Bí truyền các phép đánh Quyền, Đao, Thương part 6 pot

10 352 1
Bí truyền các phép đánh Quyền, Đao, Thương part 6 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thức 16 : Quan Bình hiến ấn Đặt chân phải xuống, bước chân trái lên, đồng thời chuyển đao lên phía trên, lưỡi đao ngang đầu, tay trái vẫn nắm cổ tay phải. (hình 61) Thức 17 : Tô Tần bội kiếm Bước ngang chân phải, hoa đao ngang trên đầu, đem đao sang vai phải, lưỡi đao ngửa lên, hai tay vẫn nắm nhau như cũ. (hình 62) Thức 18 : Đảo đả kim chung Bước chân trái tới, rồi lại bước chân phải lên, đồng thời tay trái buông cổ tay phải, đao chém từ trên xuống, vòng ra sau và ngửa lên, lưỡi đao nằm ngang mặt đất, chưởng trái đánh về trước. (hình 63) Thức 19 : Đảo bạt thùy liễu Bước chân trái lên, đao cuốn một vòng từ sau ra trước rồi lại trở về vị thế cũ của thức 18, tay phải cong lại ngang vai, tả chưởng che vai phải. (hình 64) Thức 20 : Bạch hổ khiêu giản Xoay người sang phải, sức nặng trên chân phải, chân phải thấp xuống, chân trái bước giả, vung đao qua đầu thành một vòng tròn rồi đem ra sau, tả chưởng hạ xuống che nách phải, hai chân nhảy lên, khi hạ xuống thì giữ nguyên thế, lưỡi đao thẳng đứng, chuôi đao ở trên. (hình 65) Thức 21 : Kim tỏa trụy địa Sức nặng chuyển sang chân trái, chân phải vòng ra sau, hai chân khuỵu thấp, tay trái nắm cổ tay phải trợ lực, vung đao qua đầu rồi quét ngang dưới thấp từ trái sang phải, lưỡi đao hướng sang phải. (hình 66) Thức 22 : Hoàng long toàn oa Kéo đao về, lưỡi đao ở thấp, ngang với mặt đất, chân phải xoay sang phải, chân trái duỗi thẳng (khi kéo đao về thì lưỡi đao chặt xuống). (hình 67) Thức 23 : Thanh long nhập hải Đầu gối phải thẳng lên, đẩy bật thân người về trước và sang trái, sức nặng chuyển sang chân trái, đao đâm từ dưới lên và tới trước, trong khi đâm xoay đao cho lưỡi ở dưới, tay trái nắm cổ tay phải trợ lực. (hình 68) Thức 24 : Thâu thức Hoa đao một vòng từ trái qua phải và từ trước ra sau, ở lưng tay phải chuyển đao sang trái, đao nằm thẳng đứng, mũi quay lên theo cánh tay trái, tay trái xuôi theo mình, tay phải thành chưởng xuôi theo mình, khí ở đan điền. (hình 69) Bài đao chấm dứt. LỤC HỢP THƯƠNG Thương pháp của Vy Đà Môn thuộc Thiếu Lâm phái là phương pháp dung hợp thương pháp của sáu danh gia Dương Cao Sa Mã La Lưu, do đó gọi là Lục Hợp thương pháp, tuy nhiên thương pháp của Dương gia được coi làm chính. Thương pháp này truyền cho Dương thị, vợ của của Lý Toàn đời Tống Ninh Tông, tức là Lê Hoa Thương. Đó là thương pháp của họ Dương, vô địch thiên hạ trong suốt 20 năm, trong đó có các thức Lê hoa bãi đầu, Xuyên thủ xuyên tụ. Sự uyên thâm của thương pháp này, không phải là người có sở học nông cạn đạt tới được, cho nên truyền lại đến ngày nay chỉ còn là một phần vạn mà thôi. Trong 24 thức kim thương của Dương gia thương pháp, ngày nay Lê hoa kỳ trận, Hắc diêu, Bạch diêu và Quyển thương là thương pháp chính tông. Cây thương của Dương gia, cán bằng gỗ, đầu bằng sắt có 4 cạnh, dài 9 thước, 2 thước là chuôi cầm, trong ngù thương có một lưỡi câu móc ngược, đó là cách thức riêng của họ Dương. Những cây thương của họ Dương gồm các loại như Song câu thương, Đơn câu thương, Hoàn tử thương, Tố mộc thương, Nha hạng thương, Thái ninh bút thương, Trùy thương Cán thương phân làm Xuân thu tứ quý, Thập nhị thời thần, Nhị thập tứ tiết khí, Tam tiết bát luận, Thất cầm bát đả tính ra có tới hơn 130 loại thương, nhưng thông dụng chỉ chừng bảy tám loại. Luyện thương pháp thì theo thứ tự Nhất tiệt, Nhị tiến, Tam lan, Tứ triền, Ngũ nã, Lục trực. Thương pháp luyện tới chỗ tinh diệu sẽ có được thân pháp cực mau lẹ uyển chuyển. Phép xử dụng thương thì lấy trung bình làm chủ, phép đứng thì dùng Tam duyên đối (như đã nói ở thức 1, phần Xích cừu liên quyền ở trên). Trong phép sử dụng thương, thường gặp 3 khuyết điểm lớn sau đây : thứ nhất là thân pháp không được ngay thẳng, thứ nhì là lúc đáng đâm lại không đâm, thứ ba là Tam duyên (mặt, tay, chân) không đối xứng với kẻ địch. Tam duyên đối được chỉnh có nghĩa là trên thì mũi mình chiếu thẳng mũi địch, ở giữa thì thương mình chiếu thẳng thương địch, ở dưới thì mũi chân mình chiếu thẳng mũi chân địch. Nguyên tắc là thương địch xuất phát thì thương mình gạt, thương địch bất động thì thương mình đâm, thương địch tới gấp thì thương mình phóng ra phải mạnh, thương địch tới mà mình không che không đỡ là kể như không. Các nguyên tắc tiếp theo là dùng phép Trung bình thương, vua của thương pháp. Thương địch tới, dù cao thấp xa gần đều không hại tới mình, cao thì không chặn, thấp thì không bắt, điểm đáng đánh trúnh là điểm địch khó che đỡ. Thương mình trí ở ngang hông thì trước hết nhắm đâm vào tay hoặc chân của địch, đâm ra thì phải thật gấp, lui về thì phải sợ chậm, mới lui được mau. Lê hoa trân thương pháp là do sự tương hợp của Bát thương, Tiểu diêu tử và Lục côn đầu mà thành. Về các tên gọi thì phải hiểu rõ, Hắc diêu là tiến bước thì đâm, lui bước thì cản, bước ngang cuốn thương mà cản. Cuốn thương là quậy mũi thương từ trong ngoài hoặc từ ngoài vào trong, khi ta và địch cùng đạm thương tới. Bước tiến thì phải nhanh như gió, bước lùi thì phải vững như núi. Vòng tròn khi cuốn thương trung bình chỉ khoảng 6, 7 tấc mới có kết quả. Thất kình của thương pháp gồm Nã, Lan, Trát, Băng, Thiêu, Dao, Bãi và Áp. Bát mẫu đại thương thì gồm Nã, Lan, Để, Tróc, Khấu, Trầm, Bằng, Phong. Về cách đối phó với thương của địch đâm tới thì sách chép rằng, thương địch đâm tới, ta cướp thương, hoặc ta chặn thương. Địch đâm chân ta, ta nghiêng thương. Địch đâm phía trên, ta giơ thương, địch đâm phía dưới, ta gạt thương. Thương địch từ dưới đâm lên, ta cuốn thương mà ngăn lại. Các thức trong thương pháp gồm Triền thương, Lan thương, Phá thương, Phá lan, Trung bình, Tử phục sinh, Nhất tiến nhất thối, Nhất thượng nhất hạ, Thủ pháp, Lỗ pháp, Điên đề, Thoa pháp, Đề pháp, Khán pháp, Tiếp pháp, Thân pháp, Tọa pháp, Trì pháp, Lục phong lục bế. Lê hoa thương thì gồm 21 chữ sau đây : Câu quải Tiễn Nã, Tỏa Lạp Tiến Phong, Lan Đề Hoắc Thiêu, Phách Đóa Trát Hoạt Áp, Thôi Hoảng Cách Hạ. Trước thì có Xuyên Chỉ Xuyên Tụ, sau thì có Lê Hoa Bãi Đầu, có Hư Thật, có Kỳ Chính, có Hư Hư Thật Thật, có Kỳ Kỳ Chính Chính. Tiến thì dũng mãnh, lui thì mau lẹ. Thế phải hiểm, bất động thì vững như núi, động thì mau mạnh như sấm chớp. Tuy Can tử của Sa gia, trường thương của Mã gia đều đưọc coi là kỳ diệu, nhưng đều không thể so được với thương pháp của Dương gia, cây thương dài mà dùng được cả chỗ ngắn, thần xuất quỷ nhập khó lường. Luyện thương thì nên chọn cây thương cán làm bằng gỗ tốt, nặng nhẹ phải vừa, to nhỏ tùy theo tay cầm. Cán thương thì nhỏ dần từ cuối tới đầu mũi thương mới là hợp cách. Thương nặng quá lúc sử dụng sẽ chậm chạp, mà nhẹ quá thì thương pháp không chính xác. Nay xin dùng hình vẽ để diễn tả 24 thức Kim thương, mỗi thức gồm 3 đường thương, như vậy là gồm 72 đường thương, do sự biến hóa của 24 thức vậy. Thức 1 : Dạ xoa thám hải Đây là thức cầm thương để nhìn và giữ, khi ngộ địch sẽ tùy cơ ứng dụng, xoay sang thức nào cũng được. (hình 70) Thức 2 : Tứ di tân phục Đây là phép Trung bình thương, chủ yếu của Lục hợp thương, thức đầu tiên cùa 24 thức, biến diệu vô cùng, từ cổ chí kim, các loại khí giới khác khó lòng đương nổi mũi nhọn của thức này. (hình 71) Thức 3 : Chỉ nam châm Đây là phép Thượng bình thương, nhìn qua gần với phép Trung bình thương ở trên, nhưng là thế chuẩn bị biến hóa của Lục hợp thương, lấy ý mà diễn ra thì trong 24 thức có thể phá được một nửa. (hình 72) Thức 4 : Thập diện mai phục Đây là phép Hạ bình thương, có vẻ kín đáo chặt chẽ hơn phép Thượng bình ở trên, khéo léo luyện cho trúng thức thì biến hóa áp đảo được kẻ địch. (hình 73) Thức 5 : Thanh long hiến trảo Đây là phép Cô nhạn xuất quần để xuất thương đâm kẻ địch, tay trái co lại để ngang vai, không nhấc chân lên. (hình 74) Thức 6 : Biên lan Đây là phép Bả môn phong bế, mục đích là thủ, tay cầm thương như ôm đàn tỳ bà. Thức này cũng tương tự thức Kỵ long, chỉ khác là chân trái bước trước, chân phải . trong ngù thương có một lưỡi câu móc ngược, đó là cách thức riêng của họ Dương. Những cây thương của họ Dương gồm các loại như Song câu thương, Đơn câu thương, Hoàn tử thương, Tố mộc thương, . thương, địch đâm phía dưới, ta gạt thương. Thương địch từ dưới đâm lên, ta cuốn thương mà ngăn lại. Các thức trong thương pháp gồm Triền thương, Lan thương, Phá thương, Phá lan, Trung bình, Tử. đâm, thương địch tới gấp thì thương mình phóng ra phải mạnh, thương địch tới mà mình không che không đỡ là kể như không. Các nguyên tắc tiếp theo là dùng phép Trung bình thương, vua của thương

Ngày đăng: 29/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan