1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Giáo trình Chỉ Định Chụp CT scan hoặc X-quang trong Chấn Thương Sọ Não docx

10 1,3K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 782,31 KB

Nội dung

Chỉ Định Chụp CT scan hoặc X-quang trong Chấn Thương Sọ Não Bài viết sau đây nhằm mục đích giúp các nhân viên y tế đưa ra quyết định chụp CT scan hoặc Xquang một cách hợp lý đối với các trường hợp chấn thương sọ não. H1- Hình ảnh chấn thương sọ não H2- Vết thương đầu A- CT SCAN VÙNG ĐẦU 1- Người lớn (từ 16 tuổi trở lên) Cần chụp CT scan đầu nếu có 1 hoặc nhiều biểu hiện sau đây: * Điểm Glasgow (GCS score) dưới 13 khi đến khoa Cấp Cứu * Điểm Glasgow dưới 15 khi đánh giá ở khoa Cấp Cứu 2 giờ sau chấn thương H3- Thang Điểm Hôn Mê Glasgow (GCS) * Vỡ xương sọ thể đặc biệt (gãy hở hoặc gãy lún) H4- Lún và vỡ xương sọ * Có bất cứ dấu hiệu nào của gãy nền sọ (ví dụ, mắt gấu trúc (‘panda’ eyes), dịch trong chảy ra từ tai hoặc mũi) H5- Mắt “gấu trúc” * Động kinh hoặc co giật sau chần thương * Bất cứ dấu hiệu nào của các vấn đề thần kinh * Nôn trên một lần kể từ thời điểm chấn thương đầu. * Không nhớ lại được các tình huống xảy ra quá 30 phút trước lúc chấn thương. Nạn nhân cần được chụp CT scan nếu có mất ý thức hoặc mất trí nhớ từ thời điểm chấn thương hoặc khi: * Trên 65 tuổi, hoặc * Đã từng có những vấn đề về rối loạn đông máu, hoặc đang được điều trị bằng warfarin, hoặc bị những chấn thương đặc biệt nguy hiểm (như bị xe đụng, văng ra khỏi xe, té ngã từ độ cao trên 1m hoặc 5 bậc cầu thang). H6- Tổn thương dạng “roi quất” ở sọ não H7- Hình ảnh xuất huyết não do chấn thương H8- Hình ảnh tụ máu ngoài màng cứng do chấn thương sọ não trên phim CT scan H9- Hình ảnh chấn thương sọ não trên phim CT scan H10- Hình ảnh xuất huyết não do chấn thương sọ não 2- Trẻ em (dưới 16 tuổi) H11- Chấn thương sọ não ở trẻ em Cần chụp CT scan đầu nếu thấy có một hay nhiều biểu hiện sau đây: * Mất ý thức trên 5 phút * Không thể nhớ lại được những gì đã xảy ra trước hoặc sau khi chấn thương * Ngủ lơ mơ một cách bất thường * Buồn nôn từ 3 lần trở lên sau chấn thương * Khả năng chấn thương có chủ ý * Co giật hoặc động kinh sau chấn thương (nếu trẻ trước đó chưa từng bị động kinh) * Điểm Glasgow thấp hơn 14, hoặc dưới 15 đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi đánh giá lần đầu tiên ở khoa Cấp Cứu H12- Thang điểm hôn mê Glasgow ở trẻ em * Tất cả các dấu hiệu của dập não * Tất cả các dấu hiệu của gãy nứt sàn sọ (ví dụ, mắt gấu trúc ‘panda’) H13- Mắt gấu trúc ‘panda’ * Có bất kỳ dấu hiệu nào về thần kinh * Một vết trầy, sưng hoặc rách trên đầu lớn hơn 5 cm ở trẻ dưới 1 tuổi * Chấn thương trong một tai nạn trên đường cao tốc * Rơi từ độ cao trên 3m * Bị thương do bất kỳ vật thể nào đang di chuyển với vận tốc cao. B- X-QUANG CÁC XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ Cần chụp Xquang cột sống cổ trong những tình huống sau đây: * Có thể đánh giá được động tác của cổ, và nạn nhân không thể chủ động xoay cổ sang trái và phải 45 độ * Không thể đánh giá động tác cổ một cách an toàn do đau cổ hoặc đau dọc cột sống, và nạn nhân bị chấn thương trong một tai nạn đặc biệt nguy hiểm. * Không thể đánh giá được động tác cổ một cách an toàn do đau cổ hoặc đau dọc cột sống, và nạn nhân từ 65 tuổi trở lên. * Không thể đánh giá động tác cổ một cách an toàn do những lý do khác * Cần thiết phải có ngay một chẩn đoán rõ ràng. H14- Chấn thương cột sống cổ C- CT SCAN CỘT SỐNG CỔ 1- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi Cần phải tiến hành chụp CT scan cột sống cổ nếu hiện diện một hoặc nhiều yếu tố sau đây: * Điểm số Glasgow dưới 13 trong lần đánh giá đầu tiên ở khoa Cấp Cứu * Đã đặt ống nội khí quản để giúp thở. * Không thể chụp được vị trí tổn thương bằng X-quang * Hình ảnh X-quang không đầy đủ hoặc không rõ ràng * Hình ảnh X-quang trông có vẻ bình thường nhưng nghi ngờ có gãy xương * Bệnh nhân đang được tiến hành chụp CT scan ở những vùng khác trên cơ thể. 2- Trẻ em dưới 10 tuổi Để giảm đến mức tối thiểu việc nhiễm tia xạ ở trẻ em, chỉ nên chụp CT scan cột sống cổ khi thấy thật cần thiết. Các tình huống đó là: * Trẻ có điểm số Glasgow bằng hoặc thấp hơn 8 , hoặc có một tổn thương rất nghi ngờ nhưng phim X-quang lại bình thường hoặc không rõ ràng do vị trí của tổn thương. . Chỉ Định Chụp CT scan hoặc X-quang trong Chấn Thương Sọ Não Bài viết sau đây nhằm mục đích giúp các nhân viên y tế đưa ra quyết định chụp CT scan hoặc. cứng do chấn thương sọ não trên phim CT scan H9- Hình ảnh chấn thương sọ não trên phim CT scan H10- Hình ảnh xuất huyết não do chấn thương sọ não 2- Trẻ

Ngày đăng: 24/12/2013, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w