Đề thi học sinh giỏi hoá học Hà nội 1993 - 2003

38 1.1K 2
Đề thi học sinh giỏi hoá học Hà nội 1993 - 2003

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG II ) Năm học 1993 - 1994 MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 8-1-1994 Thời gian làm bài: 180 phút Câu I : 1. Sử dụng hằng số phân li K ta có thể biểu diễn được cân bằng thiết lập trong dung dịch chất điện li yếu, giữa các phân tử và ion. Với axit axetic, căn cứ vào phương trình điện li, lập được biểu thức: ]COOHCH[ ]COOCH].[H[ K 3 3 −+ = a) Hãy xác định độ điện li α của dung dịch axit axetic 0,01mol/l và pH của dung dịch này, biết K = 2.10 -5 . b) Nếu pha thêm 8,2g natri axetat vào 1 lít dung dịch axit axetic 0,1 mol/l thì pH của dung dịch này thay đổi như thế nào, giả thiết CH 3 COONa chỉ phân li 80% và quá trình hòa tan không làm thể tích dung dịch thay đổi. 1. Dung dịch A có chứa a mol Na + , b mol Mg 2+ , c mol Cl - , d mol SO 4 2- : a) Xác định quan hệ giữa a, b, c, d. b) Có thể dùng những muối gì, để khi hòa tan vào nước được dung dịch A? Tính tổng khối lượng của các muối này. c) Phải lấy các chất ban đầu theo tỉ lệ về số mol như thế nào để a = c 3 2 . Câu II : 1. Nêu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa gốc -R và nhóm -COOH trong phân tử RCOOH ( trường hợp R là gốc ankyl và trường hợp R là gốc phenyl). Giải thích và cho các thí dụ minh họa. 2. Cho sơ đồ biến hóa sau : a) C 5 H 12 O 4 N 2 + 2KOH dư C→ 3 H 3 O 4 NK 2 + CH 4 O + … (A) (B) b) (B) + HCl dư (C) + … → ( C có 6 nguyên tử H ) vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 c) (C) + ? (D) + … → d) (D) + ? C→ 3 H 3 O 4 NNa 2 (E) + … e) (C) + ? C→ 6 H 12 O 4 NCl (G) + … Cho biết A, B, C, D, E, G là những chất hữu cơ khác nhau. Hãy xác định công thức cấu tạo của các chất đó và viết các phương trình phản ứng đầy đủ theo sơ đồ. Câu III : Trộn lẫn dung dịch chứa 4,75 g MgCl 2 với dung dịch chứa m g hỗn hợp muối sunfat của nhôm và kim loại R (có hóa trị không đổi), thu được 500 ml dung dịch có khối lượng riêng là 1,11 g/ml. Tiến hành điện phân dung dịch này bằng bình điện phân với điện cực trơ cho tới khi ở catốt thoát ra 1,9692 lít khí (đo ở 27 0 C và 1,25 at) thì dừng lại, làm tạo thành dung dịch X. Dùng HNO 3 hòa tan toàn bộ phần kim loại tách ra sau khi điện phân, thấy có 2,0034 lít hỗn hợp khí B ( đo ở 20 0 C và 1,2 at) bay ra. Đem cô cạn dung dịch tạo thành được 18,8 gam muối khan. Mặt khác sau khi cho 720 ml dung dịch NaOH 1,25 mol/l vào dung dịch X, người ta lọc tách phần kết tủa tạo thành rồi đem nung đến khối lượng không đổi được7,1 g hỗn hợp ôxit. Cho biết hỗn hợp khí B gồm NO và NO 2 có tỉ khối so với oxi là 1,1875. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy : a) Xác định kim loại R. b) Tính thể tích khí thoát ra ở anốt (đktc) trong quá trình điện phân và C% của các chất trong dung dịch X. c) Tính m. d) Tính thời gian thực hiện quá trìng điện phân nói trên bằng dòng điện có I=3A. Câu IV : Hỗn hợp X gồm hai este tạo bởi một ankanol và hai axit cacboxylic đơn chức có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, thu được khí CO 2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích .13:16V:V OHCO 22 = Dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,5 mol/l để xà phòng hóa vừa hết m gam hỗn hợp X, thu được dung dịch Y. Cho bay hơi 1/4 dung dịch Y tới khô được 2,09 gam chất rắn. Lấy 1/3 dung dịch Y đủ làm mất màu một dung dịch chứa 3,2 g brom. a) Tính khối lượng nước và thể tích cacbonic thu được (ở đktc) khi đốt m gam hỗn hợp X. vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 b) Tính m. c) Xác định công thức ankanol. d) Xác định công thức cấu tạo của este trong X, biết rằng gốc hiđrocacbon trong phân tử axit cacboxylic nói trên không chứa quá hai nối đôi hoặc một nối ba. Cho : H = 1, C = 12, N = 14, Mg = 24, S = 32, Na = 23,Cl = 35,5, Cu 64, Br = 80, Al = 27. vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG I ) Năm học 1994 - 1995 MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 17-12-1994 Thời gian làm bài: 180 phút A/- HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ : ( 10 điểm ) Câu I : Cho các nguyên tố X, Y, Z lần lượt có số hiệu nguyên tử là 35, 29 và 56. a) Viết cấu hình electron của các nguyên tố này. b) Cho biết vị trí của X, Y, Z trong HTTH ( chu kì, nhóm, phân nhóm). c) Nêu ngắn gon những điểm cơ bản về tính chất đơn chất và các hợp chất (oxit, hiđroxit) của X, Y, Z. Câu II : Hỗn hợp A gồm Fe 3 O 4 cà CuS. Hãy viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion theo sơ đồ biến hóa sau, giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn: HNO 3 đặc nóng khí NO 2 ⎯ ⎯ ⎯ → ⎯ + ddNaOH dd C A kết tủa D ⎯ → ⎯ + 0 t chất rắn R dd B +dd NH 3 dư khí K dd E ⎯ ⎯ ⎯ → ⎯ 2 )OH(ddBa (2) (5) (1) (4) kết tủa G (5) Câu III : X là dung dịch HCl, Y là dung dịch H 2 SO 4 . Thứ tự trỗn lẫn hai dung dịch X và Y theo tỉ lệ thể tích là 1:4 được dung dịch A, theo tỉ lệ 1:2 được dung dịch B. Dùng V ml dung dịch A hòa tan vừa hết m gam Fe 2 O 3 , còn dùng V ml dung dịch B chỉ hòa tan hết Hỗn hợp Z gồm các oxit MgO, Fe 2 O 3 và CuO có tỉ lệ về khối lượng của các chất tương ứng trong hỗn hợp này là 37,5%, 50% và 12,5%. 1. Hỏi phải trộn hai dung dịch X và Y theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch C, biết V ml dung dịch C hòa tan vừa hết m gam Z. 2. Cho m = 8, V = 250, hãy tính khối lượng muối khan tạo thành trong dung dịch sau khi hòa tan hỗn hợp Z. B/- HÓA HỮU CƠ : ( 10 điểm ) Câu I : vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 1. Nêu phương pháp hóa học tách riêng các chất có trong một hỗn hợp gồm rượu etylic, axit axetic và phenol. 2. So sánh độ linh động của nguyên tử hiđro trong nhóm hiđroxyl của các chất phenol, rượu etylic và axit axetic. Nêu thí dụ minh họa và giải thích. Câu II : Este X được tạo bởi rượu A và axit no đơn chức B. Thủy phân hoàn toàn 12,48 gam X bằng dung dịch chứa 6,4 gam NaOH, rồi đem cô cạn dung dịch tạo thành sau phản ứng được rượu A và 11,44 gam chất rắn khan R. Đốt cháy hết lượng rượu A thu được ở trên tạo thành 5,376 lít khí CO 2 (đktc) và 6,48 gam H 2 O. Mặt khác đem nung R với vôi tôi xút trong một bình kín có dung tích không đổi là 3 lít ( không chứa không khí ), nhận thấy sau khi phản ứng hoàn toàn, áp suất khí trong bình ở 127 0 C và 1,3128 atm ( giả thiết lượng chất rắn chiếm thể tích không đáng kể). 1. Xác đinh công thức cấu tạo của X. 2. Viết các phương trình phản ứng điều chế X từ khí thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết. Cho : H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Fe = 56, Cu = 64. vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG II ) Năm học 1994 - 1995 MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 6-1-1995 Thời gian làm bài: 180 phút I/- HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ : Câu I : Dung dịch A chứa các ion Cu 2+ , K + , Cl - và NO 3 - trong nước. 1. Có thể hòa tan những muối nào vào nước để được dung dịch có chứa những ion này. 2. Tiến hành điện phân dung dịch A( với điện cực trơ, màng ngăn xốp) cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân ở anốt, thì nhận thấy khối lượng catốt tăng 0,96 gam. Nếu tiếp tục điện phân cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân ở catốt rồi dừng lại nhận thấy dung dịch lúc này có pH = 2. Giả thiết quá trình điện phân thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám vào catốt, bỏ qua hiện tượng thủy phân các muối. Hãy tính khối lượng muối tan trong dung dịch trước khi điện phân và thể tích khí thoát ra ở anốt sau khi điện phân ( ở đktc ). Câu II : Từ nguyên liệu chính là đá vôi, than đá, quặng apatit, pirit, nước và không khí có thể điều chế được các loại phân bón hóa học như : amoni nitrat, amophot, urê và supephotphat đơn. Hãy viết các phương trình phản ứng minh họa. Câu III : A là một oxit sắt. Hòa tan 23,2 gam A vào 3 lít dung dịch HNO 3 , thu được dung dịch B và 0,56 lít hỗn hợp khí C (gồm NO và N 2 O) có tỉ khối so với oxi là 1,025. Cho tiếp m gam bột đồng vào B, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,672 lít khí NO duy nhất và 1,68 gam chất rắn không tan. 1. Xác định công thức của A. Tính m và nồng độ mol/l của dung dịch HNO 3 dùng ở trên. 2. X là oxit của kim loại M (hóa trị II) không tan trong nước. Đem hòa tan hoàn toàn m 1 gam hỗn hợp A và X vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, được dung dịch B. Để trung hòa hết axit trong B phải dùng 40ml dung dịch D chứa hỗn hợp Ba(NO 3 ) 2 và NaOH có nồng độ tương ứng là 0,3 mol/l và 0,6 mol/l. vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Nếu cho 400 ml dung dịch D vào B, thì sau khi phản ứng xong, lọc tách được kết tủa K và 600ml dung dịch R. Để trung hòa vừa hết 50ml ml R cần dùng 30ml dung dịch HNO 3 0,2 mol/l. Mặt khác khi nung K trong không khí đến khối lượng không đổi được 19,51 gam chất rắn. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m 1 và xác định kim loại M, biết rằng khối lượng nguyên tử của M > 20. II/- HÓA HỮU CƠ : Câu I : Cho 4 chất hữu cơ không cùng loại, đều có công thức phân tử là C X+Y H 4X- Y O X N Y và có tỉ khối so với không khí là : 2,0 < d X / không khí < 3,1 1. Xác định công thức cấu tạo các chất này, biết rằng chúng đều có mạch không phân nhánh. 2. Nêu phương pháp hóa học để phân biệt 4 chất trên. Câu II : Một hợp chất hữu cơ A có mạch không phân nhánh thành phần gồm C, H, O trong đó oxi chiếm 44,4% khối lượng. Cho A phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa hỗn hợp hai chất hữu cơ B và D đều có khả năng phản ứng tráng gương. Cho một lượng vừa đủ Ca(OH) 2 vào dung dịch chứa hỗn hợp này, đun nhẹ được một kết tủa K màu đỏ gạch và được hai chất hữu cơ tương ứng là F và G. Cho biết A và K có khối lượng phan tử bằng nhau. 1. Hãy xác định công thức phân tử của A. 2. Cho F tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 , được chất hữu cơ H. Lấy 4,8 gam H tác dụng với natri dư thu được 1,164 lít hiđro ở 81,9 0 C và 1,5 at. Xác đinh công thức cấu tạo của A, biết tổng số nguyên tử cacbon trong B và D bằng nhau. Cac phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho : H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Cl = 35,5 S = 32, K = 39, Ca = 40 , Cu = 64, Zn = 65, Mn = 55, Ba = 137. vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG I ) Năm học 1995 - 1996 MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 23-12-1995 Thời gian làm bài: 180 phút Câu I : 1. Nêu hiện tượng xảy ra ( nếu có ) khi nhỏ từ từ dung dịch (NH 4 ) 2 CO 3 lần lượt vào cốc chứa : a) Dung dịch Na 2 CO 3 b) Dung dịch NH 4 Cl Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong nguyên tử của nguyên tố X là 4s và của nguyên tố Y là . X và Y tạo thành hợp chất có công thức XY, trong phân tử chứa tổng số hạt n, p, e là 108. a) Xác định vị trí của X và Y trong hệ thống tuần hoàn ( số thứ tự, chu kì, nhóm, phân nhóm), biết rằng trong thành phần cấu tạo nguyên tử của X và Y đều có số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. b) Trong thành phần một oxit, nguyên tố Y chiếm 50% khối lượng. Hãy viêt công thức electron, công thức cấu tạo của oxit và cho biết liên kết trong phân tử oxit này thuộc loại nào ? Giải thích ? Câu II : 1. Cho (A), (B), (C), …, (K) là những hợp chất hữu cơ. Hãy chọn các chất thích hợp và viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: ( ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có ) ⎯ → ⎯ ⎯ → ⎯ ⎯ → ⎯ ⎯ → ⎯ ⎯ → ⎯ ⎯ → ⎯ ⎯ → ⎯ 1312119321 3 )K()L()H()C()B()A(CaCO rượu isobutylic (D) (G) ⎯ → ⎯ 14 Cao su Buna 410 58 (E) ⎯ → ⎯ ⎯ → ⎯ 76 )F( polietilen 2. Trình bày phương pháp hóa học để phan biệt các chất khí sau: metan, etilen, axetilen, amoniac, anđehit fomic. vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Câu III : Hỗn hợp A gồm Mg và kim loại R( hóa trị n ). Hòa tan hoàn toàn 5,85g A bằng dung dịch HNO 3 loãng, thu được 1,68lít khí N 2 O duy nhất (đktc). 1. Xác định R là kim loại nào trong số những kim loại dưới đây: Cho: Na = 23, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65. 2. Nếu đem hòa tan hoàn toàn 5,85g A bằng 450ml dung dịch chứa hỗn hợp HNO 3 0,2M và H 2 SO 4 0,2M ta có thể thu được tối đa bao nhiêu lít khí N 2 O (đktc). Câu IV : X và Y là hai axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (M X <M Y ). Trộn lẫn X và Y theo tỉ lệ mol 1:1, được hỗn hợp A. Z là rượu no có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng số nguyên tử cacbon trong phân tử X. Trộn lẫn Z vào A được hỗn hợp B, trong đó số mol Y lớn hơn số mol Z chưa tới 2 lần. Để đốt cháy hoàn toàn 7,616 lít hơi B (đktc) phải dùng vừa hết 1,3 mol O 2 . Phản ứng tạo thành 58,529 lít hỗn hợp khí K ( đo ở 127 0 C và 1,2 atm) chỉ gồm khí cacbonic và hơi nước. Tỉ khối hơi của K so với metan là 1,9906. 1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên X, Y, Z, biết rằng các chất này đều có mạch hở, không phân nhánh. 2. Tính khối lượng este tạo thành khi đun nhẹ cũng lượng hỗn hợp B như trên với một ít H 2 SO 4 làm xúc tác, biết rằng hiệu suất của phản ứng là 75% và các este tạo thành có số mol bằng nhau. Cho: H = 1, C = 12, O = 16, N = 14 GHI CHÚ : Thí sinh được sử dụng máy tính cá nhân khi làm bài. vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG II ) Năm học 1995 - 1996 MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 17-1-1996 Thời gian làm bài: 180 phút A/- HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ : I/- Lí thuyết : 1. So sánh những tính chất hóa học cơ bản giữa CO và N 2 . Nêu thí dụ minh họa và giải thích bằng cấu tạo phân tử của các chất này. 2. Tôn và sắt tây là hai loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và sản xuất. Hãy cho biết loại vật liệu nào có khả năng chống tác dụng ăn mòn cao hơn. Giải thích. II/- Bài toán : Cho hỗn hợp bột X gồm nhôm, sắt và đồng tác dụng với 160ml dung dịch CuSO 4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 3 muối và chất rắn B. Hòa tan B trong dung dịch axit HNO 3 dư, được 3,136 lít khí NO ở đktc. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 250g dung dịch Br 2 1,6% được dung dịch C. Cho dung dịch C vào 400ml dung dịch NaOH 0,975M. Phản ứng xong lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi , được 7,64g chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. B/- HÓA HỮU CƠ : I/- Lí thuyết : 1. Từ không khí, than đá, nước và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các chất sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng kèm theo, nếu có ): urê, rượu benzylic, axit lactic, polipropyl acrilat. 2. Hợp chất hữu cơ A mạch hở có công thức là C 9 H 12 O 5 được tách từ một loại dầu thảo mộc. Cho A tác dụng với NaOH, chỉ thu được muối B và 2 chất hữu cơ C, D. Biết rằng trong phản ứng này tỉ lệ về số mol giữa các chất A, B, C, D bằng nhau. Hai chất C và D đồng phân với nhau và đều không có phản ứng với natri kim loại. Khi đốt hỗn hợp C, D hỗn hợp khí cacbonic và hơi nước tạo thành có tỉ lệ thể tích là: 1:1V:V OHCO 22 = Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D. II/- Bài toán : Hỗn hợp X gồm hai dẫn xuất chứa brom của hai ankan A và B. Cho 58,2g X tác dụng vừa hết với NaOH, thu được 20,4g hỗn hợp Y gồm hai rượu tương ứng P và Q, có tỉ khối của P so với Q < 2,4. vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns [...]... = 64; Zn = 65; Ba = 137./ Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ – LỚP 12 Năm học 2002 - 2003 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 7-1 2-2 002 Thời gian làm bài: 180 phút ***** ( Đề thi gồm 2 trang ) Câu I : (4 điểm):... c vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠ KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ – LỚP 12 HÀ NỘI Năm học 2001 - 2002 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 8-1 2-2 001 Thời gian làm bài: 180 phút ***** ( Đề thi gồm2 trang ) Câu I: ( 3,5 điểm ) 1/ Có các lọ hóa chất bị mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu... – V Kh c Ng c SỞ GIÁO DỤC ĐÀO 0985052510 KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN LỚP 12 THÀNH PHỐ HÀ NỘI THAM DỰ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Năm học 2000 - 2001 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 2 9-1 2-2 000 Th i gian làm bài: 180 phút ***** ( thi g m2 trang ) Câu I : ( 1,5 điểm ) 1/ Từ dung dịch Ba(AlO2)2 hãy viết các phương trình hóa học điều chế 2 kim loại riêng biệt ( ghi các điều kiện của phản ứng ) 2/... Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108 ; Pb = 207 Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG I ) Năm học 2000 - 2001 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 9-1 2-2 000 Thời gian làm bài: 180 phút Câu... 80, Ag = 108 Ghi chú : Thí sinh được sử dụng máy tính cá nhân khi làm bài vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG I ) Năm học 1996 - 1997 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 2 1-1 2-1 996 Thời gian làm bài: 180 phút - Câu I : 1 Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 4 dung dịch... = 137 vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao b ng l nh giá – V Kh c Ng c 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG I ) Năm học 1998 - 1999 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 9-1 2-1 998 Th i gian làm bài: 180 phút - Câu I : ( 5 điểm ) 1 Hoàn thành các phương trình phản ứng theo những sơ đồ sau : a) MnO2 + NO3 − + OH − → MnO4 − + NO2 − + H2O b) CrO2... http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG I ) Năm học 1999 - 2000 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 1 1-1 2-1 999 Thời gian làm bài: 180 phút - Câu I : ( 4,5 điểm ) X và Y là hai đồng phân có công thức đơn giản trùng với công thức phân tử, trong thành phần chứa 44,44% oxi theo khối lượng Đốt cháy hoàn toàn X và Y... Ca = 40, Ag = 108 -* Thí sinh được sử dụng máy tính trong khi làm bài thi vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG II ) Năm học 1997 - 1998 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 1 0-1 -1 998 Thời gian làm bài: 180 phút Câu I : ( 2 điểm ) Viết công thức cấu tạo và... các nguyên tố hoá học vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG II ) Năm học 1999 - 2000 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 4-1 -2 000 Thời gian làm bài: 180 phút - trong a các chất bình là : [H2] = 1,6 mol/l, [Cl2] = 0,2 mol/l và [HCl] = 0,4 mol/l 1 Bơm thêm vào bình này hỗn hợp khí... 56, Cu = 64, Zn = 65 vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG II ) Năm học 1998 - 1999 -MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 2 6-1 2-1 998 Thời gian làm bài: 180 phút - Câu I : ( 2 điểm ) Phân mức năng lượng cao nhất của nguyên tử hai nguyên tố X’, Y’ lần lượt là 3d và 3pY Cho biết x + . KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG II ) Năm học 1995 - 1996 MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 1 7-1 -1 996 Thời gian làm bài: 180 phút A /- HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ : I /- Lí. Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG I ) Năm học 1994 - 1995 MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 1 7-1 2-1 994 Thời gian làm bài: 180 phút A /- HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ. 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG II ) Năm học 1994 - 1995 MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 6-1 -1 995 Thời gian làm bài: 180 phút I /- HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ

Ngày đăng: 28/07/2014, 19:18

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan