Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
286,41 KB
Nội dung
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hạ Long 1 MỤC LỤC * LỜI NÓI ĐẦU: 1 I. Cơ sở lý luận 3 1.1. Khái niệm về Du lịch: 3 1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên 4 1.3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển Du lịch 6 II. Thực trạng tài nguyên du lịch tại Hà Long 7 2.1. Khái quát điểm Du lịch Hạ Long 7 2.2. Quá trình công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới 22 2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Hạ Long 22 III. Định hướng phát triển 30 * KẾT LUẬN 32 2 LỜI NÓI ĐẦU Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành liên vùng và xã hội cao. Ngoài những khó khăn nhất định thì ngành du lịch đem lại nhiều lợi ích to lớn như: thu nhập, giải quyết việc làm, thu hút đầu tư, thu được nguồn ngoại tệ lớn, cho quốc gia và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển,… Bởi vậy, các quốc gia có điều kiện phát triển du lịch đều hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và hung vĩ, tài nguyên nhân văn giàu bản sắc dân tộc là nền tảng cho sự phát triển du lịch, chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã chọn hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. (Điều này đã được khẳng định tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ) . Năm 2006 là năm tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới có những diễn biến phức tạp, tác động đến nước ta trong đó có du lịch. Trong nước, tình hình thiên tai, dịch cúm gia cầm đã gây ra nhiều thiệt hại cho kinh tế, ảnh hưởng lớn đến du lịch. Tuy nhiên, bằng sự phấn đấu và sự nỗ lực của toàn ngành, dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, sự phối hợp của các Bộ, Ngành, các địa phương, ngành du lịch đã hình thành được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra với lượng khách du lịch quốc tế đạt 3,585 triệu lượt, tăng 3% so với năm 2005, khách du lịch nội địa đạt 17,5 triệu lượt, tăng 6,6% so với năm 2005, thu nhập du lịch đạt 51.000 tỷ đồng, trong đó thu nhập quốc tế đạt 2,85 tỷ USD tương đương 44.000 tỷ đồng. Như vậy năm 2006, mặc dù số lượng khách quốc tế tăng trưởng không cao như dự kiến song thu nhập từ du lịch vẫn tăng cao đánh dấu bước chuyển quan trọng về chất trong hoạt động du lịch nước ta. Một trong những tiềm năng du lịch của đất nước đó là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới, với những giá trị đặc trưng độc 3 đáo của mình, Vịnh đã được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới ( tháng 12/1994 và tháng 11/2000 ). Việc được công nhận là Di sản thế giới, một mặt là vinh dự và tự hào lớn của Viện Nam, mặt khác nó cũng mang lại cho nước ta những lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hoá và xã hội. Đồng thời điều đó cũng đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc bảo tồn, phát huy giá trị của Di sản và nhất là việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực thiên nhiên này phục vụ cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng. Để giới thiệu tôn vinh những giá trị đặc sắc về khu di sản Hạ Long, đồng thời đưa ra những giải pháp kiến nghị góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị, sử dụng và khai thác có hiệu quả di sản, em quyết định lựa chọn đề tài : “Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hạ Long". Mặc dù đã tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Trung Kiên đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Sv thực hiện Phạm Hùng Phương 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm về du lịch : * Dưới góc độ khách du lịch : Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên và quay trở lại, nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau với những mục đích khác nhau loại trừ mục đích lao động và nhận thù lao ở nơi đến. *Dưới góc độ nhà kinh doanh du lịch : Du lịch là một lĩnh vực bao gồm các hoạt động tạo ra những dịch vụ và hàng hoá để thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. *Dưới góc độ chính quyền tại điểm đến : Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương. *Dưới góc độ cộng đồng dân cư sở tại : Du lịch vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá và phong cách của người địa phương, người nước ngoài là cơ hội để tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc. *Theo quan điểm tổng hợp : Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội ngày càng phổ biến phát sinh các mối quan hệ kinh tế, phi kinh tế có tính tương tác giũa bốn nhóm thành tố: khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư và 5 chính quyền nơi đến du lịch. * Theo pháp lệnh du lịch do chủ rịch nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 20/02/1999 : Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong một khoảng thơi gian nhất định. 1.2 .Khái niệm tài nguyên du lịch : *Tài nguyên du lịch : Là tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, tăng thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuát dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn ( Văn hoá ) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu về chũa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Trong ngành du lịch thì tài nguyên du lịch là đối tượng lao động, còn dịch vụ du lịch được thể hiện như sản phẩm của quá trình lao động. Nét đặc trưng của ngành du lịch là sự trùng khớp vè thời gian giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ dịch vụ du lịch. Xét về cơ cấu thì tài nguyên du lịch có thể phân thành 2 bộ phận : tự nhiên và nhân tạo. *Tài nguyên du lịch tự nhiên : Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Trong đó tài nguyên tham gia với những đặc điểm của mình mà có thể quan sát bằng mắt thường, đó chính là dạng bề mặt trái đất, động thực vật va nguồn nước. Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch là khí hậu, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan tới trạng thái tâm lý - thể lực của con người – đó chính là khí hậu sinh học. 6 Địa hình : Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài ( nội sinh, ngoại sinh ), trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho du lịch. Khí hậu : Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu đáng chú ý là 2 chỉ tiêu chính: nhiệt độ không khí và độ ẩm. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hoá của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt ( Nhật thực, Nguyệt thực, …). Tài nguyên nước : Tài nguyên nước bao gồm chảy trên bề mặt đất và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước trên mặt đất có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm : Đại dương, biển, hồ, sông, suối, thác nước,… Tài nguyên động thực vật : Bên cạnh các loại hình du lịch văn hoá, du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Như vậy thế giới động thực vật hoang dã đang ngày càng hấp dẫn nhiều du khách. Những loại động thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn rất mạnh. Nhiều loại động thực vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loại động thực vật quý hiếm là đối tương để nghiên cứu. *Tài nguyên du lịch nhân văn : Do con người tạo ra hay nói cách khác nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Nó bao gồm : các di sản văn hoá, các di tích văn hoá - lịch sử. 7 Di tích văn hoá - lịch sử : Là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử : Là những nơi mà chiến tranh đã đi qua, nơi sinh ra những vị anh hung dân tộc, những vị danh nhân, nơi mà là thánh địa cũ,… Di sản văn hoá : Di sản văn hoá mang tính vật thể : là những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật, viện bảo tàng, những nơi thường tổ chức các cuôc thi ( phim ảnh, ca nhạc, thể thao,…). Di sản văn hoá mang tính chất phi vật thể : là những phong tục tập quán của người dân như các lễ hội, các trò chơi dân gian, giá trị về ẩm thực, những truyền thống văn hoá,… 1.3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển du lịch : Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch, quyết định tính mùa vụ, sự thay đổi của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chung và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp các loại tìa nguyên phong phú thì súc thu hút khách du lịch càng mạnh. 8 II. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI HẠ LONG 2.1. Khái quát điểm du lịch Hạ Long : Thành phố Hạ Long, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí vô cùng thuận lợi trong việc thu hút thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế. Là một điểm nhấn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với những thuận lợi hiếm có về tài nguyên và điều kiện phát triển du lịch, được ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, các lợi thế và tiềm năng đang được khai thác và phát huy đúng hướng đã góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh, có nhiều cơ hội phát triển để trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long, du lịch đã được xây dựng là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế khác. 2.1.1 Vị trí địa lý : Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ …106 … Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam và phía Tây giáp đảo Cát Bà ( Hải Phòng). 9 Du lịch thành phố Hạ Long nằm gần kề thành phố cảng Hải Phòng, đô thị lớn thứ 2 ở Miền Bắc, nằm giữa thủ đô Hà Nội và cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có vị trí giao lưu vô cùng thuận lợi với các điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều kiện tiếp cận các nguồn khách lớn ở trong nước và ngoài nước qua đường bộ và đặc biệt qua đường biển. Hạ Long cũng là điểm tập kết và trung chuyển cho các khách đi du lịch trong tỉnh tới Trà Cổ - Móng Cái, tới Vân Đồn – Cô Tô, tới Yên Hưng – Uông Bí – Đông Triều, tới các điểm lưu trú trên Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, tới các vùng du lịch ở Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước. Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn Hoá Thông tin xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km 2 bao gồm 1969 hòn đảo, trong đó 889 hòn đảo đã được đặt tên, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250- 280 triệu năm. Khu di sản thế giới được UNESCO công nhận là nơi tập trung nhiều đảo đá, hang động, bãi tắm nổi tiếng và tiêu biểu, được giới hạn bởi 3 điểm: đảo Đầu Gỗ ( phía Tây ), Hồ Ba Bầm ( phía Nam ) và đảo Cống Tây ( phía Đông ) với diện tích 434km 2 gồm 775 hòn đảo, trong đó có 411 đảo đã được đặt tên. 10 [...]... lợi cho khách du lịch đến thành phố cả bằng đường bộ và đường biển Thành phố đã mở rộng không gian du lịch đưa khách đến tất cả các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long và các khu vực khác thuộc địa bàn thành phố 30 Các loại hình du lịch cũng được phát triển phù hợp với các không gian du lịch, như du lịch tham quan để đến với các hòn đảo và các hang động của Vịnh Hạ Long Du lịch sinh thái để tìm hiểu các hệ... Thành phố có nhiều khu du lịch và khách sạn, nhà hàng hiện đại được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hoàng Gia, các khách sạn như Sài Gòn- Hạ Long, Hạ Long Dream, Bưu điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long plaza, Vân Hải, Bạch Đằng, … cùng với 359 cơ sở lưu trú du lịch, 6325 phòng nghỉ, 10.910 giường, 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 350 tàu du lịch có khả năng đón... làng du lịch sinh thái; … 29 - Công viên quốc tế Hoàng Gia : * Địa chỉ : Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Tp Hạ Long * Điện thoại : 033.846658 2.3.2 Các hoạt động du lịch được phát triển đa dạng, phong phú : Đó là các dịch vụ du lịch lưu trú trên vịnh biển bằng tàu biển, các hoạt động thu hút đông đảo khách du lịch như biểu diễn cá heo, hải cẩu, xiếc thú, công viên nhạc nước, múa rối nước, … Lượng khách du lịch. .. của Vịnh Hạ Long đã được Uỷ ban di sản thế giới thông qua với số phiếu thuận tuyệt đối 2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Hạ Long : 2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật : Cơ sở hạ tầng và cơ sở du lịch được đầu tư hiện đại Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của thành phố đã được chính phủ và tỉnh Quảng Ninh đầu tư nâng cấp về cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Hạ Long từ nhiều... 2010 Đây sẽ là nguồn lực dồi dào để phát triển các loại hình du lịch, đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính trị và thành phố Hạ Long sẽ là thành phố du lịch trong tương lai 2.1.4 Những giá trị nổi bật của Vịnh Hạ Long: 2.1.4.1 Giá trị thẩm mỹ: Vịnh Hạ Long là một tác phẩm điêu khắc hung vĩ và kỳ lạ của thiên nhiên Từ xưa đến nay, Hạ Long đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sỹ... tăng cường khách du lịch văn hoá có mức chi trả cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niuzilân, …, các nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ *Phát triển sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch : Phát triển các sản phẩm du lịch có quy mô và chất lượng phù hợp với vị thế của thành phố, 1 trung tâm du lịch biển cấp quốc tế, nhằm thu hút khách du lịch đến quanh năm với nhiều loại hình tham quan, du lịch sinh thái,... như hướng Đông Nam ra Vịnh Hạ Long, bổ sung các điểm du lịch Đầu Bê, Hang Trai, Cống Đỏ, … hướng Đông Bắc kết nối với khu du lịch Bái Tử Long và Vân Đồn, hướng Tây Nam bổ sung khu vực Hồ Yên Lập, … Các công ty lữ hành của thành phố cũng liên tục tổ chức các chuyến đi ngắn ngày, dài ngày cho khách du lịch ở thành phố Hạ Long và các huyện thị lân cận tới hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng ở các nước trong... các lợi thế về địa lý, tài nguyên tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sãn có, giữ vững và đảy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh *Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về du lịch, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của Tỉnh, củng cố... toàn cho du khách và điểm du lịch KẾT LUẬN Du lịch nói chung đã trở thành một ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới Theo Uỷ ban lữ hành và Du lịch thế giới (World Travel and Tourism Committee - WTTC), du lịch hiện nay là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới Du lịch còn lớn hơn cả các ngành công nghiệp tự động, thép, điện tử, hay công nghiệp Trong những năm đầu của thế kỷ 21, Du lịch Quảng... III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỊNH HẠ LONG : *Bảo tồn tài nguyên du lịch : Thành phố có các biện pháp chỉ đạo để giữ gìn các giá trị vật chất và tinh thần của di sản Hạ Long Để du khách có cảm giác thiên nhiên gần gũi với con người, bảo tồn các không gian lãnh thổ đặc trưng gồm không gian ở khu vực có các hang động, các đảo đá đẹp, các hệ sinh thái, các di tích văn hoá lịch sử Hạn chế thị trường khách bình . NGHIỆP Đề tài Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hạ Long 1 MỤC LỤC * LỜI NÓI ĐẦU: 1 I. Cơ sở lý luận 3 1.1. Khái niệm về Du lịch: 3 1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên 4 1.3. Vai trò của tài nguyên. khối lượng nguồn tài nguyên du lịch, quyết định tính mùa vụ, sự thay đổi của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên. Tài nguyên du lịch là một trong. hiệu quả di sản, em quyết định lựa chọn đề tài : Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hạ Long& quot;. Mặc dù đã tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết của em không tránh