Tự tử - tự sát – Phần 3 10.Quan hệ giữa tình trạng hôn nhân và nguy cơ đưa đến tự tử thành công - nguy cơ cao nhất xảy ra ở những người không bao giờ lập gia đình. - sau đó mức độ nguy cơ giảm dần theo thứ tự : góa chồng hoặc vợ (widowed), ly thân (separated), ly dị (divorced) và kết hôn (married). 11.Vai trò của hỗ trợ xã hội (Social support): - Sự cô lập về mặt xã hội và tình cảm cũng như sự mong manh về mặt xã hội và nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các hành vi tự tử. - Thất nghiệp, cô đơn, mất nhà và tình trạng sống cách ly gia tăng nguy cơ tự tử. - Nhà thờ, gia đình hoặc sự hổ trợ cộng đồng giúp làm giảm bớt nguy cơ tự tử. - Vài nhóm xã hội (groupes sociaux) có nguy cơ tự tử cao, đặc biệt là các tù nhân. 12. Quan hệ giữa bệnh tật và nguy cơ tự tử không? - Các bệnh nhân với một bệnh nội khoa, đặc biệt là những bệnh gây đau đớn và nan y có thể tìm một lối thoát qua tự tử. - Các bệnh không phải tâm thần, thường tự tử nhất là ở các bệnh mãn tính, như ung thư, bệnh phổi tắc mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) và đau đớn mãn tính. - Các bệnh nhân với thẩm tách thận (renal dialysis) có tỷ lệ tự tử gấp 400 lần so với dân thường - Bệnh nhân bị sida có thể có tỷ lệ tự tử cao hơn so với tỷ lệ trung bình. 13. Bệnh nhân trước đây đã có toan tính tự tử thì điều này có làm gia tăng nguy cơ tự tử sau này không? - Có ! Trừ phi tất cả những toan tính này có mức độ bé nhỏ và được xem như là những hành động bị lôi kéo (manipulative). - đặc biệt là nếu như mọi toan tính tự tử về sau leo thang về mức độ nghiêm trọng. - 1/3 trong số những người sốt sống sót sau tự tử, trước đó đã có một lần toan tính tự tử. - Càng có nhiều toan tính tự tử trong tiền sử của bệnh nhân thì các nguy cơ thành công của toan tính tự tử lần sắp tới càng cao. - Những tiền sử tự tử thành công trong gia đình hoặc nơi những người thân thuộc có thể làm dễ việc chuyển qua hành động tự tử do hiện tượng bắt chước. 14.Mối quan hệ giữa bệnh sử gia đình và nguy cơ tự tử? - các bệnh nhân có bệnh sử gia đình về tự tử, nghiện rượu, bệnh trầm uất, sẽ có nguy cơ tự tử cao hơn là những bệnh nhân không có một tiền sử gia đình như thế. - một bệnh sử tự tử trong gia đình thuộc thế hệ thứ nhất (cha mẹ, anh chị em ruột) cần phải được quan tâm đặc biệt. 15.Nguy cơ toan tính tự tử và khả năng cứu thoát ảnh hưởng lên đánh giá tự tử như thể nào? - Nói chung một toan tính tự tử có mức độ nghiêm trọng và đầy rủi ro được xem là dấu hiệu báo trước các toan tính tự tử tiếp theo có khả năng xảy ra, hơn là một toan tính nhỏ. - Một toan tính tự tử được thực hiện mà có thể cứu thoát được, thường liên kết với nguy cơ tự tử thành công lần sau thấp hơn. 16.Mối lợi thứ cấp (secondary gain) là gì khi toan tính tự tử? - Đôi khi, một toan tính tự tử nhằm vào một mục đích nào đó hơn là tìm cái chết. - Mục tiêu này được gọi là mối lợi thứ cấp (secondary gain : bénéfice secondaire), có thể là để tìm sự chú ý của bố mẹ, bạn bè hoặc của người yêu. - Nếu toan tính tự tử mà mục tiêu duy nhất là cái chết, thì khả năng tự tử thành công về sau là lớn. - Với sự gia tăng tỷ lê tự tử thành công trong giới trẻ, phải cẩn trọng khi cho rằng những toan tính tự tử là do mong muốn được chú ý hoặc nhằm vào mối lợi thứ cấp. Cần thực hiện một đánh giá đầy đủ trước khi đi đến kết luận như vậy. 17.Ý nghĩa của việc đánh giá thái độ và cảm xúc của bệnh nhân tự tử? - Bệnh nhân có vẻ bị kiệt sức, không nơi nương tựa, vô vọng, hoặc đơn độc thường có nguy cơ tự tử cao. - Bệnh nhân toan tính tự tử vì tức giận, hoặc trong cố gắng tìm cách phục thù thường có tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân trầm tĩnh, buồn rầu, mệt mỏi hoặc vô cảm. 18.Tìm hiểu kỹ về một kế hoạch tự tử là quan trọng? - Đừng bao giờ do dự hỏi bệnh nhân về bất cứ kế hoạch tự tử nào. - Bệnh nhân tiếp tục bày tỏ ý định tự tử sau một lần toan tính thường có nguy cơ sẽ thực hiện một toan tính tiếp theo. - Nguy cơ cao nhất nếu kế hoạch tỏ ra chi tiết, hung bạo và khả dĩ thực hiện. - Một kế hoạch được xác định và có mạch lạc, có dự kiến các phương tiện tự tử (uống thuốc, trầm mình, treo cổ ), có chuẩn bị (mua súng, viết di chúc) là những chỉ dấu nói lên quyết tâm của người tự tử. 19.Thái độ trước một bệnh nhân biểu lộ ý định tự tử phải như thể nào? + Những quan niệm sai lầm : - sai lầm khi nghĩ rằng nói về tự tử với một bệnh nhân có thể khiến gây nên hành động tự tử trên bệnh nhân này. - sai lầm khi nghĩ rằng các bệnh nhân nói sẽ tự tử hiếm khi sẽ chuyển qua thành hành động - không bao giờ được xem thường những lời nói tự tử. - sự bày tỏ những ý định tự tử (idées suicidaires) tự nó không đủ để đánh giá nguy cơ. - điều quan trọng cần nhớ là không có sự tương quan giữa sự bày tỏ ý muốn chết với thực tế thực hiện ý muốn này. - xử trí một bệnh nhân có ý nghĩ tự tử luôn luôn là một việc khó khăn. - Người thầy thuốc có cảm giác nếu đặt câu hỏi với bệnh nhân, điều này có thể khiến bệnh nhân chuyển ý nghĩ thành hành động tự tử. - Trái lại, trước các dấu chứng trầm uất và/hoặc lo âu, người thầy thuốc phải làm dễ sự biểu lộ các ý nghĩ tự tử bằng cách hỏi bệnh nhân có nghĩ đến hoặc đã nghĩ đến tự tử hay không, có bị xâm chiếm bởi những ý nghĩ đen tối hay không. - Phương cách này nói chung có tác dụng làm dễ, làm cởi mở những điều tâm sự và có thể tạo tiền đề cho điều trị. - bệnh nhân trầm cảm u sầu (dépression mélancolique) thường che dấu ý định tự tử (détermination muette), trái lại bệnh nhân bị hystérie lại biểu lộ thái quá ý định này (chantage au suicide). - bệnh nhân hystérique có thể chuyển ý định tự tử qua hành động dễ dàng trong khi bệnh nhân bị trầm cảm u sầu bị ngăn cản hành động do sự ức chế tâm thần vận động (inhibition psychomotrice). 20. Những bệnh nhân nào cần phải nhập viện? - Chỉ định tuyệt đối - nhập viện sau toan tính tự tử thường là những trường hợp sau đây: bệnh loạn tâm thần (psychosis), một toan tính tự tử có kế hoạch trước, hung bạo và suýt nữa gây thiệt mạng, ý nghĩ tự tử liên tục với những kế hoạch định rõ cho một toan tính khác. - Chỉ định tương đối: tuổi lớn hơn 45, tỷ xuất nguy cơ/khả năng cứu thoát cao, bệnh tâm thần nặng, nghiện rượu, nghiện thuốc, sống đơn độc với nương tựa xã hội kém, và không nơi nương tựa, vô vọng hoặc suy kiệt. 21.Các chỉ định nhập viện của một bệnh nhân có ý định tự tử đến phòng cấp cứu? - nguy cơ tự tử sắp xảy ra tức thời. - tình hình bất an nghiêm trọng nếu để bệnh nhân xuất viện. + Quyết định nhập viện một bệnh nhân có ý định tự tử phải xét đến những yếu tố sau đây: - có hay không một rối loạn bệnh học tâm thần nghiêm trọng. - các tiền sử cá nhân hoặc gia đình về toan tính tu tử và/hoặc tự tử. - việc sử dụng có tính cách bệnh lý rượu và/hoặc các chất dưỡng thần (psychotropes). - tuổi của bệnh nhân (tỷ lệ tử vong do tự tử gia tăng với tuổi). - quyết tâm của bệnh nhân. - sự hiện diện của yếu tố làm dễ. - môi trường của bệnh nhân. 22. Nếu nhập viện là cần thiết, cần phải làm gì nếu bệnh nhân từ chối? + Lập giấy chứng nhận nhập viện theo yêu cầu của một người thứ ba (certificat d'hospitalisation sur demande d'un tiers) (HDT). - mọi bệnh nhân mà những rối loạn làm cho sự ưng thuận (consentement) không thể thực hiện được - tình trạng đòi hỏi điều trị tức thời cùng với theo dõi thường xuyên trong môi trường bệnh viện. + Ai có thể yêu cầu nhập viện như yêu cầu của người thứ ba: - là một người thứ ba hoặc 2 BS (không nhất thiết phải là một chuyên khoa tâm thần) . - người thứ ba có thể là một thành viên của gia đình, một người bạn, một người khả dĩ hành động vì lợi ích của bệnh nhân. 23.Chỉ định theo dõi ngoại trú một bệnh nhân có ý định tự tử đến phòng cấp cứu: - những người xung quanh thương mến, thông cảm và luôn luôn hiện diện. - bầu không khí bớt bi thảm hóa (ambiance dédramatisée) nhưng ý thức được vấn đề. - tiếp xúc tốt và đáp ứng dương tính với tâm lý trị liệu pháp (soutien psychothérapeute). 24.Chỉ định điều trị an thần ở phòng cấp cứu khi - nguy cơ chuyển qua hành động tự sát - cơn lo sợ mạnh (crise d’angoisse intense). 25. Chỉ định điều trị chống trâm cảm ở phòng cấp cứu ? - Không có chỉ định. 26. Có điều trị lâu dài để làm giảm nguy cơ tự tử không? - Lithium trong bệnh loạn tâm thần thao cuồng-trầm cảm (manic-depressive psychosis). - điều trị cho phép giảm tỷ lệ nguy cơ tự tử xuống tỷ lệ gần với nguy cơ xảy ra ở dân thường. . Tự tử - tự sát – Phần 3 10.Quan hệ giữa tình trạng hôn nhân và nguy cơ đưa đến tự tử thành công - nguy cơ cao nhất xảy ra ở những người không bao giờ lập gia đình. - sau đó mức. cơ tự tử? - các bệnh nhân có bệnh sử gia đình về tự tử, nghiện rượu, bệnh trầm uất, sẽ có nguy cơ tự tử cao hơn là những bệnh nhân không có một tiền sử gia đình như thế. - một bệnh sử tự tử. leo thang về mức độ nghiêm trọng. - 1 /3 trong số những người sốt sống sót sau tự tử, trước đó đã có một lần toan tính tự tử. - Càng có nhiều toan tính tự tử trong tiền sử của bệnh nhân thì