Bí truyền các phép đánh Quyền, Đao, Thương part 3 docx

10 373 3
Bí truyền các phép đánh Quyền, Đao, Thương part 3 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

cả đan điền. Lúc rảnh rỗi thì nghiên cứu thêm lý thuyết quyền thuật cho sở học được tinh thâm, tim thầy hay bạn tốt mà trao đổi học hỏi, như thế công phu ngày càng thâm hậu, sức tiến có thể vô cùng. Lão Tử nói rằng kẻ khéo giấu thì coi như là không có gì, mà người quân tử biết nhiều, dung mạo coi như kẻ ngu. Lời nói đó quả là quy tắc cho việc luyện võ. Theo được lời đó mà luyện tập, thì tới khi ngộ địch, chẳng những trong lòng không hề sợ sệt, mà còn đủ khả năng đánh bại kẻ địch bằng cả công phu và cả tâm cả ý. THIẾT SA THỦ Người ta thường lẫn lộn Thiết sa thủ với Thiết sa chưởng, nhưng căn cứ vào sự thật thì không giống nhau, cho nên mới đặt tên Thủ, Chưởng khác nhau. Luyện phép Thiết sa chưởng, còn phải rửa tay bằng nước thuốc để khí được lưu hành và bao nhiêu ứ trệ tiêu tan, còn luyện phép Thiết sa thủ thì chỉ cần theo đúng cách mà luyện tập lâu ngày thì có thể thành công. Ở đây chỉ xin nói về phương pháp luyện Thiết sa thủ mà thôi. Phép này cũng gọi là Sáp sa, nghĩa là dùng bàn tay cắm vào sắt vụn, chuyên luyện chỉ kình, lúc thành công thì gọi là Thiết sa thủ. Phương pháp luyện tập cũng có trình tự Trước hết đổ đầy đậu xanh vào cối đá, rồi ngồi xồm theo Mã thức mà cắm bàn tay vào đậu, mỗi ngày tập ba lần và sáng trưa chiều. Tập như vậy trong vòng một năm, đậu đã vỡ chừng phân nữa, lúc đó mới thay bằng đậu vàng, cứng hơn. Rồi tiếp đó trộn đậu vàng với vụn sắt, những vụn sắt nào có cạnh nhọn sắc thì phải bỏ đi. Chừng một năm sau đậu vỡ dần đi, thay đậu bằng vụn sắt, cứ bớt đậu thì thêm vụn sắt, sau cùng thì toàn vụn sắt. Luyện thêm trong vòng hai năm thì thành công. Nếu lúc bắt đầu tập bằng vụn sắt ngay thì nếu xương ngón tay không bị thương tổn, da ngón.tay cũng trầy trụa. Trường hợp không dùng cối đá thì có thể dùng cái lu vẫn thường dựng nước, cao chừng hai thước, rộng chừng tám tấc. Mỗi bàn tay cắm vào 14 lần không nên dùng sức quá nhiều, chỉ nên dồn lực vào cổ tay. Trường hợp không dùng đậu thì dùng loại lúa đen. Vùng Xuyên bắc thường dùng cách này, khi thành còng gọi là Ngũ độc thần sa chưởng, bởi vì khi luyện tập còn cho thêm 5 vị thuốc độc. Người vùng Xuyên Tương Luyện phép này rất đông. Trong vũ lâm Trung Hoa có câu nói : - Phương nam nhiều Dũng tử, phương bắc nhiều Bát thức, Xuyên tương nhiều sa thủ, là vậy. Sa thủ danh gia vùng đất Tương có Diệp Phượng Tường là tay hùng tài gần đây nhất. Đương thời, một danh gia võ lâm là Dị quang Tờ tìm tới xin thí võ. Diệp nhận lời, mời Dị ngồi nói chuyện. Bỗng thấy một con trâu đi ngang trước nhà. Diệp quay bảo Dị : - Tôi có thể moi tim con trâu kia, nhưng khi con trâu chết thì ông phải đền tiền cho người chủ. Chẳng hay ông có bằng lòng không ? Dị nghĩ rằng da trâu rất dày, thịt trâu cũng cứng, lại còn xương sườn của trâu ngăn cản, phóng tay vào moi tim trâu là chuyện khó tin do đó Dị nhận lời. Diệp bèn bước tới gần trâu, vận lực vào chưởng, phóng chưởng vào bụng trâu, chỉ thấy cườm tay xoav một vòng, tim trâu đã được đem ra, máu phun đầy đất, trâu không kịp kêu đã ngã ra chết. Dị thấy chỉ lực như vậy hổ thẹn tài mình non kém, vội vòng tay mà cáo từ. Tiếng tăm Diệp Phượng Tường từ đó vang dội khắp nơi. KHÁI LƯỢC VỀ LỤC HỢP QUYỀN (bằng hình vẽ) Đây là phép nắm tay (trùy pháp) thông dụng, tên gọi Thủy trùy, cũng gọi phương trùy. (hình 2) Đây là chưởng pháp thông dụng, tên gọi Liễu diệp chưởng, tay phóng thẳng ra và đánh bằng cạnh tay. (hình 3) Câu thức thông dụng (hai tay vươn như lưỡi câu, như cái móc). (hình 4) VẬN DỤNG GÂN CỐT TRƯỚC KHI DIỄN QUYỀN Khom mình về phía trước, một phương pháp làm dãn gân cốt trước khi tập quyền, hai bàn tay giao nhau và úp xuống, thân mình từ từ cúi thấp xuống cho tới khi hai bàn tay chạm đất, nhớ là đầu gối phải thẳng. (hình 5) Cử động này là do cử động ở hình 4 mà ra, cách thực hành rất giản dị, chỉ cần hai bàn tay nắm lấy hai gót chân, cũng phải nhớ là đầu gối lúc nào cũng thẳng. (hình 6) Hai tay nắm lại để ngang sườn, một chân bước tới, chân trước cong, chân sau thẳng, hai tay từ từ đưa lên cao, giống như đang quay cái tay quay trên miệng giếng. Quay vài vòng thì đổi chân. Gân cốt toàn thân sẽ được vận động. (hình 7) CÁC THỨC CỦA LỤC HỢP QUYỀN Thức 1 : Cổn thủ hổ tọa Hai bàn tay đưa ngang mặt, bàn tay phải theo chưởng pháp, bàn tay trái cong lại như móc câu, đồng thời chân trái xuất tới trước, chân trái nhẹ chân phải nặng. (hình 8) Thức 2 : Thượng bộ đối trùy Trước hết bước chân trái thêm nửa bước rồi bước chân phải lên một bưóc, hai chân ngang nhau, đồng thời hai tay nắm lại khuỳnh trước bụng, lòng bàn tay xoay ra ngoài. (hình 9) Thức 3 : Linh cước thông thiên pháo Hữu quyền (nắm tay phải) hướng ra ngoài mà vung lên, đồng thời chân trái co lên, mắt nhìn về phía trái. (hình 10) Thức 4 : Hoàng quyền liêu âm trùy Hạ chân trái, tả chưởng giơ ngang, cao hơn đầu vai, hữu quyền phóng tới trước, lưng và cổ phải thẳng. (hình 11) Thức 5 : Phùng thủ đảo trùy Tay trái nắm cổ tay phải, khuỷu tay phải đưa ngang, thẳng đứng với chân trái, sau đó bàn tay phải đập vào chân phải, chuyển thành thức 6. (hình 12) Thức 6 : Thượng bộ liên hoàn tam trùy Từ thức trên bước qua phải, chân trái bước theo, xuất tả quyền, tay phải cong lại ngang vai, lưng phải thẳng. (hình 13) Thức 7 : Ô long thám hải Tả quyền biến thành chưởng, đưa lên cao, đồng thời bước giả chân phải, xuất hữu quyền, mình hơi ngả về trước. (hình 14) Thức 8 : Tài trùy Tả chưởng vỗ đầu vai trái, hữu quyền thõng xuống, hướng ra ngoài, đồng thời thu hồi chân phải. (hình 15) Thức 9 : Sáp đã Bước chân phải, phóng tay phải, tả quyền nách trái. (hình 16) Thức 10 : Bạch hạc lượng phiên Bỏ chân trái, thân xoay về trái, tay trái vỗ trong đùi phải, hai tay đưa tréo lên trên, thân thẳng lại, hai tay thành chưởng, hai chân ngang bằng hơi khom. (hình 17) Thức 11 : Yến tử lược thủy Hữu chưởng đưa về trước, tay phải hơi cong, tả quyền đưa vòng sau lưng. (hình 18) Thức 12 : Tam hoàn sáo nguyệt Tay phải và chân phải cùng co lại, sức nặng dồn xuống chân phải, chân trái bước lên, tả quyền ngửa lên, hữu quyền úp xuống. (hình 19) Thức 13 : Thượng bộ dịch chưởng . khác nhau. Luyện phép Thiết sa chưởng, còn phải rửa tay bằng nước thuốc để khí được lưu hành và bao nhiêu ứ trệ tiêu tan, còn luyện phép Thiết sa thủ thì chỉ cần theo đúng cách mà luyện tập. xuất tả quyền, tay phải cong lại ngang vai, lưng phải thẳng. (hình 13) Thức 7 : Ô long thám hải Tả quyền biến thành chưởng, đưa lên cao, đồng thời bước giả chân phải, xuất hữu quyền,. vẽ) Đây là phép nắm tay (trùy pháp) thông dụng, tên gọi Thủy trùy, cũng gọi phương trùy. (hình 2) Đây là chưởng pháp thông dụng, tên gọi Liễu diệp chưởng, tay phóng thẳng ra và đánh bằng

Ngày đăng: 29/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan