Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
148,38 KB
Nội dung
Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết niệu và hệ sinh dục - Phần 3 419. Từ khi lấy chồng bị viêm bàng quang "Trước khi lấy chồng, cháu vẫn khỏe, nhưng từ sau ngày cưới cháu thường bị đái rắt, có lần nước tiểu đỏ, xét nghiệm có hồng cầu. Bác sĩ cho chữa viêm bàng quang, dùng nhiều loại thuốc không khỏi". Cháu hãy kiểm tra lại và xử trí theo Mục 418. Nếu không đỡ, hãy dè chừng bị viêm bàng quang do sinh hoạt vợ chồng quá nhiều. Trường hợp này chỉ cần nhắc chồng cháu cho quan hệ thưa ra, sẽ khỏi mà không cần thuốc men gì. 420. Viêm niệu đạo do tạp khuẩn "Cháu 20 tuổi, chưa quan hệ nam nữ bao giờ. Mấy hôm nay cháu thấy miệng sáo của dương vật sưng lên, tấy đỏ, hơi đau. Xin cho cháu một lời khuyên". Cháu bị viêm nhiễm niệu đạo do tạp khuẩn. Hãy dùng nước sạch pha thuốc tím thật loãng, tỷ lệ 1/4000 (màu hơi hồng hồng), cho vào một cái bát hoặc cái ly sạch, ngâm cho ngập dương vật. Làm mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần độ nửa giờ; mỗi lần như vậy, dùng ngón tay ép nhẹ lên, để cho nước thuốc tím vào ra qua miệng sáo. Xem xét lại nguồn nước, vệ sinh chăn chiếu, luộc quần áo; nếu có điều kiện, nên là (ủi) quần áo trước khi mặc. 421. Nước tiểu như nước vo gạo "Em 25 tuổi, từng bị một lần nước tiểu như nước vo gạo; đến 1994 bị lại, lúc đầu nước tiểu lờ lờ, về sau càng đặc. Em xấu hổ nên không đi khám. Xin cho biết đó là bệnh gì, có phải là em đái ra tinh trùng không? Bệnh có ảnh hưởng gì về đường con cái, cách chữa ra sao?". Triệu chứng em kể làm tôi nghĩ đến hai khả năng: - Em bị bệnh giun chỉ: Loài giun này sống trong hệ bạch huyết, gây nên những lỗ thông li ti giữa đường bạch huyết và đường tiết niệu, làm cho nước tiểu có bạch huyết nên giống màu nước vo gạo. Bệnh có thuốc chữa trị cho những ca vừa phải. Nếu không điều trị được, tiến hành phẫu thuật nhằm cắt đứt những lỗ thông thương nói trên (phẫu thuật bóc hệ thống mạch bạch huyết quanh thận) ở phía có tổn thương, kết quả khả quan. - Em bị bệnh đái ra phosphate: Trong trường hợp này, bô đựng nước tiểu đóng cặn màu trắng. Em phải coi sức khỏe làm trọng, khẩn trương tới một bệnh viện lớn xin khám để có hướng xử trí thích hợp. Còn tinh dịch, tinh trùng của em thì không can dự gì vào đây. 422. Giãn tĩnh mạch thừng tinh "Em là con trai, 18 tuổi, từ nhỏ bộ phận sinh dục phát triển đều nhưng hai năm nay tinh hoàn trái sa xuống thấp, thỉnh thoảng hơi đau, kích thước bình thường. Em đi khám ở huyện thì bác sĩ bảo các tĩnh mạch bên đó bị đứt. Xin cho biết cách chữa". Nhiều khả năng em bị giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái: khi sờ nắn nhẹ vào sẽ có cảm giác hơi lổn nhổn, ấn hơi tức. Như vậy có nghĩa là, vì một nguyên nhân chưa rõ, thành của những tĩnh mạch thừng tinh trái trở nên kém vững chắc hơn bên phải và bị giãn (chứ không phải bị đứt như em đã nghe nhầm). Ban ngày, em hãy đeo xì líp thường xuyên, và hạn chế chạy nhảy. Về thuốc, em hãy dùng thử bài này trong 10-15 hôm: Hạt quýt khô (Đông y gọi là quất hạch) 6-12 g rang vàng (không để cháy), đun sôi với 2 bát nước, lấy 1/2 bát, chia uống 2 lần trong ngày (có thể pha chút đường cho dễ uống). 423. Xử trí tràn dịch màng tinh hoàn "Tôi có đứa con trai 5 tuổi, một nửa bìu dái sưng to, được bệnh viện chẩn đoán là tràn dịch màng tinh hoàn, nằm viện chữa bằng kháng sinh trong 1 tuần không đỡ. Sau đó, bác sĩ dùng xơ-ranh chọc hút ra nước vàng (đến xơ-ranh thứ 3 thì có màu hồng của máu), và được xuất viện; nhưng ngay hôm sau lại thấy căng lên như cũ". Ở một số trẻ sơ sinh nam, thường sau 2-3 tuần có biểu hiện tràn dịch màng tinh hoàn rõ (hiện tượng sinh lý bình thường), sau đó giảm dần và hết (ở trẻ sơ sinh nữ thì có ra huyết kiểu như "hành kinh", rồi cũng hết). Một số trường hợp vẫn không hết tràn dịch ở mức độ khác nhau. Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc gì làm mất được hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn, kể cả kháng sinh. Không được chọc hút dịch, vì việc này dễ gây tổn thương cho tinh hoàn (ở xơ-ranh thứ 3, dịch của cháu có màu hồng là do chạm phải mạch máu, nhưng không rõ mức độ đến đâu). Chọc hút là vô ích vì chắc chắn dịch sẽ được tái lập. Tràn dịch màng tinh hoàn phải được điều trị bằng phẫu thuật lộn màng tinh hoàn (rạch túi ra cho thoát hết dịch, rồi khâu lộn trái như lộn nửa cái vỏ chanh đã vắt kiệt). Cuộc mổ thường không quá mười lăm phút, sau đó tinh hoàn vẫn bình yên vô sự. Thường người ta hay chờ cho cháu "hơi khôn khôn, dễ bảo", để có thể chỉ gây tê tại chỗ, tránh phải gây mê, nghĩa là vào khoảng 6-8 tuổi; không để muộn hơn. Có khi phải mổ sớm hơn nếu cháu bị các bạn trêu chọc là "thằng chim to", sinh mặc cảm tự ty. Trường hợp con bạn, tôi thấy có một điểm ngờ ngợ là dịch tái hiện quá nhanh. Nên sớm cho cháu đến chuyên khoa tiết niệu sinh dục nam của một bệnh viện lớn để mổ. Nếu lần chọc đó có gây chảy máu thì máu đã được cầm, biến thành một thứ dịch sánh. Việc lộn màng tinh hoàn sẽ giúp khỏi bệnh (nếu màng dày cộp lên sau khi bị chảy máu, có thể phải xén bớt ít nhiều trước khi khâu lộn). 424. Cơn đau quặn thận "Tôi làm nghề nông, bị đau quặn bụng phải dữ dội kèm theo đái buốt, lần sau cách lần đầu chừng một tuần, siêu âm cho biết bị giãn đài bể thận bên phải. Xin cho biết nguyên nhân; chuyện phòng the có liên quan gì đến bệnh không? Có cần xét nghiệm gì thêm không và cách chữa ra sao?". Nếu kết quả siêu âm nói trên là chính xác thì bác đã hai lần bị cơn đau quặn thận bên phải do sỏi đường tiết niệu di chuyển xuống dọc theo niệu quản. Để dễ hình dung, bác coi bể thận như một thùng chứa nước đặt bên trên, và niệu quản là cái ống dẫn nước xuống. Bấy lâu nay trong thùng chứa của bác đã xuất hiện một hay nhiều viên sỏi nhỏ hoặc to, nhưng vì chúng nằm yên tại chỗ nên bác thấy "bình yên vô sự". Nay đột nhiên một viên sỏi tụt vào ống dẫn nước và di chuyển xuống dưới, gây đau dữ dội vì ống dẫn phải co bóp mạnh để tống cái vật lạ đó đi. Nếu viên sỏi nhỏ, nó có thể đi xuống bàng quang; từ đó có thể tụt vào niệu đạo, gây đau buốt dọc dương vật trước khi lọt được ra ngoài. Nếu sỏi to hoặc sần sùi, nó sẽ mắc kẹt trong niệu quản, gây tắc nước tiểu từ thận xuống, làm cho bể thận bị giãn ra; nếu để muộn sẽ gây giãn đài thận (nơi chứa các ống li ti dẫn nước tiểu ra bể thận). Để muộn thêm nữa thì cả quả thận sẽ bị giãn, nhu mô thận bị hủy hoại, trở thành một túi nước vừa vô dụng, vừa nguy hiểm vì dễ bị nhiễm khuẩn thành một túi mủ. Trường hợp của bác phải được các bác sĩ ở chuyên khoa tiết niệu khám xét và giải quyết. Tại đây, bác sẽ có thể chụp X-quang thường ổ bụng (sau khi thụt tháo phân kỹ càng hai lần liên tiếp để không nhầm viên phân với viên sỏi) nhằm xác định có sỏi tại những vị trí nào (thận, niệu quản), kích thước và hình thù viên sỏi. - Nếu viên sỏi niệu quản to, sần sùi, nằm ở nơi khó vượt qua , bác sĩ sẽ chỉ định mổ. Bác sẽ phải chụp thêm thận thuốc (để đánh giá chức năng bài tiết của cả hai thận và tình hình đài bể thận). - Nếu viên sỏi nhỏ, hy vọng có thể tự tụt xuống thêm để ra bàng quang, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho điều trị bảo tồn một thời gian ngắn (chủ yếu là cho chạy nhiều bận trong ngày sau những lần uống nhiều nước; nếu cần thì dùng thêm thuốc giảm đau để bệnh nhân chạy được thuận lợi). Nếu không biến chuyển, nhất thiết phải phẫu thuật. - Nếu sỏi đã xuống bàng quang, trường hợp không tự đái ra được sẽ được chữa bằng kỹ thuật tán sỏi, không nhất thiết phải mổ như trước đây. Sỏi bàng quang để lâu sẽ lớn dần do được bọc thêm các lớp vôi xung quanh, dễ gây chảy máu và viêm nhiễm bàng quang. - Nếu có sỏi ở đài bể thận, bác sĩ tiết niệu sẽ cho chỉ định cụ thể tùy từng tình huống. - Nếu chụp X-quang không thấy sỏi thì hoặc viên sỏi không cản quang (hiếm gặp), hoặc không có sỏi (nếu vậy thì kết quả siêu âm vừa qua là không chính xác, vì những hạt sỏi li ti tuy gây đau khi di chuyển nhưng không thể gây giãn đài bể thận). Bác cần khẩn trương lên. Bởi lẽ trong điều trị sỏi niệu quản, yếu tố quan trọng hàng đầu là thời gian: - Khi còn cơn đau quặn thận là còn sớm; nếu thanh toán được viên sỏi thì mọi chuyện sẽ trở lại gần bình thường hoặc như cũ. - Khi không còn cơn đau là đã muộn hay quá muộn. Lúc bấy giờ, nếu có mổ lấy vỏ viên sỏi thì chức năng thận khó phục hồi hoặc mất hẳn. Chuyện phòng the không phải là nguyên nhân gây bệnh sỏi tiết niệu. Nhưng khi quan hệ vợ chồng, những động tác đột ngột và mạnh mẽ vùng lưng có thể làm cho viên sỏi đang nằm yên trong bể thận lọt vào niệu quản (cũng như khi ta chạy nhảy hay đi lại nhiều). Dù có mổ lấy sỏi hay không, từ nay trở đi bác cần chú ý thường xuyên dùng một chút chất chua và uống nhiều nước (nước chanh, cam, nước ép hoa quả chua như khế, muỗm ) để giúp cho nước tiểu bớt kiềm, hạn chế hiện tượng sinh sỏi. 425. Đi tiểu ra máu sau chấn thương vùng lưng "Tôi 42 tuổi. Cách đây chừng 10 năm, tôi chơi xà ngang bị ngã đập mạnh lưng xuống đất, đêm ấy đi tiểu đỏ như máu, từ hôm sau nhạt dần rồi hết, không phải thuốc men gì. Hai 2 năm nay, tôi hay đau lưng và thỉnh thoảng thấy nước tiểu màu đỏ nhạt, vài ba bữa thì hết, nhưng vẫn khỏe, lao động nhà nông rất tốt". Mười năm trước, khi lưng đập xuống đất, thận của bác đã bị đụng giập, gây tiểu tiện ra máu; cũng may sau đó không hề hấn gì. Nói "may" là vì khi gặp chấn thương thận có đái ra máu, ta không biết chắc là bị một hay hai bên, mức độ tổn thương nhẹ hay nặng, chảy máu có thể tự cầm hay buộc phải mổ để xử trí, và nếu mổ thì vẫn giữ được thận (khâu cầm máu ) hay phải cắt thận (cắt một phần hay cắt cả thận). Đó là chưa kể bể thận hoặc niệu quản có thể bị rách, bị đứt làm cho nước tiểu rỉ vào ổ bụng Gặp trường hợp như vậy, nhất thiết bác sĩ phải chụp thận thuốc (nghĩa là tiêm thuốc cản quang có iốt vào tĩnh mạch rồi chụp X-quang vùng thận, gọi tắt là UIV) để đánh giá tình hình. Thuốc cản quang trong nước tiểu sẽ giúp giải đáp các câu hỏi hóc búa đó. Có chuyện rắc rối xảy ra sau chấn thương thận là: Canxi trong nước tiểu có nguy cơ đọng lại trên vết sẹo của thận, hình thành sỏi thận, thậm chí sỏi rất to, trông cứ như một củ gừng. Quá trình này chậm hay nhanh, lặng lẽ (sỏi "dính" vào đài thận) hay ồn ào (sỏi "rơi" xuống niệu quản, gây cơn đau quặn thận) tùy từng trường hợp. Lần tiểu ra máu cách đây 2 năm của bác là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên, sau đó tái đi tái lại mà bác đã bỏ qua, chứng tỏ chắc chắn là bác đã bị sỏi thận ở một hay cả hai bên. Nhất thiết bác phải được chụp một phim X-quang vùng lưng để xác định. Chỉ phim đạt tiêu chuẩn mới phát hiện được những vết đóng vôi còn mỏng trên thận. [...]... nhiễm đường tiết niệu phải (ít thấy hơn) Ngoài ra, nếu viên sỏi của bác hình mỏ vẹt thì chỗ mỏ vẹt sẽ khớp với chỗ tiếp nối giữa bể thận và niệu quản Trong trường hợp này, về lâu dài, nó có thể làm giãn bể thận ở mức độ nhất định, và bệnh nhân phải được mổ càng sớm càng tốt Vì vậy, để thật chắc chắn, bác nên sớm về khám tại khoa tiết niệu của một bệnh viện trung ương Bác sĩ sẽ cho chụp X-quang lại toàn... 424 427 Được chẩn đoán sỏi thận cách đây 3 năm "Khi cháu 17 tuổi, các bác sĩ khám và cho siêu âm, kết luận là bị sỏi thận và kê đơn thuốc Nay cháu đã 20 tuổi, thấy bệnh có giảm chút ít, vẫn đi giải nhiều lần, nước tiểu đỏ và ít Xin cho cháu một lời khuyên" Trước hết, cháu nên sớm tới khoa tiết niệu của bệnh viện để: - Xin thử nước tiểu: Nếu trong nước tiểu có hồng cầu thì nhiều khả năng vẫn còn sỏi... không phát triển để trở nên thành thục, bị xơ hóa, vì thế sẽ gây vô sinh Ngoài ra, những bệnh nhân này còn dễ bị ác tính hóa thành ung thư tinh hoàn Trường hợp các bạn gặp chắc chắn là nằm vào một trong hai tình huống sau: - Tinh hoàn của người đó tuy không hiện diện ở bìu nhưng vẫn thập thò ở lỗ bẹn (nghĩa là vẫn có những dịp "ra hóng mát" bên ngoài ổ bụng), cả hai bên hay chỉ một bên Và chúng vẫn phát... tán thành bột, đựng vào lọ kín hoặc túi ni lông để dùng dần Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 g - Quả dứa chín vừa để cả vỏ, khoét xoáy một lỗ nhỏ, nhét vào đó một cục phèn chua cỡ bằng đầu ngón tay trỏ, đậy nắp lại, đem nung một lúc trên lửa Lấy ra gọt vỏ và vắt nước uống Cách 1-2 hôm dùng một quả, chừng 5 lần Về ăn uống, bố cháu tham khảo Mục 424 427 Được chẩn đoán sỏi thận cách đây 3 năm "Khi cháu 17... dùng Prostati-Dauss, một loại thuốc nước của Pháp mang chất chiết xuất từ tinh hoàn động vật, mỗi ngày uống 2 ống (chia làm hai lần, lúc no) trong ba tuần liền rồi tạm ngưng, sau đó nếu cần lại dùng tiếp đợt khác Về chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu nói chung và bàng quang nói riêng (thường xảy ra ở người có u tuyến tiền liệt), có thể uống thêm hằng ngày 1-2 viên Mictasol blcu của Pháp (vào các bữa... xem có sỏi hay không và sỏi ở phía nào (phim phải thật rõ; muốn vậy, trước khi chụp X-quang, cháu phải được thụt tháo hai lần liên tiếp để loại trừ hết các hòn phân có thể đánh lừa bác sĩ) Cháu đừng mất thì giờ siêu âm vì sẽ rất khó phát hiện nếu sỏi nhỏ hoặc lẫn với bóng phân Nếu có sỏi và thấy cần thiết, bác sĩ sẽ cho chụp thêm thận thuốc (UIV) để đánh giá tình hình của hệ tiết niệu nói chung, từ đó... bình thường - Cả hai tinh hoàn đều nằm hẳn trong ổ bụng: Chúng đã bị xơ hóa và gây vô sinh Do đó, người này không phải là cha sinh học của đứa bé Chúng ta không nên tò mò đi vào đời tư của người khác Nhưng để giúp ngăn ngừa ung thư tinh hoàn, các bạn nên ăn nói bằng cách nào đó giúp anh ta hiểu ra vấn đề và đi khám để xin mổ cắt bỏ một (hoặc cả hai) tinh hoàn nếu nó vẫn nằm sâu trong ổ bụng 431 Sa dạ... ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và hạnh phúc sau này của cháu" Từ sau tuổi dậy thì, buồng trứng thành thục sẽ tiết ra hoóc môn nữ một cách thường xuyên, hình thành chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng, kèm theo hiện tượng phóng noãn (rụng trứng) để chờ thụ tinh Nếu có trục trặc của buồng trứng hoặc của tuyến yên (nằm ngay dưới não), sẽ không có kinh nguyệt và dĩ nhiên không thể thụ thai; bộ phận sinh dục. .. làm tiêu tan tuyến tiền liệt bị bệnh Trong số 50 bệnh nhân đầu tiên được chữa trị, có 40 người thu được kết quả tốt Trường hợp của bác hy vọng sẽ không phải dùng đến các thủ thuật ngoại khoa nói trên 430 Không tinh hoàn sao vẫn có con? "Các giải đáp y học nói rằng tinh hoàn lạc chỗ nếu không mổ sẽ bị vô sinh Nhưng sao trong xóm chúng tôi lại có một người đàn ông từ khi sinh ra vẫn không có tinh hoàn... để tránh bị xuất huyết do viên sỏi cọ sát Thường xuyên dùng thức uống hơi chua (nếu không có hội chứng viêm loét dạ dày - tá tràng) nhằm hạn chế sỏi cũ lớn thêm và sỏi mới hình thành Trong khi chờ đợi, bác có thể vận động và uống một vài vị thuốc nam dễ kiếm (xem Mục 426) 429 Phì đại và sỏi tuyến tiền liệt "Tôi đã 78 tuổi, vừa qua đi siêu âm, được phát hiện là phì đại tuyến tiền liệt, có sỏi Hiện nay . Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết niệu và hệ sinh dục - Phần 3 419. Từ khi lấy chồng bị viêm bàng quang "Trước khi lấy. dùng xơ-ranh chọc hút ra nước vàng (đến xơ-ranh thứ 3 thì có màu hồng của máu), và được xuất viện; nhưng ngay hôm sau lại thấy căng lên như cũ". Ở một số trẻ sơ sinh nam, thường sau 2 -3 tuần. vôi xung quanh, dễ gây chảy máu và viêm nhiễm bàng quang. - Nếu có sỏi ở đài bể thận, bác sĩ tiết niệu sẽ cho chỉ định cụ thể tùy từng tình huống. - Nếu chụp X-quang không thấy sỏi thì hoặc