+ Đèn khe + sử dụng Fluo, đo kích thước vùng trợt, sơ đồ vị trí của nó và đánh giá phản ứng tiền phòng.. III.Điều trị: A.Với người không đeo contactlens kính tiếp xúc - Giãn đồng tử bằng
Trang 1Rách trợt biểu mô giác mạc
I.Triệu chứng:
1.Triệu chứng lâm sàng
- Đau,
- sợ ánh sáng,
- cảm giác xốn, chảy nước mắt,
- tiền sử bị va quệt vào mắt
2.Dấu hiệu điển hình
- Tổn thương biểu mô nhuộm màu Fluorescein
3.Dấu hiệu khác
- Cương tụ kết mạc, phù mi,
- Phản ứng tiền phòng
II.Khám:
Trang 2+ Đèn khe + sử dụng Fluo, đo kích thước vùng trợt, sơ đồ vị trí của nó và đánh giá phản ứng tiền phòng
+ Lật mí mắt kiểm tra chắc chắn không có dị vật
III.Điều trị:
A.Với người không đeo contactlens (kính tiếp xúc)
- Giãn đồng tử bằng Atropin 1%
- Mỡ kháng sinh
- Băng ép trong 24h (Băng ép không áp dụng đối với vết trợt nhiễm trùng) a.Khi có vết trợt nhỏ, không ở trung tâm:
- Bỏ băng sau 24 giờ
- Nhỏ kháng sinh 4 lần/ngày × 4ngày
b.Khi có vết trợt rộng và ở trung tâm
- Tái khám ngày thứ 5 xem liệu biểu mô có tái tạo lại nhiều chưa
- Nếu vết trợt lành hoặc chưa viêm giác mạc nông còn lại điều trị nhỏ kháng sinh kéo dài thêm 4 ngày nữa
- Nếu vết trợt rộng hoặc vùng trung tâm còn bắt màu, tiếp tục dùng thuốc giãn đồng tử, mỡ kháng sinh, băng ép và tái khám trong những ngày tiếp theo
Trang 3B.Với người đeo contactlens
- Giãn đồng tử
- Kháng sinh nhỏ mắt 4-6 lần/ngày
- Không băng mắt
- Theo dõi sau 24 giờ
* Yêu cầu bệnh nhân tái khám hằng ngày cho tới khi lành vết thương, nhỏ thuốc thêm 2 ngày nữa
Bệnh nhân có thể đeo contactlents sau khi mắt có cảm giác lành hoàn toàn sau 3-4 ngày
Nếu giác mạc có thẩm lậu, nhu mô bị tổ thương cần tiến hành nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ và điều trị tích cực