không có bóng nước, có thể dùng gạc lau hậu môn, phết hậu môn, phết trực tràng. Để phân lập virus, khuyến cáo nên dùng 2 gạc bệnh phẩm, 1 từ miệng và 1 từ mụn nước ở vị trí khác hoặc hậu môn. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán cho kết quả dương tính chéo với các loại Enterovirus khác. Phân biệt HFMD do EV-71 hay do Coxsackie virus có giá trị tiên lượng bệnh. Phản ứng trùng hợp chuỗi (polymerase chain reaction – PCR) và kỹ thuật vi mạng (microarray technology) là hai trong những cách xác định tác nhân virus. Các xét nghiệm chuyên biệt thay đổi theo từng bệnh viện. VII. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Hồng ban đa dạng (hội chứng Steven-Johnson) Herpangina Nhiễm các virus nhóm herpes người (Herpes simplex 1, Varicella zoster) Bệnh Kawasaki Viêm họng do virus Nhiễm khuẩn da VIII. PHÂN ĐỘ Độ I: chỉ có vết loét ở miệng và/hoặc sang thương da Độ II: kèm theo rung giật cơ, bứt rứt, giật mình, chới với Độ III: kèm theo yếu liệt chi, liệt dây thần kinh sọ, co giật, rối loạn tri giác (Glasgow < 10) Độ IV: suy hô hấp, phù phổi cấp, tăng huyết áp, trụy tim mạch. IX. DIỄN TIẾN Đa số các trường hợp HFMD cải thiện lâm sàng sau khoảng 3-5 ngày, sang thương da và niêm hết sau 7-10 ngày, bệnh tự khỏi không để lại di chứng. Bệnh nhân có thể tiếp tục lây virus qua phân trong vài tuần. Trẻ mắc HFMD do Coxsackie virus có thể bị viêm màng não vô trùng, dù rất hiếm gặp. Trẻ HFMD do EV-71 có thể biểu hiện các biến chứng thần kinh bao gồm hội chứng giả bại liệt, viêm màng não vô trùng, viêm não, viêm não tủy, thất điều tiểu não cấp, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barré, tăng áp lực nội sọ lành tính. Ngoài ra, ở những trẻ này còn có thể xuất hiện biến chứng hô hấp-tuần hoàn, thường dẫn đến trụy tim mạch và phù phổi cấp. Vài trường hợp báo cáo sẩy thai tự nhiên liên quan HFMD X. ĐIỀU TRỊ Điều trị HFMD là điều trị hỗ trợ. Đảm bảo dịch cung cấp đầy đủ tránh mất nước. Khi bù nước đường uống, dung dịch lạnh thường được ưa thích hơn. Các dung dịch có tính axít hoặc có mùi có thể gây khó chịu. Bù dịch đường tĩnh mạch đôi khi cần thiết nếu bệnh nhi mất nước từ trung bình đến nặng hoặc trẻ không chịu bù nước đường uống. Điều trị hạ sốt nếu có sốt. Đau có thể điều trị với liều chuẩn acetaminophen hoặc ibuprofen hoặc giảm đau miệng trực tiếp thông qua dung dịch súc miệng hoặc dạng xịt. Tùy theo mức độ nặng của bệnh sẽ có các điều trị tương ứng. Độ I: Trẻ có thể điều trị ngoại trú như trên, lưu ý theo dõi sát, tái khám mỗi 1-2 ngày trong tuần đầu của bệnh. Nếu sốt kéo dài hoặc có dấu hiệu chuyển độ, trẻ phải được nhập viện để theo dõi và điều trị. Độ II: Trẻ phải nhập viện điều trị Tránh kích thích, có thể dùng thuốc an thần hỗ trợ(thường là phenobarbital) Kháng sinh liều điều trị viêm màng não cho đến khi có bằng chứng ngược lại Theo dõi sát Thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Độ III: Nhập viện cấp cứu Giảm kích thích trẻ, kể cả dùng thuốc an thần Hỗ trợ hô hấp Hạn chế dịch nhập nếu trẻ có rối lọan tri giác và không có dấu thiếu nước trên lâm sàng Điều chỉnh các rối loạn đường huyết, điện giải, kiềm toan Kháng sinh tương tự độ II Theo dõi sát Thực hiện các xét nghiệm cần thiết Độ IV: Điều trị tương tự độ III + chống sốc Điều trị với gammaglobulin truyền tĩnh mạch: cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy hiệu quả chắc chắn của biện pháp điều trị này. XI. TIÊN LƯỢNG Tiên lượng thường tốt. Phần lớn bệnh nhi hồi phục hoàn toàn. XII. CÁC SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI Chẩn đoán sai Bù dịch sai Không nhận ra các biến chứng thần kinh dù hiếm gặp. XIII. PHÒNG NGỪA Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (nhất là sau khi thực hiện các thao tác tiếp xúc với trẻ, các chất tiết từ trẻ đang nhiễm HFMD) [...]... Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà Cách ly trẻ bệnh trong tuần lễ đầu tiên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đoàn Thị Ngọc Diệp Bệnh tay chân miệng ở trẻ em Nhi khoa chương trình đại học 2007; tập 1: 44 4-4 53 2 Smeeta Sinha Enteroviruses Medscape 08/2006 3 Stephen J Nervi Hand – Foot – and – Mouth disease Medscape 03/2008 4 Hand – Foot – Mouth disease CDC 2008 . HỘI CHỨNG TAY - CHÂN - MIỆNG I. KHÁI NIỆM Bệnh tay chân miệng (Hand-foot-and-mouth disease – HFMD) là một bệnh lý nhiễm virus cấp gặp là lòng bàn tay - chân, bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, cơ quan sinh dục. Bóng nước có kích thước nhỏ ( 2-1 0mm), dịch trong hơi đục, khi lành không để lại sẹo. Sốt 3 8-3 9 o C có thể xuất. EV-71 có thể biểu hiện các biến chứng thần kinh bao gồm hội chứng giả bại liệt, viêm màng não vô trùng, viêm não, viêm não tủy, thất điều tiểu não cấp, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barré,