Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Đề tài: Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hạ Long pdf (Trang 30 - 37)

* Điện thoại : 033.846658.

2.3.2. Các hoạt động du lịch được phát triển đa dạng, phong phú :

Đó là các dịch vụ du lịch lưu trú trên vịnh biển bằng tàu biển, các hoạt động thu hút đông đảo khách du lịch như biểu diễn cá heo, hải cẩu, xiếc thú, công viên nhạc nước, múa rối nước, … Lượng khách du lịch tăng dần, bình quân mỗi năm tăng 24.5%. Năm 2005, số khách du lịch đến thành phố ước tính 2.5 triệu lượt khách bằng 2.5 lần so với năm 2000, trong đó có trên 800 ngàn khách quốc tế, doanh thu ước đạt 750tỷ đồng. Các chợ và khu thương mại được xây dựng và nâng cấp mới, phục vụ 1 phần nhu cầu mua sắm thiết bị thiết yếu của khách du lịch.

2.3.3. Không gian, sản phẩm và các loại hình du lịch được mở rộng :

Cùng với việc nâng cấp đường bộ, các bến xe, bến tàu, tạo thuận lợi cho khách du lịch đến thành phố cả bằng đường bộ và đường biển. Thành phố đã mở rộng không gian du lịch đưa khách đến tất cả các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long và các khu vực khác thuộc địa bàn thành phố

Các loại hình du lịch cũng được phát triển phù hợp với các không gian du lịch, như du lịch tham quan để đến với các hòn đảo và các hang động của Vịnh Hạ Long. Du lịch sinh thái để tìm hiểu các hệ sinh thái biển và ven biển, du lịch văn hoá để đến với núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, Chùa Lôi Âm, … Du lịch đô thị để đến với các phố của thành phố Hạ Long, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, các bảo tàng, nhà văn hoá, … Du lịch nghỉ ngơi, giải trí như đua dù, lướt ván, … để đến với các công viên du lịch Hoàng Gia, Tuần Châu, đảo Ti Tốp, … Thành phố cũng được mở rộng không gian về các hướng như hướng Đông Nam ra Vịnh Hạ Long, bổ sung các điểm du lịch Đầu Bê, Hang Trai, Cống Đỏ, … hướng Đông Bắc kết nối với khu du lịch Bái Tử Long và Vân Đồn, hướng Tây Nam bổ sung khu vực Hồ Yên Lập, … Các công ty lữ hành của thành phố cũng liên tục tổ chức các chuyến đi ngắn ngày, dài ngày cho khách du lịch ở thành phố Hạ Long và các huyện thị lân cận tới hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng ở các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Những thành tựu đó đã làm cho ngành du lịch, phục vụ được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, biến du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững.

2.3.4. Công tác giữ gìn bảo tồn khu di sản :

Di sản Vịnh Hạ Long đang phải đương đàu với một loạt những khó khăn, thách thức. Đó là sức ép đô thị hoá, quá trình gia tăng dân số, sự phát triển giao thông du lịch, cảng biển, công nghiệp khai thác than, khai thác chế biến thuỷ sản…

Ban quản lý khu di sản đã có những quy chế, quy định về việc bảo tồn khu di sản :

- Nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến cảnh quan môi trường Vịnh Hạ Long như : chặt phá cây cối, săn bắt động vật trên các đảo,…

- Cấm các hành động phá đảo núi, nhũ đá, lấy san hô, cây cảnh, …

- Không được thải các chất thải, nước thải bừa bãi làm ảnh hưởng để cảnh quan tự nhiên và môi trường.

- Các phương tiện giao thông trên biển khi qua lại khu bảo vệ tuyệt đối phải có các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm.

- Các dự án phát triển kinh tế, văn hoá xã hội phải được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. - Vịnh Hạ Long là một môi trường độc đáo, đặc biệt nhưng rất dễ tổn thương, chính hành vi con người tạo nên sự thay đổi. Chính vì vậy, hãy tôn trọng di sản thế giới bằng các hành động thiết thực khi bạn tới tham quan Vịnh Hạ Long.

- Khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người dân địa phương và khách du lịch.

- Khuyến khích, tổ chức các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước trong việc học tập kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu, bảo tồn,…

- Nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ Quảng Ninh để họ hiểu biết, tự hào về quê hương, đất nước và di sản.

- Khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, cảnh quan Vịnh Hạ Long.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỊNH HẠ LONG :

*Bảo tồn tài nguyên du lịch : Thành phố có các biện pháp chỉ đạo để giữ gìn các giá trị vật chất và tinh thần của di sản Hạ Long. Để du khách có cảm giác thiên nhiên gần gũi với con người, bảo tồn các không gian lãnh thổ đặc trưng gồm không gian ở khu vực có các hang động, các đảo đá đẹp, các hệ sinh thái, các di tích văn hoá lịch sử. Hạn chế thị trường khách bình dân vì mức chi trả kém và ý thức môi trường thấp, tăng cường khách du lịch văn hoá có mức chi trả cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niuzilân, …, các nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ.

*Phát triển sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch : Phát triển các sản phẩm du lịch có quy mô và chất lượng phù hợp với vị thế của thành phố, 1 trung tâm du lịch biển cấp quốc tế, nhằm thu hút khách du lịch đến quanh năm với nhiều loại hình tham quan, du lịch sinh thái, văn hoá, … tạo cơ sở trung chuyển đến các vùng du lịch phụ cận và tạo thuận lợi cho khách trong tỉnh và trong nước đi su lịch ở nước ngoài.

*Phát triển các tuyến tham quan và phương tiện vận chuyển phù hợp. Ngoài các tuyến truyền thông, cần mở rộng them các tuyến xa bờ, các điểm lưu trú trên vịnh biển, các tuyến trên không, các tuyến dưới đáy Vịnh Hạ Long. Các phương tiện vận chuyển cần đảm bảo không gây tiếng ồn, khói bụi, hài hoà với cảnh quan và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống.

*Phát triển các loại hình khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ ăn uống, mua sắm. Cung với việc thực hiện các dự án khách

sạn nhà nghỉ, các khu thương mại với quy mô lớn ở Hùng Thắng, Tuần Châu, Yên Cư, Đại Đán, với yêu cầu kiến trúc phải phù hợp với cảnh quan, không che khuất biển, hoà hợp với các hệ sinh thái, cần đa dạng hoá khách sạn, nhà nghỉ bằng việc bổ sung các loại hình nhà nghỉ có dạng đặc biệt như nhà nổi, nhà di động trên biển, nhà nghỉ trên vách núim trên cây, … Để keo dài thời gian lưu trú của khách cần nâng cao chất lượng của các khu vui chơi giải trí với các hình thức hoạt động chất lượng cao như lặn biển, lượn dù, đua thuyền, lướt ván, … Các cơ sở dịch vụ ăn uông phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về quy mô, chất lượng an toàn thực phẩm, trang thiết bị và phong cách phục vụ. Xây dựng mới các siêu thị, xây mới và nâng cấp các trung tâm thương mại lớn đẻ đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách.

*Tăng cường quảng bá trong nước va trong khu vực.

*Phát huy triệt để các lợi thế về địa lý, tài nguyên tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sãn có, giữ vững và đảy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

*Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về du lịch, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của Tỉnh, củng cố và bổ sung một số bộ phận chuyên môn và kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành du lịch.

*Tiến hành công tác đào tạo mới , đào tạo lại nguồn nhân lực cho du lịch với chất lượng cao. Nâng cao trình độ quản lý Nhà nước ở các cấp nhằm đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch có hiệu quả.

*Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nếp sống văn minh, văn hoá, nâng cao dân trí, toạ cho du khách có ấn tượng tốt đẹp về con người, văn hoá và cảnh quan Quảng Ninh.

*Quan tâm đến vấn đề môi trường du lịch, bên cạnh việc khai thác tốt cần quan tâm đến khía cạnh bảo vệ làm tăng giá trị của tài nguyên du lịch. Ban hành các quy định hướng dẫn về vấn đề bảo vệ môi trường đối

với du khách đến tham quan và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa bàn,…

*Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sác dân tộc. Phối kết hợp với nhân dân và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách và điểm du lịch.

KẾT LUẬN

Du lịch nói chung đã trở thành một ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Theo Uỷ ban lữ hành và Du lịch thế giới (World Travel and Tourism Committee - WTTC), du lịch hiện nay là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Du lịch còn lớn hơn cả các ngành công nghiệp tự động, thép, điện tử, hay công nghiệp.

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, Du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung đang đứng trên những cơ hội phát triển to lớn. Với mục tiêu phát triển Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước nước ta trở thành một trung tâm Du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu năm 2010 Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực.

Để đạt được điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của ngành Du lịch nói chung, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ tác động lẫn nhau cùng phát triển và sự nỗ lực của bản thân chúng ta. Du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu đó trong một thời gian không xa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồng chủ biên : GS-TS Nguyễn Văn Đính ; TS TRần Thị Minh Hoà, NXB Lao Động- Xã Hội , 2004.

2. Trần Đức Thanh - Nhập môn khoa học du lịch , NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội .

3. Văn Kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

4. Tạp chí du lịch Việt Nam .

6. Khai thác internet , sử dụng các website : - www.halongcity.gov.vn/vpages/tourism.asp. - www.vietnamtourism.com. - www.quangninh.com. - www.ecotourism.org/observer. - www.dantri.com. - ….

Một phần của tài liệu Đề tài: Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hạ Long pdf (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w