X QUANG SỌ QUI ƯỚC MỤC TIÊU HỌC TẦP: Qua bài này học viên có khả năng: - Nêu được các chỉ định cuả X quang sọ qui ước.. - Đọc được phim X quang sọ bình thường ở 3 tư thế: thẳng, nghiêng,
Trang 1X QUANG SỌ QUI ƯỚC
MỤC TIÊU HỌC TẦP: Qua bài này học viên có khả năng:
- Nêu được các chỉ định cuả X quang sọ qui ước
- Đọc được phim X quang sọ bình thường ở 3 tư thế: thẳng, nghiêng, Towne
- Đọc được các dấu hiệu bất thường (nứt sọ, lõm sọ, v.v.) ở bệnh nhân CTSN; và một số bệnh lý khác như: U xương sọ, tăng áp lực nội sọ v.v
Trang 2NỘI DUNG:
1 KỸ THUẬT:
1.1 Các mặt phẳng tham chiếu: thường dùng các mặt phẳng và trục chính: - Mặt phẳng dọc giưã, mặt phẳng trán đứng
- Mặt phẳng qua đuôi mắt- ống tai ngoài, mặt phẳng Virchow
- Trục cuả xương đá đi qua mấu xương chủm và bờ ngoài cuả hốc mắt
1.2 Các tư thế chính cuả X Quang sọ qui ước:
- Ba tư thế chính: Thẳng, Nghiêng và Towne
- Tư thế thẳng còn gọi tư thế trán-mũi: xương đá chiếu dưới hốc mắt: cho ta khảo sát phần trước cuả x trán, hốc mắt , xoang trán
- Tư thế nghiêng cho phép khảo sát vòm sọ và hố yên, trường sọ trước, giưã…
- Tư thế Towne: cho ta xem x đá, x chẩm
- Ngoài ra còn có các tư thế khác như: Hirzt để khảo sát nền sọ, Blondeau để xem khối x mặt và các xoang cạnh mũi
Trang 82 Chỉ định: cuả X quang sọ qui ước ngày càng hạn chế:
2.1 CTSN và hàm – mặt: ở nhóm bệnh nhân CTSN nhẹ có thang điểm Glasgow 13-15 Đường nứt sọ làm tăng biến chứng thứ phát như máu tụ trong sọ, nhiễm trùng Do đó vai trò cuả X Quang sọ qui ước giúp sàng lọc bệnh nhân CTSN như tiêu chuẩn nhập viện và hướng dẫn chụp CT Scan khi cơ sở trang bị còn hạn chế
Tỉ lệ nứt ở vòm sọ / đáy sọ ở bệnh nhân CTSN nặng là 75-80%; trong khi
tỉ lệ có nứt sọ ở nhóm bệnh nhân nhẹ có nhập viện là 6-10% và không nhập viện là 1.5%.2
Trang 92.2 các bệnh lý: u xương sọ, tăng áp lực nội sọ, khớp sọ đóng sớm v.v
3 ĐỌC KẾT QUẢ
3.1 Chấn thương sọ não: tìm đường nứt sọ, lõm sọ, tụ khí nội sọ, mức nước-hơi trong các xoang cạnh mũi chứng tỏ có đường nứt sọ và rách màng cứng, sự đẩy lệch cấu trúc bình thường như tuyến tùng hoá vôi trên 2mm; các tổn thương xương vùng hàm mặt
3.2 Bệnh lý xương vòm sọ và đáy sọ:
3.2.1 bào mòn xương:
- khu trú: hố yên trong u tuyến yên
- lan toả: bệnh đa u tủy (myélome multiple)
Trang 103.2.2 tăng sinh xương:
- khu trú: u màng não
- Lan toả: bệnh Paget
Trang 113.2.3 vôi hoá bất thường:
- u não: u màng não, u sọ hầu, u thần kinh đệm ít nhánh, u xương sọ
- Thành cuả túi phình động mạch
- tuyến tùng hoá vôi
3.2.4 Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ:
Trang 12- bào mòn mấu giường sau, giãn khớp sọ, dấu ấn ngón tay
3.2.5 hình dạng hộp sọ:
- đáy sọ dẹt (Platybasie)
- khớp sọ đóng sớm (craniosténose)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Clarisse J (1998) X Quang cắt lớp điện toán sọ não, trung tâm đào tạo: TP HCM
2/ Harwood-Nash DC, Petterson H (1992) Neuroradiology NICER Series on Diagnostic Imaging Merit Communications: London
3/ Lindsay KW et al (1991) Neurology and Neurosurgery illustrated 2nd ed.,Churchill Livingstone: London
4/ Monnier JP, Tubiana JM (1990) Abrégés Radiodiagnostic, 4è ed., Masson: Paris
5/ Rowland LP (1984) Merritt’s Texbook of Neurology, 7th eds., Philadelphia: Lea
& Febiger
6/ Lê xuân Trung (1981) Triệu chứng học thần kinh ĐHYD: HCM
Trang 13Câu hỏi lượng giá:
Chọn 1 câu đúng:
Chỉ định chụp X quang sọ qui ước cho bệnh nhân chấn thương sọ não (CTSN):
A Bệnh nhân hôn mê (GCS <=8)
B Bệnh nhân tỉnh (GCS: 13-15) @
C Bệnh nhân lơ mơ (GCS: 9-12)
D Tất cả đều đúng
2) Sự hiện diện cuả đường nứt sọ trên phim X quang sọ qui ước làm tăng nguy cơ máu tụ trong sọ ở bệnh nhân tỉnh :
A 10 lần
B 20 lần
C 50 lần
D 400 lần @
Trang 143 Để phát hiện đường nứt sọ vùng chẩm trên phim X quang sọ qui ước, ta cần cho bệnh nhân chụp tư thế:
A Thẳng
B Nghiêng
C Towne @
D.Tất cả đều đúng
4 Các tư thế chính trong chụp X quang sọ qui ước :
A Thẳng, nghiêng, Hirzt
B Towne, Blondeau, thẳng
C Thẳng,nghiêng, Blondeau
D Thẳng, nghiêng, Towne @
5 Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ trên chụp X quang sọ qui ước, NGOẠI TRỪ:
A Dãn khớp sọ
B Dấu ấn ngón tay
C Đốm hoá vôi @
Trang 15D Bào mòn mấu giường sau
6 Xuất độ nứt sọ ở bệnh nhân CTSN nhẹ là:
A 15%
B 10%
C 5%
D 1.5%@