1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lâm Sàng Tràn Dịch Màng Phổi (Pleural Effusion) ppt

6 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 241,86 KB

Nội dung

Lâm Sàng Tràn Dịch Màng Phổi (Pleural Effusion) Mình đi lâm sàng và rút ra một số cái cần nhớ như sau: 1/ Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi: Tăng áp lực thuỷ tĩnh (suy tim ứ huyết). Giảm áp lực thẩm thấu keo (hội chứng thận hư, xơ gan). Tăng tính thấm thành mạch (nhiễm trùng, u bướu). Dịch thoát lên khoang màng phổi từ khoang bụng (xơ gan có báng bụng) qua các lỗ mở của cơ hoành. Giảm áp lực trong khoang màng phổi (xẹp phổi)… Tắc nghẽn dẫn lưu bạch mạch (bệnh lý ác tính). Ứ trệ dẫn lưu bạch mạch (tắc tĩnh mạch chủ trên)… 2/ Đứng trước một trường hợp tràn dịch màng phổi, một trong số những điều cần thiết phải làm là chọc dịch màng phổi ra xét nghiệm. Trước tiên xem nó là dịch thấm hay dịch tiết, sau khi biết nó là dịch thấm hay dịch tiết rồi ta sẽ khu trú một số bệnh lại để góp phần chẩn đoán. Tiêu chuẩn chẩn đoán dịch tiết: 1 trong 3 tiêu chuẩn sau _ Tỉ lệ protein dịch màng phổi/ protein huyết tương > 0,5 _ Tỷ lệ LDH dịch màng phổi/LDH huyết tương > 0,6 _ LDH dịch màng phổi lớn hơn 2/3 giá trị trên của LDH huyết tương bình thường. Nếu không có 3 tiêu chuẩn trên, dịch màng phổi là dịch thấm. 3/ Một số đặc điểm của dịch chọc dò: a/ Nước vàng chanh. • Thường có phản ứng Rivalta (+), tỷ lệ ambumin trên 30g/lít. Có nhiều tế bào: bạch cầu Limphô, bạch cầu đa nhân, một số tấ bào nội mạc của màng phổi. Thường gặp trong: + Viêm màng phổi tiên phát: phần lớn do lao. + Phản ứng màng phổi cạnh ổ viêm: viêm phổi, lao phổi, tác động mạch phổi, viêm màng ngoài tim, apxe gan… • Có thể Riavalta (-), anbumin dưới 30g/lít. Ít tế bào gặp trong các bệnh có ứ nước trong cơ thể: suy tim, xơ gan, phù thận… b/ Trong vắt. Rivalta (-), Anbumin dưới 25g/lít. Rất ít bạch cầu, có vài đám tế bào nội mạc. Gặp trong các bệnh gây ứ nước trong cơ thể, nhất là, thận nhiễm mỡ, suy dinh dưỡng, suy tuyến giáp trạng, suy tim xơ gan. c/ Dịch hồng hoặc đỏ. Rivalta (- ), Anbumin trên 30g/lít. Có nhiều hồng cầu và cả bạch cầu các loại. Thường do ung thư phổi hay do di căn của các loại ung thư vào phổi. Loại tràn dịch này phát triển và tái phát nhanh sau khi chọc rút nước, gây khó thở nhiều. d/ Dịch đục có mủ. nhiều bạch cầu đa nhân thoái hoá, thường do các loại vi khuẩn gây mủ như tụ cầu, liên hoàn, phế cầu. Thường gặp trong nhiễm khuẩn tiên phát ở ổ màng phổi, hoặc nhiễm khuẩn thứ phát của tràn dịch màng phổi, hoặc là một triệu chứng của apxe gần màng phổi (apxe phổi, gan, dưới cơ hoành). Nếu mủ có màu nâu thì nên nghĩ tới ápxe gan do amip vở vào ổ màng phổi. e/ Trắng, như nước gạo, hoặc vàng đục lóng lánh. Tràn dịch do mở ít gặp. • Tràn dịch chứa nhiều Cholesterol: vàng đục nổi váng nhiều mảng lóng lánh. Có khi màu xanh nâu. Có nhiều Cholesterol từ 1g tới hàng chục g/lít. Gặp trong tràn dịch kéo dài sau giai đoạn tràn mủ màng phổi. Chưa rõ cơ chế phát sinh. • Dưỡng chấp: trắng như nước gạo. Có nhiều mỡ trung tính: 30-40g/lít. Thường do chèn ép ống ngực do các khối u, hoặc chấn thương lòng ngực, chèn ép tĩnh mạch dưới đòn. Không rõ nguyên nhân trong một số trường hợp. 4/ Một số hình ảnh Xquang về tràn dịch màng phổi mình chụp tại bệnh viện Lao (các bệnh nhân này đều có hội chứng 3 giảm), mời các bạn các anh chị xem đây có phải là những case tràn dịch không, nếu có thì ngoài tràn dịch ra còn bệnh lý nào khác không nhé! . Lâm Sàng Tràn Dịch Màng Phổi (Pleural Effusion) Mình đi lâm sàng và rút ra một số cái cần nhớ như sau: 1/ Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi: Tăng áp lực thuỷ tĩnh. hợp tràn dịch màng phổi, một trong số những điều cần thiết phải làm là chọc dịch màng phổi ra xét nghiệm. Trước tiên xem nó là dịch thấm hay dịch tiết, sau khi biết nó là dịch thấm hay dịch. chuẩn chẩn đoán dịch tiết: 1 trong 3 tiêu chuẩn sau _ Tỉ lệ protein dịch màng phổi/ protein huyết tương > 0,5 _ Tỷ lệ LDH dịch màng phổi/ LDH huyết tương > 0,6 _ LDH dịch màng phổi lớn hơn

Ngày đăng: 29/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w