Từ thức 12 xoay mình trở về chính diện, quyền trái vòng ngang trái, che sườn trái, chân phải đứng thẳng, tay phải vung lên phía phải, mắt nhìn về phía trái. (hình 20) Thức 14 : Hạ đường trùy Hạ chân trái, vung ngang tả quyền, hữu quyền từ cao đánh xuống, đầu không được cúi. (hình 21) Thức 15 : Phản diện trùy Xoay người qua phải, hữu quyền gạt qua phải, ở phía trên đùi phải, mặt ngó về bên phải. (hình 22) Thức 16 : Tiến bộ liên hoàn tam trùy Chân trái bước lên, xuất tả quyền, xuất luôn hữu quyền rồi co tay phải ngang vai, hữu quyền che nách phải, chân ngang bằng, hơi thấp xuống. (hình 23) Thức 17 : Yêu thủ liêu âm cước Tay phải nắm cổ tay trái xoay ra ngoài, chân trái đá lên, rồi đặt xuống, đá chân phải lên. (hình 24) Thức 18 : Tả hữu pháo trùy Hạ chân phải, tay phải vòng ngang rồi đưa lên, sức nặng ở chân trái, xuất tả quyền tới trước, đoạn bước chân phải lên nửa bước, hai quyền hạ xuống ngang nhau rồi hữu quyền phóng tới, tiếp đó lấy về ngay như trong hình. (hình 25) Thức 19 : Suất chưởng xuyên chưởng Triệt hồi thức trên, bước chân phải, xuất hữu chưởng như trong hình, rồi bước chân trái lên theo, ta chưởng xuất theo hữu chưởng, nhưng tả chưởng ở dưới hữu chưởng, rồi chân trái lại bước tới nữa. (hình 26) Thức 20 : Diêu tử phiên thân Chân phải bước lên, bàn chân đưa ngang, tay phải hơi co lại và hướng ra ngoài, cườm tay xoay chuyển, đồng thời thân mình hơi ngẩng lên, tả chưởng che sườn trái như trong hình. (hình 27) Thức 21 : Hận địa vô hoàn Mở chân trái, bước chân phải tới trước, đồng thời hai tay co về trước bụng, tả quyền úp sấp, hữu quyền lật ngửa theo thế âm dương thủ như trong hình. (hình 28) Thức 22 : Quật tử cước Chân trái xoay lại, đầu gối trái thẳng, sức nặng ở chân trái, cùng lúc tung chân phải ra sau, gập mình về trước, song chưởng vung ngang như trong hình. (hình 29) Thức 23 : Đả hổ thức Đặt chân phải xuống, chân phải, chịu sức nặng, hữu quyền vung một vòng từ dưới lên tới ngang trán, tả quyền hướng vào trong đặt trên đầu gối trái, chân trái dẫm hờ. (hình 30) Thức thứ 24 : Thâu thức Bước lùi chân phải nửa bước, song quyền xòe thành song chưởng, từ dưới hướng ra ngoài, như đang đè xuống, khí tụ đan điền, hai chân ngang bằng, đầu xoay về trái mà định thần. (hình 31) XÍCH CỪU LIÊN QUYỀN Hai mươi bốn thức của Lục Hợp Quyền, thuộc Vy Đà Môn, Thiếu Lâm Phái đã được dẫn giải bằng hình vẽ ở phần trên, nay xin nói về Xích Cừu Liên Quyền, cũng thuộc Vy Đà Môn. Mỗi động tác trong phép quyền này đều nhanh nhẹn như loài khỉ vượn, đó là căn cứ theo lý thuyết Lục hợp Bát pháp. Phép quyền này luyện tập kỹ càng, rất ích lợi về mặt thực dụng, bởi vì mỗi chiêu mỗi thủ đều có chỗ độc đáo. Trong quyền thức này, luôn luôn có hai người giao đấu, dùng phép Nhất thủ phân tam thủ, biến hóa huyền ảo mà phép đánh cũng tinh mật lạ kỳ. Nay xin trình bày bằng hình vẽ cho được cụ thể. Tài thủ khai thác Người động thủ đầu tiên, có dấu thập là Giáp, người không có dấu là Ất. Đây là phép so tay gọi là Tam Duyên đối thức, nghĩa là ở trên thì đầu mũi đối với đầu mũi, ở giữa thì tả quyền so với tả quyền, ở dưới thì mũi chân trái đối với mũi chan- trái, tay phải cũng nắm thành quyền, co lại để ngang sườn phải. Chân trước nhẹ, chân sau nặng, tay trên là tĩnh, tay dưới là động, lấy tâm làm chủ, mắt nhìn thẳng vào kẻ địch. (hình 32) Giáp điểm huyệt Nhân trung Giáp xoay người sang phía đông, chân phải bước lên, đồng thời chĩa hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải, từ dưới xuyên ngược lên, điểm vào huyệt Nhân trung ở dưới mũi Ất. (hình 33) Ất điểm Kiên tỉnh huyệt Ất xoay mặt sang phiúa tây, dùng tay trái gạt tay phải của Giáp, đồng thời vươn tay phải đánh vào huyệt Kiên tỉnh ở cổ trái (?) của Giáp như trong hình (hình 34) Giáp trảm Đồng tử cốt Giáp cong tay trái gạt tay phải của Ất ra, rồi dùng hữu chưởng chém mạnh vào xương quai xanh của Ất. (hình 35) Ất điểm Ngư tích huyệt Ất thu tay phải về, vòng vào phía trong móc tay phải của Giáp ra. Giáp hồi thân, dùng chân phải đá ngược vào hạ âm huyệt của Ất. Ất tức thì lùi chân trái, dùng tay trái đánh vào huyệt Ngư tích trên bụng chân của Giáp, hữu quyền giơ ngang mày, lưng thẳng. (hình 36) Ất điểm Quải lữ huyệt Giáp vội thu chân phải, đặt xuống và xoay người lại, như vậy là chân trái ở trước, trong khi Ất chưa kịp đứng vững, Ất vội bước chân phải lên, vươn tay phải đánh vào huyệt Quải lữ ở vai Giáp. (hình 37) Giáp tay điểm Khúc trì, chân đá vào Khí môn Giáp vội vươn vai tay trái. Giáp đánh vào huyệt Khúc trì ở khuỷu tay của Ất, đồng thời chnâ trái vung lên đá vào khí môn ở sườn phải của Ất (Khí môn ở đây là ý nói bộ phận lớn, không phải là huyệt Khí môn ở bụng, chỗ gần ngực). (hình 38) Ất vỗ Khỏa cốt huyệt Ất dùng tay trái vỗ vào Khỏa cốt huyệt của Giáp, đồng thời chân phải bước xéo qua trái, như vậy là chân phải ở trước, tiếp đó Ất dùng tả quyền gạt đòn cùa Giáp, lúc đó Giáp cũng bước xéo chân phải qua và hơi nghiêng mình vươn tay trái. (hình 39) Giáp Ất tấn công nhau (1) Giáp bước chân phải, đá vào huyệt Tam lý ở chân Ất, tay phải dánh vào huyệt Tỉnh tuyền ở dưới cằm Ất – Ất lui chân phải, dùng tay phải nắm lấy cổ tay phải của Giáp kéo về phía mình, đồng thời vươn tay trái, xỉa ngón điểm vào huyệt Hữu bộ nha tai ở má phải của Giáp. (hình 40) Giáp Ất tấn công nhau (2) Giáp co tay phải về, dùng bắp tay phải gạt cánh tay trái của Ất, rồi dùng các ngón tay của bàn tay phải điểm vào huyệt môn ở sườn trái của Ất – Ất vội hạ tay trái xuống gạt ra. (hình 41) Giáp Ất tấn công nhau (3) Giáp dùng tay trái nắm chặt cổ tay trái của Ất, rồi vươn tay phải đánh vào bụng Ất – Ất vội dùng bàn tay phải nắm chặt cổ tay phải của Giáp. (hình 42) Giáp Ất tấn công nhau (4) Giáp lật hữu quyền lên đánh vào Lương huyệt ở mũu Ất, Ất một mặt xiết chặt tay phải, một mặt dùng hữu quyền . phía phải, mắt nhìn về phía trái. (hình 20) Thức 14 : Hạ đường trùy Hạ chân trái, vung ngang tả quyền, hữu quyền từ cao đánh xuống, đầu không được cúi. (hình 21) Thức 15 :. thức của Lục Hợp Quyền, thuộc Vy Đà Môn, Thiếu Lâm Phái đã được dẫn giải bằng hình vẽ ở phần trên, nay xin nói về Xích Cừu Liên Quyền, cũng thuộc Vy Đà Môn. Mỗi động tác trong phép quyền này. ảo mà phép đánh cũng tinh mật lạ kỳ. Nay xin trình bày bằng hình vẽ cho được cụ thể. Tài thủ khai thác Người động thủ đầu tiên, có dấu thập là Giáp, người không có dấu là Ất. Đây là phép