1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Ôn tập môn phân tích và quan trắc môi trường pot

12 1,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Ôn tập môn phân tích và quan trắc môi trường I. LÝ THUYẾT 1 Quan trắc môi trường Theo dõi 1 cách có hệ thống và thường xuyên về các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc đánh giá diễn biến chất lượng môi trường 2 các nội dung để thực hiện 1 hoạt động quan trắc môi trường hoàn chỉnh Thiết kế chương trình quan trắc: ♣ Xác định mục tiêu quan trắc ♣ Xác định vị trí mô tả ♣ Xác định thông số quan trắc ♣ Xác định tần số quan trắc ♣ Lập kế hoạch quan trắc Quan trắc ngoài hiện trường Phân tích tại phòng thí nghiệm Xử lý số liệu và lập báo cáo 3 nêu yêu cầu của việc thiết kế chương trình quan trắc và mục tiêu quan trắc: Yêu cầu: ♣ Phù hợp với chương trình và chiến lược BVMTQG ♣ Đáp ứng mục tiêu quan trắc, đảm bảo chất lượng, thời gian, tính khả thi ♣ Tuân thủ theo các hướng dẫn kĩ thuật , quy trình, quy phạm cho từng thành phần môi trường cần quan trắc ♣ Thực hiện đầy đủ các bước thiết kế chương trình quan trắc môi trường Mục tiêu: ♣ Đánh giá hậu quả ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người ♣ Thiết lập chương trình phát triển bền vững sử dụng tài nguyên thiên nhiên ♣ Thu được các số liệu ở dạng cơ bản ♣ Nghiên cứu và đánh giá chất ô nhiễm và hệ thống tiếp nhận ♣ Đánh giá sự cần thiết , sự kiểm soát ,sự phát thải của các chất ô nhiễm ♣ Tiến hành những biện pháp khắc phục khẩn cấp ở những vùng bị ô nhiễm 4 phân biệt khái niệm tiêu chuẩn và qui chuẩn VN về môi trường Tiêu chuẩn VN về môi trường : là qui định về đặc tính kĩ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại và đánh giá chất lượng ,quá trình môi trường trong hoạt đông kinh tế xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của môi trường , tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng Qui chuẩn VN về môi trường: Những qui định về mức giới hạn của đặc tính kĩ thuật và yêu cầu quản lý chất lượng môi trường và tiêu chuẩn xả thải do Nhà Nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn không bắt buộc chỉ khuyến khích áp dụng và hướng dẫn kĩ thuật Cấu trúc của một QCVN về môi trường: Qui định chung: Phạm vi điều chỉnh Đối tượng áp dụng Giải thích thuật ngữ Qui định kĩ thuật: +) Thiết kế chương trình quan trắc: ♣ Mục tiêu ♣ Kiểu loại quan trắc ♣ Địa điểm vị trí quan trắc ♣ Thông số quan trắc ♣ Thời gian , tần số quan trắc ♣ Lập kế hoạch +) Thực hiện quan trắc: ♣ Công tác chuẩn bị ♣ Lấy mẫu đo và phân tích ngoài hiện trường ♣ Bảo quản và vận chuyển mẫu ♣ Phân tích trong PTN ♣ QA/QC trong PTN và hiện trường ♣ Xử lý số liệu và lập báo cáo +) Tổ chức thực hiện 5 Tóm tắt hiểu biết về thông tư 10/2007/TT-BTNMT: Bao gồm 6 phần Phần I Qui định chung +) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng : Phạm vi điều chỉnh Đối tượng áp dụng Giải thích từ ngữ QA-QC-TCVN +) Phạm vi điều chỉnh : hướng dẫn việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong hoạt động quan trắc môi trường Thiết kế chương trình quan trắc Quan trắc tại hiện trường Phân tích PTN Xử lý số liệu và báo cáo kết quả +)Đối tượng áp dụng: Cơ quan quản lý Nhà Nước về môi trường ở TW và Địa Phương Trạm quan trắc Tổ chức , cá nhân  tham gia hoạt động QT để báo cáo số liệu kết quả QTMT cho chính quyền quản lý +) QA-quality assurance-bảo đảm chất lượng trong quan trắc môi trường : là 1 hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm đảm bảo cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã qui định +) QC-quality control- kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường: là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá , theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo cho hoạt động QTMT đạt các tiêu chuẩn chất lượng qui định Dựa trên nguyên tắc: Trung thực , chính xác, kịp thời , khoa học , hiện đại Phần II Đảm bảo chất lượng trong thiết kế chương trình quan trắc môi trường I,Xác định mục tiêu quan trắc Tùy vào từng trường hợp mà có mục tiêu cụ thể II,Thiết kế chương trình quan trắc môi trường 1 yêu cầu cơ bản đối với chương trình quan trắc: Phù hợp với pháp luật BVMT, đáp ứng mục tiêu quan trắc, đảm bảo chất lượng , thời gian và có tính khả thi , tuân thủ các hướng dẫn kĩ thuật, qui chuẩn qui phạm cho từng thành phần, thực hiện đầy đủ các bước thiết kế chương trình QT 2 các bước thiết kế chương trình quan trắc: x đ kiểu loại quan trắc, xđ thành phần cần quan trắc, lập danh mục thông số quan trắc, lựa chọn phương án quan trắc các vấn đề ảnh hưởng liên quan tới khu vực quan trắc, thiết kế phương án lấy mẫu, tần suất thời gian lấy mẫu, phương pháp quan trắc và phân tích, xđ qui trình, thể tích mẫu , dụng cụ hóa chất , lập danh mục và kế hoạch bảo trì , bảo dưỡng ,an toàn lao động, lập kế hoạch nhân lực, lập dự toán kinh phí, xđ tổ chức cá nhân tham gia quan trắc Phần III Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc tại hiện trường I,quan trắc tại hiện trường: 1, đảm bảo chất lượng: xđ thông số cần quan trắc, phương pháp phân tích, trang thiết bị quan trắc môi trường, hóa chất mẫu chuẩn, nhân sự , xử lý số liệu và báo cáo kết quả 2, kiểm soát chất lượng Sử dụng mẫu QC để kiểm soát chất lượng bao gồm: mẫu trắng thiết bị , mẫu chuẩn thẩm tra , mẫu trắng phương pháp , mẫu lặp mẫu chuẩn đối chứng II, Lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu tại hiện trường 1, bảo đảm chất lượng: xđ vị trí lấy mẫu, đảm bảo thông số quan trắc, thời gian và tần suất lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu , xử lý và bảo quản mẫu, trang thiết bị , nhân sự, dụng cụ chứa mẫu , hóa chất , báo cáo 2, kiểm soát chất lượng: sử dụng mẫu QC , mẫu trắng dụng cụ chứa mẫu , mẫu trắng hiện trường, mẫu lặp hiện trường và mẫu đúp hiện trường III, vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm 1, đảm bảo chất lượng Vận chuyển mẫu ổn định số lượng và chất lượng, thời gian nhiệt độ Giao và nhận mẫu phải có biên bản kèm theo 2, kiểm soát chất lượng Sử dụng mẫu trắng vận chuyển và mẫu chuẩn vận chuyển để kiểm soát hiện tượng nhiễm bẩn và biến đổi mẫu Phần IV Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm I, yêu cầu quản lý Xđ cơ cấu tổ chức phòng TN, hệ thống văn bản tài liệu , đánh giá nội bộ theo định kì , định kì xem xét hệ thống quản lý chất lượng và hoạt động PTN II, Yêu cầu kĩ thuật 1, đảm bảo chất lượng: Phương pháp phân tích: lựa chọn phương pháp tiêu chuẩn hóa mới nhất phê chuẩn phương pháp thể hiện bằng văn bản ước lượng độ không đảm bảo đo gây sai sô Trang thiết bị: Phải được hiệu chuẩn Đánh dấu dán nhãn Đảm bảo tính liên kết chuẩn đo lường Điều kiện và môi trường PTN đáp ứng chỉ tiêu phân tích Quản lý mẫu phân tích Qui trình quản lý mẫu thích hợp cụ thể Kí hiệu nhận dạng phân biệt mẫu được duy trì Tuân thủ các hướng dẫn kèm theo mẫu Khi tiếp nhận ghi lại điểm không bình thường Sau khi PT cần lưu giữ và bảo quản phòng trường hợp cần kiểm tra lại Đảm bảo chất lượng số liệu Thống kê Tham gia so sánh liên PTN Sử dụng mẫu chuẩn đã dc chứng nhận Thực hiện PT nhiều lần, nhiều phương pháp Phân tích lại mẫu lưu giữ Xem xét tương quan kết quả với cảm quan của mẫu 2, kiểm soát chất lượng Sử dụng mẫu QC mẫu trắng thiết bị , mẫu trắng phương pháp , mẫu lặp mẫu thêm mẫu chuẩn đối chứng , chuẩn thẩm tra Tiêu chí chấp nhận của kiểm soát chất lượng Phần V bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong xử lý số liệu và báo cáo I, quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường Lập đầy đủ hồ sơ , trung thực , kịp thời Lưu giữ hồ sơ , quản lý theo qui định Các số liệu được kiểm tra tính toán và xử lý Không suy đoán sửa chữa , tự ý bổ sung số liệu II, lập báo cáo Lập báo cáo quan trắc sau khi quan trắc và báo cáo tổng hợp kết quả hàng năm Đảm bảo trung thực và kịp thời chính xác, khách quan, được xác nhận đóng dấu và nộp cho cục BVMT thuộc BTNMT Phần VI điều khoản thi hành Lập dự toán kinh phí thực hiện quan trắc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng Thông tư có hiệu lực thi hành sau 15 ngày Trong quá trình thực hiện thông tư , mọi vướng mắc phản ánh về BTNMT Câu 6 trình bày những nội dung quan trắc nước thải công nghiệp Định nghĩa về các từ ngữ chuyên môn: Nước thải Công nghiệp: Là dung dịch được thải ra từ các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải Quan trắc nước thải: là quá trình đo phân tích các thông số về tính chất vật lý hóa học và sinh học của khí thải được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các đơn vị tổ chức cá nhân với mục tiêu đã được xác định theo 1 chương trình đã lập sẵn về thời gian , không gian và phương pháp Chương trình quan trắc: là 1 bản liệt kê miêu tả các công việc sẽ được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu quan trắc, trong đó bao gồm thông tin phải nhận được, các thông số địa điểm, tần suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bị , phương pháp lấy mẫu, phân tích, yêu cầu về nhân lực và các tổ chức tham gia thực hiện Lấy mẫu : là quá trình lấy 1 phần nước thải đại diện cho dòng thải Vị trí lấy mẫu là điểm chính xác ở trong khu vực có dòng nước thải mà tại đó thực hiện quá trình lấy mẫu. Mẫu đơn là mẫu riêng lẻ, được lấy ngẫu nhiên (có chú ý đến thời gian và/hoặc địa điểm). Mẫu tổ hợp là hai hoặc nhiều mẫu đơn trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ thích hợp đã biết trước, từ đó có thể thu được kết quả trung bình của một đặc tính cần biết. Tỷ lệ này thường dựa trên cơ sở thời gian hoặc dòng chảy. Thể tích mẫu là lượng mẫu vừa đủ để thực hiện các phép phân tích các thông số hoá lý. Mục tiêu của các chương trình quan trắc nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp thường là: - Đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với các tiêu chuẩn nước thải. - Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép của nước thải. - Đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất. - Đánh giá hệ thống xử lý nước thải. - Cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý môi trường khu vực/địa phương. - Xây dựng các báo hiện trạng môi trường. - Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm, tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Cảnh báo sớm hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Xác định vị trí quan trắc a. Nguyên tắc, yêu cầu khi xác định vị trí quan trắc - Cuối dòng thải trước khi thải ra môi trường. - Tại vị trí quan trắc, nước thải được hòa trộn hoàn toàn, độ đồng nhất cao. - Dễ tiếp cận dòng thải để thực hiện lấy mẫu và đo lưu lượng. - An toàn và không gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng quan trắc viên. -Vị trí quan trắc phải có dòng chảy rối để đảm bảo hòa trộn tốt. Trong trường hợp không thể tạo dòng chảy rối thì phải áp dụng phương pháp lấy mẫu tổ hợp theo không gian. Vị trí quan trắc cần phải mô tả chi tiết: khoảng cách từ vị trí lấy mẫu tới khu sản xuất, khoảng cách từ vị trí lấy mẫu tới nguồn tiếp nhận, tọa độ vị trí quan trắc (kinh độ, vĩ độ), các đặc điểm xung quanh khu vực quan trắc, ký hiệu điểm quan trắc phải rõ ràng. Xác định các thông số cần quan trắc Các thông số cần quan trắc phải phù hợp với mục tiêu của chương trình quan trắc và loại hình sản xuất công nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu của chương trình quan trắc, loại nguồn thải mà lựa chọn các thông số quan trắc sau: nhiệt độ, độ dẫn, độ màu, độ đục, pH, TSS, DO, BOD5, COD, NO2, NO3,NH4,PO4,tổng N, tổng P, SiO3, tổng Fe, Cl,độ kiềm,Coliform, Fecal coli, CN, dầu mỡ, kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb, Hg, Zn, Cu), phenol, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, tổng hoạt độ phóng xạ , tổng hoạt độ phóng xạ Các thông số quan trắc sau khi lựa chọn phải được lập thành danh mục trong đó, xác định rõ các thông số đo nhanh tại hiện trường, các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm Xác định tần suất quan trắc Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn thải để xác định tần suất quan trắc. Đối với các nguồn thải có đặc tính ít thay đổi, tần suất quan trắc tối thiểu là 4 lần/năm; đối với các nguồn thải có đặc tính thay đổi lớn thì tần suất quan trắc lớn hơn và được xác định theo chu kỳ thay đổi của nguồn thải Lập kế hoạch quan trắc - Lập thời gian biểu cho các hoạt động: lấy mẫu và đo nhanh tại hiện trường, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, xử lý số liệu, báo cáo. - Xác định thể tích mẫu cần lấy và thời gian lưu mẫu theo quy - Xác định số lượng, loại dụng cụ chứa mẫu; lượng và loại hoá chất bảo quản mẫu phù hợp với thông số quan trắc. - Lập Danh mục và kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị phục vụ lấy mẫu, đo nhanh và bảo quản mẫu tại hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm - Lập kế hoạch nhu cầu nhân lực thực hiện quan trắc. Xác định các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chương trình và nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân (bao gồm: nhân lực chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất, biểu mẫu, biên bản, lẫy mẫu hiện trường, bàn giao mẫu) - Lập Danh mục phương tiện bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động. - Lập Dự toán kinh phí thực hiện chương trình quan trắc (bao gồm: kinh phí gửi mẫu phân tích ở các phòng thí nghiệm, kinh phí mua vật tư tiêu hao, dụng cụ hao mòn) Công tác chuẩn bị - Kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị, dụng cụ đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng. - Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu và hóa chất bảo quản mẫu: a) Lựa chọn dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu theo nguyên tắc sau: Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu phải được làm bằng vật liệu không tương tác hóa - lý - sinh học làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu, vật liệu phải phù hợp với các thông số cần phân tích và được quy định tại Bảng 1 - phần phụ lục. Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu phải có độ bền nhiệt, bền cơ, dễ đóng - mở, dễ làm sạch. b) Làm sạch dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu phải được rửa sạch để không gây nhiễm bẩn mẫu, cách rửa và chất liệu bình chứa phụ thuộc vào thành phần cần phân tích. Thông thường, dụng cụ thuỷ tinh và nhựa được rửa bằng chất tẩy rửa, sau đó tráng kỹ bằng nước cất, trừ trường hợp nếu xác định photphat, silic, bo và các chất hoạt động bề mặt thì không được dùng các chất tẩy rửa để rửa. Trường hợp xác định các thông số hợp chất hữu cơ (hóa chất bảo vệ thực vật), dụng cụ chứa mẫu cần xử lý theo những yêu cầu đặc biệt: tất cả các dụng cụ chứa mẫu cần được rửa bằng chất tẩy rửa, sau đó tráng kỹ bằng nước cất hoặc nước trao đổi ion, sấy khô ở 105 độ trong 2 giờ rồi để nguội, tráng lại dụng cụ chứa mẫu bằng dung môi chiết mẫu. Cuối cùng làm khô bằng dòng không khí hay nitơ sạch. Ngoài ra, những dụng cụ chứa mẫu đã dùng, sau khi ngâm với axeton trong 12 giờ, tráng bằng hexan và sấy như trên, có thể dùng lại. Trường hợp xác định các thông số kim loại, dụng cụ chứa mẫu phải được rửa sạch bằng nước máy và tráng bằng nước cất, ngâm trong axit clohydric hoặc axit nitric 1 mol/l tối thiểu một ngày, sau đó tráng lại bằng nước cất. Trường hợp xác định các thông số vi sinh, dụng cụ chứa mẫu phải được khử trùng ở nhiệt độ 175 độ trong 1 giờ. Khi dùng nhiệt độ khử trùng thấp hơn, ở 120 độ (khử trùng bằng hơi nước) thì thời gian khử trùng tối thiểu là 2 giờ. Nên sử dụng túi chứa mẫu dùng một lần đã được khử trùng. c) Chuẩn bị hóa chất bảo quản mẫu - Hóa chất bảo quản phải được chuẩn bị sao cho phù hợp với thông số quan trắc được quy định d) Chuẩn bị các vật dụng khác - Chuẩn bị phương tiện đi quan trắc và vận chuyển mẫu phù hợp với địa hình của khu vực cần quan trắc. - Dụng cụ phụ trợ: dây kéo, dây điện, ổ điện (nếu cần), máy ảnh, GPS, văn phòng phẩm - Các biểu mẫu, nhật ký quan trắc, nhãn mẫu. - Các dụng cụ bảo hộ lao động, an toàn lao động Lấy mẫu - Mẫu đơn: mẫu đơn được lấy trong khoảng thời gian không quá 15 phút. Thể tích mẫu phụ thuộc loại, số lượng mẫu và thông số cần phân tích. Mẫu đơn được lấy bằng phương pháp tự động hoặc phương pháp thủ công. Đối với phương pháp thủ công, mẫu được lấy bằng dụng cụ hoặc chai thông thường. Nếu dòng thải không an toàn, nên sử dụng dụng cụ trung gian để lấy mẫu rồi đổ mẫu vào chai chứa mẫu. Đối với các thông số dầu mỡ, sinh học, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, mẫu phải được lấy trực tiếp bằng chai chứa mẫu. Vị trí lấy mẫu thường ở phía đầu dòng thải. Nhúng dụng cụ lấy mẫu hoặc miệng chai chứa mẫu ngập vào dòng thải, nước không tràn ra ngoài. - Mẫu tổ hợp: mẫu tổ hợp được lấy theo một trong hai phương pháp sau: * Tổ hợp theo thời gian: gồm các mẫu đơn có thể tích bằng nhau được lấy trong khoảng thời gian không đổi vào một chai chứa mẫu. Mẫu tổ hợp theo thời gian được lấy theo chế độ sau: Thể tích lấy mẫu: 200 – 250ml/lần, thời gian: 12-15 phút/lần, số lần lấy mẫu: 4 - 5 lần/giờ, dung tích bình chứa mẫu: 1 lít. Như vậy, mỗi giờ lấy một mẫu tổ hợp có dung tích 1 lít, lấy 24 chai mẫu trong thời gian một ngày đêm. Lấy mẫu tổ hợp theo thời gian thích hợp với lưu lượng dòng thải ổn định. Với lưu lượng dòng thải không ổn định, phương pháp này thiếu chính xác. * Tổ hợp theo lưu lượng: gồm hỗn hợp các mẫu đơn đại diện cho một khoảng thời gian nhất định. Mẫu tổ hợp theo lưu lượng được lấy theo một trong hai phương pháp: + Phương pháp 1: lấy thể tích mẫu không đổi ở các khoảng thời gian khác nhau. + Phương pháp 2: lấy thể tích mẫu khác nhau ở các khoảng thời gian không đổi. Không lấy mẫu tại khoảng thời gian không có dòng thải (lưu lượng 0mét khối/giờ). Nếu không có dòng thải, mẫu được lấy bù ở khoảng thời gian có lưu lượng lớn hơn. Mẫu tổ hợp được lấy bằng thiết bị tự động hoặc bằng phương pháp thủ công, sau đó các mẫu được trộn đều trong một chai chứa mẫu. Thể tích của mẫu đơn cần thiết để trộn thành mẫu tổ hợp tỷ lệ với lưu lượng tại thời điểm lấy mẫu và được tính như sau: Đối với mẫu tổ hợp, thể tích của từng mẫu đơn không nhỏ hơn 50ml, quy định - Khi lấy mẫu, cần kết hợp với đo lưu lượng dòng thải. - Lấy mẫu đại diện: + Lấy mẫu hợp chất hữu cơ: Hợp chất hữu cơ không bay hơi: lấy mẫu tại điểm có dòng thải trộn đều nhất, không lấy mẫu ở điểm chảy rối mạnh hay tại các góc cạnh của đường ống hay kênh dẫn. Độ sâu điểm lấy mẫu trên kênh dẫn cách đáy kênh 1/3 tính từ mặt nước, ở điểm giữa theo tiết diện ngang của kênh dẫn. Hợp chất hữu cơ bay hơi: lấy mẫu tại điểm có dòng thải trộn đều, tránh dòng chảy rối, tránh xâm nhập không khí vào mẫu. Dụng cụ lấy mẫu bằng vật liệu thép không gỉ hay teflon. Dụng cụ chứa mẫu có nắp được lót bằng silicon hoặc teflon. Mỗi vị trí lấy 3 mẫu. Quan trắc viên xác định có clo hay không có trong nước thải. Nếu không có clo, lấy đầy mẫu vào 3 bình chứa có điều kiện bảo quản, lưu mẫu tối đa 14 ngày trước khi phân tích. Nếu điều kiện bảo quản không đảm bảo, lưu mẫu tối đa 7 ngày. Nếu nước thải chứa hàm lượng CaCO3 cao, sử dụng lọ không bảo quản, thời gian lưu ngắn hơn. Nếu nước thải có clo, lấy mẫu bằng chai lớn, thêm 2 giọt axit ascobic, không vặn chặt nắp, lắc đều. Rót đầy mẫu sang 3 chai nhỏ có điều kiện bảo quản tốt, thêm axit ascobic và hóa chất bảo quản, tránh bọt khí và mẫu tràn ra ngoài. + Lấy mẫu chất rắn: lấy mẫu ở khu vực có dòng chảy đều, tránh lấy mẫu ở những khu vực yên lặng, có sự lắng đọng trên kênh hay ống dẫn. + Lấy mẫu sinh học: lấy mẫu trực tiếp bằng chai nhựa hoặc chai thủy tinh. Khi lấy mẫu tránh nhiễm bẩn nắp chai và bên trong chai chứa mẫu. Đổ đầy mẫu và đóng nắp ngay. Bảo quản mẫu và cố định mẫu Biện pháp bảo quản và cố định mẫu tuỳ thuộc vào từng thông số phân tích. Các biện pháp hạn chế biến đổi mẫu cần thiết, bao gồm: - Đổ mẫu đầy bình chứa mẫu, tránh không tràn mẫu ra ngoài (trừ mẫu dùng để phân tích dầu mỡ và coliform). - Làm lạnh mẫu. Mẫu cần được giữ lạnh ở nhiệt độ thấp, từ 2-5 độ, để mẫu ở nơi tối. Thời gian bảo quản mẫu tuỳ thuộc thông số cần phân tích, quy định. Cần rút ngắn thời gian bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm. - Cố định mẫu. Sử dụng hoá chất để bảo quản mẫu theo quy định . Nên dùng hoá chất bảo quản ở dạng dung dịch đậm đặc để hạn chế làm loãng mẫu. Câu 7 trình bày nội dung về quan trắc không khí và quan trắc khí thải Định nghĩa về các từ ngữ chuyên môn Không khí xung quanh là không khí ngoài trời mà con người, thực vật, động vật hoặc vật liệu có thể tiếp xúc với nó. Bụi: là một trạng thái tập hợp trong đó môi trường phân tán là pha khí, còn pha phân tán là rắn hoặc lỏng có kích thước lớn hơn kích thước phân tử và nhỏ hơn 500 micromet. Mức áp suất âm, đo bằng decibel (dB): Mứcc áp suất âm được tính theo công thức: Lp = 10lg ( p/po) 2 Với p: là áp suất âm toàn phương trung bình, passcal po: là mức âm đối chiếu ( 20m Pa) Mức áp suất âm theo đặc tính A, đo bằng decibel (dB) : mức áp suất âm thanh theo đặc tính A được tính theo công thức : LpA = 10lg ( pA/po) 2 Mức âm tương đương (LAeq,T): là mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, được xác định trong khoảng thời gian T, là một đại lượng chính để đánh giá tiếng ồn. Mức phần trăm (LAN,T): Mức áp suất âm theo đặc tính A đo được khi dùng đặc tính thời gian F khi vượt N% của khoảng thời gian đo đạc. Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, đo bằng decibel : Hiện nay mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A (LAeq,T) là một đại lượng chính để đánh giá tiếng ồn. LAeq,T là giá trị mức áp suất âm theo đặc tính A của một âm thanh liên tục, ổn định trong khoảng thời gian T, có cùng giá trị áp suất âm toàn phương trung bình với âm thanh đang nghiên cứu có mức thay đổi theo thời gian. Mức đó được tính theo công thức sau : Với : - LAeq,T là mứcấp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, dB, được xác định trong khoảng thời gian T bắt đầu từ t1 và kết thúc ở t2 - po là mức áp suất âm đối chiếu ( 20m Pa) - pA(t) là áp suất âm tức thời theo đặc tính A của một tín hiệu âm thanh. Khoảng thời gian đo: Khoảng thời gian mà trong đó bình phương áp suất âm thanh theo đặc tính A được lấy tích phân và trung bình. Mức âm trung bình trong thời gian dài: Giá trị trung bình trong khoảng thời gian dài của các mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A đối với một loạt các khoảng thời gian đối chiếu trong khoảng thời gian đó. Xác định mục tiêu quan trắc: a) Căn cứ vào các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường xác định mục tiêu cụ thể của chương trình quan trắc. Việc xác định mục tiêu phải căn cứ vào chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành và các nhu cầu thông tin cần thu thập. b) Những mục tiêu cơ bản quan trắc môi trường không khí thường là: - Xác định chất lượng không khí liên quan đến sức khỏe cộng đồng, xã hội và các ảnh hưởng môi trường; - Xác định ảnh hưởng của các nguồn thải riêng biệt hay nhóm các nguồn thải tới chất lượng môi trường không khí địa phương; - Cung cấp những thông tin cơ bản để giúp cho việc lập kế hoạch tổng thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường, hay vấn đề qui hoạch phát triển vùng công nghiệp; - Nghiên cứu về sự phân bố nguồn thải hay các cơ chế phản ứng của các chất gây ô nhiễm không khí và sự phát tán; - Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí; - Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo thời gian và không gian; - Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí; - Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường khu vực/địa phương Xác định thông số quan trắc a) Để xác định được chính xác các thông số cần quan trắc, trước tiên cần phải tiến hành thu thập thông tin và khảo sát hiện trường để biết thông tin về địa điểm quan trắc (khu dân cư, khu sản xuất…), loại hình sản xuất, các vị trí phát thải, nguồn thải từ đó để lựa chọn các thông số đặc trưng và đại diện cho vị trí quan trắc. b) Các thông số cơ bản thường được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh theo QCVN 05 :2009/BTNMT là: SO2, NO2, CO, O3, tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi ≤ 10 µm (PM10), Pb và các thông số vi khí hậu, khí tượng kèm theo. Tùy mục tiêu và yêu cầu có thể quan trắc các thông số khác theo QCVN 06: 2009. Xác định thời gian và tần suất quan trắc a) Tuỳ thuộc vào yêu cầu của công tác quản lý môi trường, đặc điểm nguồn thải cũng như điều kiện về kinh tế và kỹ thuật mà xác định tần suất lấy mẫu thích hợp; b) Thiết kế tần suất lấy mẫu phải dựa trên quan điểm thống kê và yêu QCVN 2010/BTNMT cầu của mục tiêu quan trắc. Khi có những thay đổi theo chu kỳ của chất lượng không khí, cần thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi đó; d) Tần suất quan trắc nền không khí: tối thiểu 1 lần/tháng; đ) Tần suất quan trắc không khí xung quanh: tối thiểu 4 lần/năm; e) Việc chọn thời điểm quan trắc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thông số cần quan trắc, tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan trắc, yếu tố khí tượng. Tuy nhiên, bắt buộc phải chọn ngày tiến hành quan trắc là những ngày không mưa; g) Thời gian lấy mẫu có thể dao động từ 30 phút đến một ngày, thậm chí vài tuần phụ thuộc vào các yếu tố như: - Mục tiêu quan trắc; - Thông số cần quan trắc; - Thiết bị lấy mẫu; - Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là chủ động hay bị động; - Độ nhạy của phương pháp phân tích được sử dụng sau khi lấy mẫu Công tác chuẩn bị Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện các bước chuẩn bị như sau: a) Xác định vị trí địa lý, địa hình khu vực quan trắc trên bản đồ, sơ đồ; thông tin chung về khu vực định lấy mẫu…; b) Theo dõi dự báo thời tiết, tìm hiểu điều kiện khí hậu để đề phòng thời tiết xấu ảnh hưởng đến kết quả quan trắc tại hiện trường; c) Lên danh sách nhân sự và danh mục các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường; d) Chuẩn bị hoá chất, vật tư phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu Các dung dịch hấp thụ mẫu khí; Các phin lọc bụi; Các dụng cụ chứa mẫu theo tiêu chuẩn; Hộp, thùng bảo quản mẫu phù hợp với các thông số quan trắc; Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ khác: máy định vị vệ tinh (GPS), máy ảnh, máy quay phim ; Các loại hoá chất, thuốc thử khác; Văn phòng phẩm: giấy, bút, băng dính, sổ ghi chép, nhãn đ) Chuẩn bị nhãn mẫu; e) Chuẩn bị các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích; [...]... Phân công cán bộ đi quan trắc: căn cứ vào kế hoạch quan trắc môi trường đã được xây dựng, thủ trưởng đơn vị thực hiện hoặc cán bộ chủ trì có trách nhiệm thông báo, giao nhiệm cụ thể đến từng cán bộ tham gia trước khi thực hiện quan trắc môi trường; m) Chuẩn bị cơ sở lưu trú cho cán bộ công tác dài ngày (nếu cần); n) Liên hệ với các cơ quan hữu quan tại địa bàn quan trắc để việc thực hiện đợt quan trắc. ..g) Chuẩn bị các tài liệu có liên quan khác: - Bản đồ hành chính của địa phương tiến hành quan trắc và sơ đồ các điểm quan trắc tại địa phương sở tại; - Giấy đi đường và công văn cử đoàn đi quan trắc (nếu cần); - Các tài liệu, biểu mẫu khác h) Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu; i) Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, an toàn lao động:... ra ở mỗi đống ½ phần xấp xỉ khoảng 20-30kg để phân loại lý học đối với mẫu xác định thành phần hóa học khối lượng mẫu ít hơn quá trình lấy mẫu để phân loại lý học và cần được xử lý bằng các phương pháp phù hợp Lấy mẫu từ mẫu phân tích lý học để phân tích độ ẩm và PH Phương pháp tiến hành phân tích : 1-2kg chất thải tươisấy khô ở 102 -105 độđến lượng không đổinghiền nhỏ tới kích thước 1mmsấy khô... nóng, đun ở nhiệt độ cao , áp suất cao , thao tác phân tích, sử dụng dụng cụ thủy tinh chịu nhiệt có bi thủy tinh hay hệ Kendan tự động Ưu nhược điểm : không làm mất chất phân tích, thời gian xử lý mẫu dài ,tốn axit Ứng dụng : phân tích các kim loại, anion vô cơ, tổng N, P, C, COD….trong mẫu MT sinh học, VD : xử lý mẫu rau quả bằng hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 Xác định KL độc hại Cd , Cu , Mn Ni Fe 5g... trình lấy mẫu và phân tích rác thải được điều tra theo mùa mưa và mùa khô Quá trình lấy mẫu tiến hành theo các qui trình sau : Đối với các mẫu xác định thành phần lý học : Chuẩn bị 200-300kg mẫu chất thải rắn Đổ toàn bộ lượng rác ra sàn Trộn kĩ đánh đống theo hình chóp nón chia thành 4 phần bằng nhau lấy chéo 2 phần A, D hoặc CB, nhập 2 phần với nhau trộn đều, 2 phần còn lại thug om và tập kết thành... nhược điểm : thao tác đơn giản , không phải dùng nhiều axit , xử lý triệt để phần nền , nhanh đốt cháy hết chất hữu cơ, Dễ mất 1 số chất bay hơi nếu không có chất phụ gia thêm vào Ứng dụng : xác định 1 số KL,PK trong mẫu hưu cơ VD : tro hóa mẫu rau quả để xác định 1 số KL kiềm , kiềm thổ và KL nặng Xử lý khô ướt kết hợp Nguyên tắc mẫu được xử lý sơ bộ bằng dd axit và chất phụ gia sau đó được nung ở... nung ở nhiệt độ thích hợp hòa tan bã Cách tiến hành : mẫu cho vào dụng cụ nung , thấm ướt bằng axit và chất phụ gia , trộng đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn trong tủ hút, cụ thể theo từng hướng dẫn dể nung với nhiệt độ và thời gian cụ thể Ưu nhược điểm : không tốn axit , mất ít thời gian hơn, triệt để hơn, hạn chế sự bay hơi KL Ứng dụng và VD : xử lý mẫu rau quả để xác định 1 số KL Kiềm , kiềm thổ... trong bình hút ẩmlấy 25g mẫu đã sấysau đó đi phân tích : Chỉ tiêu : Các chất bay hơi độ tro, chất béo chất lỏng, các bon , nito tỉ số C/N , protein, photpho, nhiệt lượng thônhiệt trị tinh, sulfua,C-Hnhiệt trị thô Câu 9 các kĩ thuật xử lý mẫu cơ bản Xử lý ướt : Nguyên tắc : Axit mạnh đặc nóng hoặc hỗn hợp axit có tính oxi hóa mạnh và nhiệt để hòa tan phân hủy chất (axit HNO3,H2SO4 đ) Cách tiến hành... bằng các dung dịch kiềm mạnh để xác định anon vô cơ , phi kim , Cl,Br , NO3, SO4 và 1 số mẫu không sử dụng được bằng phương pháp axit Xử lý khô (vô cơ hóa khô) Nguyên tắc :Nung ở nhiệt độ thích hợp trong lò nung hòa tan bã nung bằng dung dịch hóa chất thích hợp Cách tiến hành : mẫu cho vào dụng cụ nung bằng thạch anh, sứ…,cho vào lò nưng, cho tăng nhiệt độ từ từ đến nhiệt độ thích hợp , nung trong khoảng... chế sự bay hơi KL Ứng dụng và VD : xử lý mẫu rau quả để xác định 1 số KL Kiềm , kiềm thổ , KL nặng Cd, Zn ,Pb, Fe, Ni Câu 10 nêu nguyên tắc dụng cụ hóa chất , qui trình tiến hành và cách tính kết quả phương pháp xác định các thông số . Ôn tập môn phân tích và quan trắc môi trường I. LÝ THUYẾT 1 Quan trắc môi trường Theo dõi 1 cách có hệ thống và thường xuyên về các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin. chương trình quan trắc: ♣ Mục tiêu ♣ Kiểu loại quan trắc ♣ Địa điểm vị trí quan trắc ♣ Thông số quan trắc ♣ Thời gian , tần số quan trắc ♣ Lập kế hoạch +) Thực hiện quan trắc: ♣ Công tác chuẩn. trình quan trắc môi trường I,Xác định mục tiêu quan trắc Tùy vào từng trường hợp mà có mục tiêu cụ thể II,Thiết kế chương trình quan trắc môi trường 1 yêu cầu cơ bản đối với chương trình quan trắc:

Ngày đăng: 28/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w