Báo cáo thực tập : Thực trạng và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành thư ký, tránh tình trạng nhiều mà không chất lượng part 3 pdf

10 271 0
Báo cáo thực tập : Thực trạng và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành thư ký, tránh tình trạng nhiều mà không chất lượng part 3 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

xuống còn 2,2%, Khu vực đồng euro 1,3% và Nhật Bản trên 1%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển vẫn trên 6%, trong đó Trung Quốc 8,9% và Ấn Độ 8,2%. Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 tình trạng “lạm phát” đã trở nên nghiêm trọng ở các nước đang trỗi dậy kể cả Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước khác. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tháng 10/2010 tăng 4,4%, tháng 11/2010 tiếp tục leo lên 5,1%, mức kỉ lục từ trước tới nay. Chỉ số CPI năm 2010 của Braxin dự kiến tăng tới 5,5%, CPI của Ấn Độ tháng 10/2010 tăng 7,5%, trong đó giá lương thực thực phẩm liên tục tăng và vượt ngưỡng 10%, mức kỉ lục trong nhiều năm qua làm dân chúng hoang mang. Tại Nga, vật giá trượt đi hàng ngày tới mức chóng mặt: tháng 10/2010 tới 9,8%. CPI tháng 10/2010 của Hàn Quốc cũng tăng tới 4,1%, mức cao nhất trong 20 tháng qua. CPI của một số nước khác cũng tăng vọt trong năm 2010: Iran tăng tới 9,9%, còn Argentina có thể lên tới 40%. Trong khi đó CPI của Mỹ và các nước phát triển tăng không đáng kể. CPI tháng 10/2010 của Mỹ, nước bơm tiền ra thị trường nhiều nhất, chỉ tăng có 1,2% và tháng 11 chỉ có 0,9%. Trước Lễ Noel nhiều mặt hàng ở Mỹ tiếp tục giảm giá, thậm chí giảm đáng kể. CPI của các nước Khu vực đồng EURO chỉ tăng có 0,7% và của Nhật Bản chưa đầy 1,5%. Bởi vậy, “trì trệ” và ”lạm phát” sẽ là hai đặc trưng nổi bật của kinh tế thế giới năm 2011 - trong đó “trì trệ” tiếp tục là căn bệnh của các nước phát, còn “lạm phát” là căn bệnh mới phát sinh của các nước đang phát triển. Hai căn bệnh này mang lại nhiều vấn đề nan giải đối với các nước và kinh tế thế giới. Đó là phân phối nguồn tài nguyên thế giới sẽ đạt hiệu quả thấp; sự phục hồi không đồng đều của các nền kinh tế; tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn tiếp tục ở mức 9,6%, còn châu Âu 10%); thị trường tiền tệ thế giới tiếp tục không ổn định, làm các nước khó thực hiện kiểm soát vĩ mô; sự phối hợp các biện pháp chính sách của các nước không chặt chẽ, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tăng lên… Tất cả những vấn đề này sẽ làm kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp và nảy sinh nhiều nguy cơ mới. Nói tóm lại, bức tranh kinh tế thế giới năm 2011 vừa có điểm sáng, vừa có điểm tối và nhìn chung vẫn không mấy sáng sủa hơn năm 2010. II.Tình hình kinh tế Việt Nam n ăm 2011. Kinh tế-xã hội quý I năm 2011 nước ta diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Giá các hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh timếp tục xảy ra trên cây trồng vật nuôi. Những yếu tố bất lợi trên tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư. Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã và đang lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương tập trung nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trọng tâm là kiềm chế lạm phát, từng bước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, góp phần cải thiện đời sống dân cư. Kết quả đạt được cụ thể của từng ngành và lĩnh vực quý I/2011 như sau: 1) TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2011 ước tính tăng 5,43% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,47%; khu vực dịch vụ tăng 6,28%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,24 đi ểm phần trăm; khu vực công nghiệp v à xây d ựng đóng góp 2,36 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 2,83 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2010 và 2011 % Tốc độ tăng so với quý I năm trước Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng quý I/2011 Quý I/2010 Quý I/2011 Tổng số 5,84 5,43 5,43 Nông, lâm nghiệp thuỷ sản 3,74 2,05 0,24 Công nghiệp và xây dựng 5,60 5,47 2,36 Dịch vụ 6,64 6,28 2,83 1.2 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2011 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 49,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm nông nghiệp đạt 37,0 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2%; lâm nghiệp đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,0%; thủy sản đạt 11,0 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3%. Nông nghiệp Tính đ ến 15/3/2011 cả n ư ớc đ ã gieo c ấy đ ư ợc 3073,1 ngh ìn ha lú a đông xuân, bằng 100,7% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1094,8 nghìn ha, bằng 99,7%; các địa phương phía Nam gieo cấy 1978,3 nghìn ha, bằng 101,3%. Tiến độ gieo cấy lúa đông xuân ở các địa phương phía Bắc năm nay chậm hơn so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do ảnh hưởng của tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài và thời tiết khô hạn tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Cũng đến trung tuần tháng Ba, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1016,3 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 112,8% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch 991,8 nghìn ha, chiếm 61,7% diện tích gieo cấy và bằng 110,7%. Một số địa phương có tỷ lệ diện tích thu hoạch cao là: Vĩnh Long 95,6%; Tiền Giang 88,2%; Kiên Giang 83,6%; Đồng Tháp 72,5%; An Giang 72,1%. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân toàn vùng ước tính đạt 65,6 tạ/ha; sản lượng đạt 10,3 triệu tấn, xấp xỉ vụ đông xuân trước. Cùng với việc gieo cấy lúa đông xuân, tính đến giữa tháng Ba, cả nước đã gieo trồng được 353,7 nghìn ha ngô, bằng 95,8% cùng kỳ năm trước; 83,5 nghìn ha khoai lang, bằng 106,9%; 102,7 nghìn ha đậu tương, bằng 92%; 165,5 nghìn ha lạc, bằng 111,8%; 405,9 nghìn ha rau đậu, bằng 110,7%. Hiện nay một số loại sâu bệnh đang phát sinh trên trà lúa đông xuân tại một số địa phương phía Nam như: Đạo ôn, sâu cuốn lá, vàng lùn và rầy nâu, làm 140 nghìn ha lúa bị nhiễm bệnh, trong đó Quảng Ngãi 863 ha; Long An hơn 12 nghìn ha; An Giang 86,5 nghìn ha; Lâm Đồng gần 7 nghìn ha.Chăn nuôi những tháng đầu năm gặp một số khó khăn. Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài cùng với dịch lở mồm long móng bùng phát trên diện rộng làm trên 68 nghìn con gia súc bị chết. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng nên người chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư m ở rộng phát triển quy mô đ àn. Theo b áo cáo sơ b ộ, ư ớc tính đ àn trâu, bò và đàn lợn ba tháng đầu năm giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, đàn gia cầm do không bị ảnh hưởng nhiều của thời tiết và dịch bệnh nên tăng khoảng hơn 7%. Tính đến ngày 24/3/2011, dịch tai xanh trên lợn đã được khống chế; các dịch bệnh chưa qua 21 ngày còn ở các tỉnh là: Dịch cúm gia cầm ở 7 tỉnh: Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Bình Định; dịch lở mồm long móng trên trâu, bò và lợn ở 30 tỉnh: Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An và Vĩnh Long. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp cần chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 365/CT-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nhằm hạn chế sự lây lan trên diện rộng. Lâm nghiệp Kế hoạch trồng rừng mới đầu năm gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết. Tổng diện tích rừng trồng tập trung quý I cả nước ước tính đạt 23 nghìn ha, bằng 85,8% cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được chăm sóc 135 nghìn ha, tăng 5,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 60,3 triệu cây, tăng 1,0%; sản lượng gỗ khai thác đạt 956,5 nghìn m 3 , tăng 6,4%; sản lượng củi khai thác 7030,5 nghìn ste, tăng 2,5%. Thời tiết khô hanh kéo dài, lại đang vào mùa đốt nương làm rẫy nên hiện tượng cháy rừng và tình trạng chặt phá rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá ba tháng đầu năm nay là 96,7 ha, bao gồm 49,9 ha bị cháy và 46,8 ha bị chặt phá. Theo c ảnh báo, tính đến ng ày 23/3/2011, c ả n ư ớc có năm tỉnh có khu vực nguy c ơ cháy rừng đang ở cấp V- cấp cực kỳ nguy hiểm là: An Giang, Bà Rịa, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Long An và một tỉnh có khu vực nguy cơ cháy rừng đang ở cấp IV- cấp nguy hiểm là Ninh Thuận. Các địa phương đang tập trung huy động mọi lực lượng triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng nhằm ngăn chặn và hạn chế thấp nhất thiệt hại nếu xảy ra cháy rừng. Thuỷ sản Tổng sản lượng thuỷ sản quý I/2011 ước tính đạt 1101,1 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 832,4 nghìn tấn, tăng 3,0%; tôm đạt 98,5 nghìn tấn, tăng 6,0%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ba tháng đầu năm ước tính đạt 486,3 nghìn tấn, tăng 5,1%, trong đó cá 362,1 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm 71,1 nghìn tấn, tăng 7,2%. Nuôi trồng thuỷ sản quí I năm nay tăng khá chủ yếu do giá nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu tăng đã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích thả nuôi. Sản lượng cá tra đạt 230 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng cá tra thu hoạch cao là: An Giang 90 nghìn tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2010; Đồng Tháp 62 nghìn tấn, tăng 5,7%; Bến Tre 23 nghìn tấn, tăng 15%. Nuôi tôm sú và tôm th ẻ chân trắng thâm canh tiếp tục được đầu tư mở rộng tại các địa phương ven biển. Do lịch thả nuôi được kiểm soát chặt chẽ, cùng với chất lượng con giống đảm bảo và dịch bệnh ít phát sinh nên tôm nuôi phát triển khá tốt. Nuôi tr ồng các loại thủy sản khác tương đối ổn định theo hướng đa canh, đa con kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm môi trường sinh thái. Song song với mô hình thả nuôi kết hợp, các địa phương còn phát triển nuôi lồng, bè trên biển với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: Cá mú, cá giò, tu hài S ản l ư ợng thuỷ sản khai thác quý I ư ớc tính đạt 614,8 ngh ìn t ấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khai thác biển đạt 570 nghìn tấn, tăng 1,8%. Giá xăng, dầu tăng gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản. Tuy nhiên, thời tiết ngư trường diễn biến tương đối thuận trong hai tháng qua đã khuyến khích ngư dân tích cực bám biển đánh bắt. 1.3 Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3/2011 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 3,6%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%. Tính chung quí I năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,5% (Trung ương quản lý tăng 5,8%; địa phương quản lý tăng 4,3%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,3%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến quý I tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất, phân phối điện, nước tăng 9,2%; ngành công nghiệp khai thác tăng 1,9%. Sản xuất của một số ngành công nghiệp quý I năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất đồ uống không cồn tăng 42,9%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 36,5%; sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng 31,1%; sản xuất sắt, thép tăng 23,5%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 20,5%; sản xuất sợi và dệt vải tăng 20,1%; sản xuất đường tăng 19,9%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 19%; sản xuất giày, dép tăng 18,2%; sản xuất bia tăng 18%. Một số ngành công nghiệp có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước là: Sản xuất mô tô, xe máy tăng 9,7%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản 9,4%; sản xuất, tập trung và phân phối đi ện tăng 9,1%; sản xuất xi măng tăng 9,1%. Một số ng ành có m ức tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất thuốc lá 6,9%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 5,9%; sản xuất bột giấy, giấy và bìa tăng 3,6%; khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 1,6%; khai thác, thu gom than cứng tăng 1%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 0,9%; chế biến và bảo quản rau quả giảm 7,4%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 13,7%. Trong sản xuất công nghiệp quí I năm nay, nhiều sản phẩm chủ yếu đạt sản lượng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó bình đun nước nóng tăng 81,9%; khí hoá lỏng tăng 38,8%; sữa bột tăng 19,5%; xe chở khách tăng 19,2%; đường kính tăng 18,2%; máy giặt tăng 17,7%; giầy thể thao tăng 17,5%; quần áo người lớn tăng 17,3%; vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 16,8%; thuỷ hải sản chế biến tăng 14,4%. Một số sản phẩm có sản lượng tăng khá là: Sơn hoá học tăng 12,3%; phân hoá học tăng 11,1%; xe máy tăng 9,8%; bia tăng 9,5%; xi măng tăng 9,4%; điện sản xuất tăng 9,3%; giấy bìa tăng 8,3%. Một số sản phẩm có sản lượng tăng thấp hoặc giảm là: Nước sạch tăng 7,6%; thuốc lá tăng 6,8%; thép tròn tăng 3,9%; lốp ô tô máy kéo tăng 3,8%; giày, dép, ủng bằng da giả tăng 3,8%; kính thủy tinh tăng 2,7%; dầu thô khai thác tăng 2,2%; dầu thực vật tinh luyện tăng 2,1%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 1,3%; vải dệt từ sợi bông tăng 0,2%; than đá khai thác tăng 0,1%; xà phòng giặt giảm 0,8%; gạch lát ceramic giảm 0,9%; gạch xây bằng đất nung giảm 1,6%; ti vi các loại giảm 7,7%; tủ lạnh, tủ đá giảm 16,9%; ô tô tải giảm 21,9%; điều hoà nhiệt độ giảm 55,3%. Chỉ số tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hai tháng đầu năm 2011 tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 59,5%; đồ uống không cồn tăng 52,1%; đồ gốm, sứ xây dựng không chịu lửa tăng 36,1%; sắt, thép tăng 30,2%; xe có động cơ tăng 30,1%; các sản phẩm bơ, sữa tăng 28,9%. Một số ngành s ản xuất có chỉ số ti êu th ụ sản phẩm tăng khá l à : Xay xát, s ản xuất bột thô tăng 16,3%; giày, dép tăng 14,4%; các sản phẩm khác từ plastic tăng 14,1%; phân bón và hợp chất nitơ tăng 12,9%; giấy nhăn và bao bì tăng 12,2%; sợi và dệt vải tăng 11,9%; thức ăn gia súc tăng 11,3%; chế biến, bảo quản thủy sản tăng 11%; xi măng tăng 11%. Một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ sản phẩm tăng chậm hoặc giảm là: Bột giấy, giấy và bìa tăng 9,2%; mô tô, xe máy tăng 9%; bia tăng 4,4%; thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 1,7%; chế biến và bảo quản rau quả giảm 11,3%. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/3/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp là: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 11,2%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 7,5%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 7,3%; sản xuất gạch ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa tăng 7,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 4,7%; sản xuất sắt, thép tăng 2,5%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 0,9%; sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 0,1%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất mô tô, xe máy tăng 359,9%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 246,5%; sản xuất bia tăng 85,1%; sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng 84,1%; chế biến bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 42,5%. Sản xuất công nghiệp quí I mặc dù gặp một số khó khăn nhưng nhìn chung vẫn duy trì mức tăng khá nên số lao động trong ngành tương đối ổn định. Theo kết quả điều tra lao động của 4221 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, số lao động tháng Ba của của các doanh nghiệp trên tăng 1% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 1% và khu vực FDI tăng 1,6%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,2%; ngành công nghiệp khai thác giảm 0,2%; ngành điện, nước biến động ít. Cũng theo kết quả điều tra trên, biến động lao động công nghiệp tháng Ba so với tháng trước của một số tỉnh, thành phố có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Dương tăng 2,9%; Bắc Ninh tăng 5,3%; Vĩnh Phúc tăng 0,7%; Đồng Nai tăng 1,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 1%; Đà Nẵng tăng 0,5%; Hà Nội giảm 0,2%; Bình Dương tăng 1,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1,9%; Hải Phòng tăng 1,1%. 1.4 Hoạt động dịch vụ a) Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2011 ước tính đạt 150,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước. Tính chung quý I năm nay, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 451,8 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,7%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I, kinh doanh thương nghiệp đạt 356,8 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2010; khách sạn, nhà hàng 50,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,7%; dịch vụ 39,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5%; du lịch 4,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,2%. b) Vận tải hành khách và hàng hoá Vận tải hành khách quý I ước tính đạt 651,8 triệu lượt khách, tăng 13,4% và 28,9 tỷ lượt khách.km, tăng 14,0% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hành khách đường bộ ước tính đạt 596,9 triệu lượt khách, tăng 14,1% và 20,9 tỷ lượt khách.km, tăng 14,0% so với cùng kỳ năm 2010; đường sông đạt 46,9 triệu lượt khách, tăng 5,3% và 999,9 triệu lượt khách.km, tăng 7,8%; đường sắt đạt 2,6 triệu lượt khách, giảm 0,9% và 912,0 triệu lượt khách.km, giảm 3,1%; đường không đạt 3,8 triệu lượt khách, tăng 16,9% và 6,0 tỷ lượt khách.km, tăng 17,7%. . doanh và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư. Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã và đang lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương tập trung nỗ lực thực. euro 1 ,3% và Nhật Bản trên 1%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển vẫn trên 6%, trong đó Trung Quốc 8,9% và Ấn Độ 8,2%. Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 tình trạng “lạm phát . nước đang phát triển. Hai căn bệnh này mang lại nhiều vấn đề nan giải đối với các nước và kinh tế thế giới. Đó là phân phối nguồn tài nguyên thế giới sẽ đạt hiệu quả thấp; sự phục hồi không đồng

Ngày đăng: 28/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan