Học kĩ năng khai thác thông tin trên internet Bạn lấy được cái gì trên internet? Đó là câu chào cửa miệng của thạc sỹ Phan Văn Tú dành cho sinh viên báo chí khi bước chân vào lớp. Câu hỏi thứ nhất chưa kịp trả lời thì câu thứ hai buông ra: bạn sẽ lấy nó như thế nào? Lần này thì cả lớp có hồi âm “hỏi giáo sư Google”. Thầy cười thật hiền và buổi học bắt đầu nhẹ nhàng. Một điều bất ngờ là sinh viên báo chí chúng tôi biết tự trang bị laptop cho riêng mình nhưng không phải ai cũng biết cách khai thác thông tin trên internet sao cho hiệu quả. Buổi học đầu tiên khiến chúng tôi vỡ ra được nhiều điều không phải cứ gõ cửa hỏi “giáo sư Google” là mọi chuyện sẽ ổn. Thầy đặt ra một giả định nếu bạn ở Trung Quốc người ta không dùng web “Google” để tìm kiếm thì bạn phải làm gì? Một lần nữa tầm nhìn của chúng tôi được mở rộng. Khi sử dụng các trang web tìm kiếm những tưởng mọi việc khá dễ dàng nhưng không hẳn vậy. Việc gõ những từ khóa tìm kiếm là cả một “nghệ thuật”. Nếu chúng ta không biết mẹo, thì không chỉ dừng lại ở việc khai thác thông tin kém hiệu quả mà sẽ lãng phí rất nhiều thời gian vì sau mỗi từ khóa tìm kiếm mà không có giới hạn không gian, thời gian thì sẽ được trả về vô số thông tin. Với “biên độ” thông tin dày đặc thì việc “dò tìm” là cả một vấn đề nan giải. Thầy đã dạy cho chúng tôi biết cách làm thế nào để những web tìm kiếm “chịu khai đúng trọng tâm”. Để có được kĩ năng ấy chúng tôi phải học nhiều, phải đi từng bước cơ bản trên công cụ tìm kiếm. Từ chỗ phân tích yêu cầu tìm, diễn đạt lệnh và kết hợp một số toán tử trong câu lệnh mới có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được thông tin mình cần khai thác. Tất cả với chúng tôi đều trở nên lạ lẫm và hết sức thú vị trước môn học. Thầy dạy chúng tôi cách để sử dụng tốt các công cụ tìm kiếm đòi hỏi phải biết cách lựa chọn các web tìm kiếm, rèn luyện kĩ năng diễn đạt câu lệnh, rèn luyện vốn ngoại ngữ tốt sẽ giúp cho bạn có kiến thức trong việc khai thác thông tin rộng hơn, kiến thức chuyên môn càng sâu thì thì việc tìm kiếm càng nhanh và hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải rèn luyện tính kiên nhẫn. Thầy cũng phê phán chúng tôi còn thụ động với việc tiếp cận internet quá đề cao “giáo sư Google”. Thầy bảo chúng ta phải là ông chủ còn những web tìm kiếm giống như cánh cửa sổ đóng chặt, chỉ cần chúng ta hô đúng “vừng ơi mở ra” thì khung cửa sổ thông tin phải ngoan ngoãn mở ra đúng như ta muốn chứ không thể mở tung cả cánh của nhà “hàng xóm”. Ta không được vì sự nhanh chóng của các web tìm kiếm sau 2-3 giây đã cho về hàng nghìn kết quả mà quên đi sử dụng cách phương thức khai thác thông tin khác. Đó là, cần có sự kết hợp giữa việc tìm kiếm thông tin trên internet với sách, báo, tài liệu, các nhà tư vấn, bạn bè… Sau khi được học những “bí kíp” ấy chúng tôi đã bắt tay vào thực hành và không còn cảm thấy lúng túng để dò đúng kênh thông tin mình cần khai thác, mà tiết kiệm được nhiều thời gian khiến chúng tôi chủ động và năng động hơn. Là sinh viên chúng ta hãy học cách khai thác thật tốt thông tin trên internet bạn nhé. Bởi vì nguồn thông tin trên internet vô cùng phong phú và hữu ích nhưng không phải bất cứ ai cũng biết cách khai thác nó. . đúng kênh thông tin mình cần khai thác, mà tiết kiệm được nhiều thời gian khiến chúng tôi chủ động và năng động hơn. Là sinh viên chúng ta hãy học cách khai thác thật tốt thông tin trên internet. Học kĩ năng khai thác thông tin trên internet Bạn lấy được cái gì trên internet? Đó là câu chào cửa miệng của thạc sỹ Phan Văn Tú. cách phương thức khai thác thông tin khác. Đó là, cần có sự kết hợp giữa việc tìm kiếm thông tin trên internet với sách, báo, tài liệu, các nhà tư vấn, bạn bè… Sau khi được học những “bí kíp”