1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

3 400 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 54 KB

Nội dung

ÔN TẬP SỞ NGÀNH I) LÝ THUYẾT: 1) TRUYỀN KHỐI: 1.1Khái niệm truyền khối: Quá trình di chuyển vật chât từ pha này sang pha khác khi hai pha tiếp xúc trực tiếp với nhau gọi là quá trình truyền khối hay là quá trình khuếch tán, quá trình này đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp hóa học, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. 1.2 Khái niệm cân bằng pha: Một hệ đạt trạng thái cân bằng pha thì thỏa mãn những nguyên tắc sau: - Tại mỗi điều kiện nhiệt độ và áp suấtt xác định, tồn tại một mối quan hệ cân bằng giữa nồng độ của dung chất trong hai pha và được biểu diễn bằng đường cân bằng. - Khi hệ đạt trạng thái cân bằng thì không khuếch tán tổng cộng giữa hai pha. - Khi hệ chưa đạt cân bằng, quá trình khuếch tán của dung chấtt giữa hai pha sẽ diễn ra như thế nào để đưa hệ đến điều kiện cân bằng. 1.3Các định luật về cân bằng pha: + Định luật Henry: Đối với dung dịch lý tưởng áp suất riêng phần p của khí trên chất lỏng tỷ lệ với phân mol x của nó trong dung dịch p i = H. x i Suy ra: H x i = y * i .P hay y* i = P .x i = m x i H Với P - áp suất tổng cộng, P = ∑ p i m – hệ số phân phối hay hằng số cân bằng H – hằng số Henry + Định luật Raoult: Áp suất riêng phần của một cấu tử trên dung dịch bằng áp suất hơi bão hòa của cấu tử đó (ở cùng nhiệt độ) nhân với nồng độ phân mol của cấu tử đó trong dung dịch p i = P o i .x i Trong đó: pi : áp suất hơi riêng phần của cấu tử i trong hỗn hợp hơi. P o i : áp suất hơi bão hòa của cấu tử i ở cùng nhiệt độ. x i : phần mol x của cấu tử i trong dung dịch 1.4Quá trình khuêch tán: Định nghĩa: Khi hai pha chuyển động tiếp xúc với nhau do sự cản trở của pha này đối với pha kia, nghĩa là trên bề mặt phân chia pha tạo thành hai lớp màng. Trong màng là chuyển động dòng vì thế gọi là khuếch tán phân tử còn nhân chuyển động xoáy và gọi là khuếch tán đối lưu. Khuếch tán trong màng rất chạm so với trong nhân nên nó quyết định đến quá trình khuếch tán. 1.5Hấp thụ: + Khái niệm: Hấp thụ là quá trình hòa tan chọn lọc một hay nhiều cấu tử trong hỗn hợp khí vào trong chất lỏng, các cấu tử khí được hòa tan gọi là chất bị hấp thụ, chất lỏng dùng để hòa tan gọi là dung môi (hay chất hấp thụ), khí không bị hấp thụ gọi là khí trơ. + Ứng dụng: Quá trình hấp thụ đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất hóa học, nó được ứng dụng để: - Thu hồi các cấu tử quý - Làm sạch khí - Tách hỗn hợp khí thành các cấu tử riêng biệt - Tạo thành một dung dịch sản phẩm mong muốn. + Yêu cầu lựa chọn dung môi: Nếu mục đích của quá trình hấp thụ là tạo nên một dung dịch sản phẩm xác định thì dung môi đã được xác định bởi bản chất của sản phẩm. Nếu mục đích của quá trình hấp thụ là tách các cấu tử của hỗn hợp khí thì khi lựa chọn dung môi ta chú trọng các tính chất sau: - tính chât hòa tan chọn lọc: nghĩa là chỉ hòa tan tốt cấu tử cần tách ra và không hòa tan các cấu tử còn lại hoặc chỉ hòa tan không đáng kể. Đây là tính chất chủ yếu của dung môi. - Đô bay hơi tương đối thấp nhằm tránh mất mát - Tính ăn mòn của dung môi thấp để dễ dàng trong việc chế tạo thiết bị - Chi phí thấp, dung môi dễ tìm, giá thành rẻ - Độ nhớt dung môi bé: giúp tăng tốc độ hấp thụ , tránh ngập lụt, truyền nhiệt tốt - Nhiệt dung riêng bé ít tốn nhiệt khi hoàn nguyên dung môi - Nhiệt độ sôi khác xa với nhiệt độ sôi của chất hòa tan như vậy sẽ dễ tách cấu tử ra khỏi dung môi. - Nhiệt độ đóng rắn thấp tránh được hiện tượng đóng rắn làm tắc thiết bị. - Không tạo thành kết tủa, khi hòa tan tránh được tắc thiết bị, và thu hôi cấu tử đơn giản hơn. - Không độc đối với người và môi trường Trong thực tế, khi chọn ta phải dựa vào những điều kiện cụ thể của sản xuất. Nhưng dù sao đi nữa thì điều kiện thứ nhất cũng không thể thiếu được trong bất cứ trường hợp nào. + Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ: Nhiệt độ và áp suất là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng lên quá trình hấp thụ, chúng ảnh hưởng trực tiếp lên trạng thái cân bằng và động lực của quá trình. Nếu nhiệt độ tăng thì động lực truyền khối sẽ giảm, khi nhiệt độ nhiệt tăng đến một điểm giới hạn nào đó thì quá trình không còn xảy ra được nữa. Tuy nhiên, nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng tốt vì độ nhớt của dung môi giảm rất lợi trong trường hợp trở lực khuếch tán nằm trong pha lỏng. Nếu tăng áp suất thì động lực quá trình truyền khối sẽ tăng. Tuy nhiên khi ta tăng áp suất thì nhiệt độ cũng tăng theo và khi áp suất cao sẽ gây khó khăn khi ta thiết kế chế tạo thiết bị hấp thụ. + Cân bằng vật chất của quá trình hấp thụ:(tr15-16pdf) + Thiết bị hấp thụ: (tr19pdf) 1.6Chưng cất + Định nghĩa và phân loại: Chưng là phương pháp dùng để tách các hỗn hợp chất lỏng cũng như các hỗn hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi của các cấu tử khác nhau). Trong sản xuất ta thường gặp các phương pháp chưng sau đây: - Chưng đơn giản: Dùng để tách các hỗn hợp gồm các cấu tử độ bay hơi rất khác nhau. Phương pháp này thường dùng để tách bộ và làm sạch các cấu tử khỏi tạp chất. - Chưng bằng hơi nước trực tiếp: Dùng để tách các hỗn hợp gồm các chất khó bay hơi và tạp chất không bay hơi, thường được ứng dụng trong trường hợp chất được tách không tan vào nước. - Chưng chân không: Dùng trong trường hợp cần hạ thấp nhiệt độ sôi của cấu tử, như trường hợp các cấu tử trong hỗn hợp dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao hay trường hợp các cấu tử nhiệt độ sôi quá cao. - Chưng cất: Chưng cất là phương pháp phổ biến nhất dùng để tách hoàn toàn hỗn hợp các cấu tử dễ bay hơi tính chất hòa tan một phần hoặc hòa tan hoàn toàn vào nhau. 2) KỸ THUẬT PHẢN ỨNG . ÔN TẬP CƠ SỞ NGÀNH I) LÝ THUYẾT: 1) TRUYỀN KHỐI: 1.1Khái niệm truyền khối: Quá trình di chuyển vật chât. hay là quá trình khuếch tán, quá trình này đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp hóa học, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. 1.2 Khái niệm cân bằng pha: Một hệ đạt trạng thái cân bằng. hỗn hợp gồm các chất khó bay hơi và tạp chất không bay hơi, thường được ứng dụng trong trường hợp chất được tách không tan vào nước. - Chưng chân không: Dùng trong trường hợp cần hạ thấp nhiệt

Ngày đăng: 17/06/2014, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w