1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh” pptx

69 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các hoạt động này chỉ được thực hiện cóhiệu quả khi nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tài chính củadoanh nghiệp để từ đó có thể xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh với

Trang 1

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5

LỜI CẢM ƠN 7

Em xin chân thành cảm ơn./ 7

CHƯƠNG I 8

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 8

Sản xuất- chuyển hóa 11

Hàng hóa và dịch vụ (bán ra) 11

2.1 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 12

2.2 Những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 14

2.3 Phương pháp và nội dung phân tích tài chính 17

a) Phương pháp so sánh 17

b) Phương pháp tỷ lệ 18

Error! Bookmark not defined 19

19

Lợi nhuận sau thuế 20

ROE = 20

Vốn CSH bình quân 20

Tài sản lưu động 21

Khả năng thanh toán nhanh = 22

360 24

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = 24

Thu nhập sau thuế 24

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = 24

Thu nhập sau thuế 25

ROE = 25

Vốn chủ sở hữu 25

Thu nhập trước thuế & L 25

ROA = 25

Tài sản 25

Thu nhập sau thuế 25

ROA = 25

Tài sản 25

Thu nhập sau thuế 26

Thu nhập sau thuế 26

Trang 3

Lãi cổ phiếu 26

ROE = PM x AU x EM 27

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn bán hàng 28

Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp – Chi phí bán hàng, quản lý 28

Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi – khấu hao 28

Thu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi – Lãi vay 28

Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp 28

2.4 Nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính doanh nghiệp 29

CHƯƠNG II 32

I Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 32

Tên giao dịch: ALLIANCE ADVERTISING COMPANY LIMITED 32

Địa chỉ trụ sở chính: 49 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội 32

1.1 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp: 40

1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh: 41

Nguồn:phòng TC –KT công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 41

Nguồn: Phòng TC – KT công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 42

1.1 Những ưu điểm 46

1.2 Những tồn tại trong việc phân tích tài chính 47

CHƯƠNG III: 53

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA 53

CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO LIÊN MINH 53

1.1 Các mục tiêu chính 53

1.2 Những vấn đề then chốt 53

1.3 Các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu trên 53

1.1 Lập và tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 54

1.2 Nâng cao trình độ cán bộ phân tích 55

1.3 Hoàn thiện phương pháp phân tích 56

1.4 Sử dụng đầy đủ thông tin và phương pháp phân tích 57

ROE = LNST / VCSH = LNST / DT x DT / TS x TS / VCSH 60

LNST 60

TS 60

1.1 Hoàn thiện chế độ kế toán 61

1.2 Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán 62

1.3 Tiến tới hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành 63

KẾT LUẬN 65

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 MỤC LỤC 67 CHƯƠNGI: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI 67

I Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH quảng cáo Liên

68 1.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh trong một số năm qua 32 68

II Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty TNHH quảng cáo Liên

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trườngphụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lýcủa các nhà doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính

Trình độ quản lý tài chính của các nhà quản lý thể hiện qua sự hiểu biết vềtài chính của mình, tức là không chỉ nắm vững tình hình tài chính của công ty

mà còn có khả năng xử lý các thông tin tài chính của thị trường Nắm vữngtình hình tài chính của công ty là nắm vững được sự sống còn của công ty,chính vì vậy phân tích tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong công tácquản lý của các nhà doanh nghiệp Tuy nhiên dường như phân tích tài chínhvẫn chưa được chú trọng nhiều ở các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhiều ngườivẫn còn mang suy nghĩ đánh đồng giữa công tác kế toán với công tác phântích tài chính của công ty

Công ty TNHH quảng cáo Liên Minh cũng không là một ngoại lệ, chính vì

điều này nên em chọn đề tài cho chuyên đề này là: “Hoàn thiện phân tích tài

chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh” nhằm mục

đích nắm bắt tình hình tài chính của công ty từ đó đưa ra được những vấn đềcần quan tâm về phía công ty TNHH quảng cáo Liên Minh, cũng như việcnêu lên tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính đối với công tyTNHH quảng cáo Liên Minh, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta

đã ra nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO

Công ty TNHH quảng cáo Liên Minh là công ty có ngành nghề kinh doanh

đa dạng Vì vậy bản thân điều này đã cho thấy sự phức tạp của việc phân tíchtài chính của công ty, chính vì vậy cần phải phân tích một cách cẩn trọng hơn.Dựa trên những dữ liệu thu được từ công ty cũng như công tác phân tích,kết cấu chuyên đề bao gồm:

 Chương I: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 6

 Chương II: Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp ở công tyTNHH quảng cáo Liên Minh.

 Chương III: Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính của công tyTNHH quảng cáo Liên Minh

Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề này sẽ khôngtránh khỏi những thiếu sót nhất định cần được bổ sung Em rất mong nhậnđược sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo công ty Liên Minh

Trang 7

đề này được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn./

Trang 8

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

I Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Trong cơ chế thị trường, cơ chế hoạt động của mỗi doanh nghiệp luôn tồntại nhiều hoạt động khác nhau diễn ra đồng thời, một doanh nghiệp hoạt độngtốt là một doanh nghiệp có thể phối hợp nhịp nhàng các hoạt động đó vớinhau Các hoạt động hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau giúp cho cả bộ máydoanh nghiệp được vận hành một cách tốt nhất Các hoạt động đó bao gồm:hoạt động đầu tư, hoạt động quản trị nguồn nhân lực, hoạt động marketing,hoạt động tài chính doanh nghiệp Các hoạt động này chỉ được thực hiện cóhiệu quả khi nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tài chính củadoanh nghiệp để từ đó có thể xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh với sốliệu quá khứ, thông qua đó đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, nhữngrủi ro tương lai và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó có biện phápcan thiệp kịp thời để điều chỉnh các hoạt động trong doanh nghiệp Nhưng đểnắm bắt được thực trạng tài chính doanh nghiệp, không có cách nào khác làphải nghiên cứu sâu sắc các báo cáo tài chính, phải tiến hành công tác phântích tài chính thật tỉ mỉ, thật khoa học

Những đặc điểm về môi trường hoạt động.

Để đạt mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyếtđịnh về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi Mọi quyếtđịnh đều phải gắn kết với môi trường xung quanh Bao quanh doanh nghiệp làmột môi trường kinh tế - xã hội phức tạp và luôn biến động Có thể kể đếnmột số yếu tố khách quan tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ Sự phát triển của côngnghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ

Trang 9

thuật mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanhnghiệp.

Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của Nhà Nước Sự thắt chặt hay nớilỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và các văn bảnquy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính

Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng xảy

ra rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính để có cách ứng phó kịp thời và đúng đắn.Doanh nghiệp, với sức ép của thị trường cạnh tranh, phải chuyển dần từ từchiến lược trọng cung cổ điển sang chiến lược trọng cầu hiện đại Những đòihỏi về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hóa, về chất lượng dịch vụ ngày càngcao hơn, tinh tế hơn của khách hàng buộc các doanh nghiệp phải thườngxuyên thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệuquả và chất lượng cao

Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được các đòi hỏi của các đối tác vềmức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tácđộng đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiệnkinh tế khác nhau

Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp làm chủ và dự đoán trướcđược sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó Trong môitrường đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và

đa dạng

Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanhnghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệpvới các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính chủ yếu bao gồm:

a ) Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà Nước.

Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuếđối với Nhà Nước, khi Nhà Nước góp vốn vào doanh nghiệp

b ) Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính.

Trang 10

Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm cácnguồn tài trợ Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn đápứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứngnhu cầu vốn dài hạn Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trảlãi cổ phần cho các nhà tài trợ Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngânhàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.

c ) Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác.

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệpkhác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động Đây là nhữngthị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhàxưởng, tìm kiếm lao động vv…Điều quan trọng là thông qua thị trường,doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiếtcung ứng Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kếhoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường

d ) Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.

Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất - kinh doanh, giữa cổ đông vàngười quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sởhữu vốn Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sáchcủa doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sáchđầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí vv…

 Cơ sở tài chính doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, cầnphải có một lượng tài sản phản ánh bên tài sản của bảng cân đối kế toán Nếunhư toàn bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữ đượcđánh giá tại một thời điểmnhất định thì sự vận động của chúng - kết quả của quá trình trao đổi - chỉ cóthể được xác định cho một thời kỳ nhất định và được phản ánh trên báo cáokết quả kinh doanh Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệtđáng kể về quy trình công nghệ và tính chất hoạt động Sự khác biệt này phầnlớn do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định Cho dù

Trang 11

có sự khác biệt này, người ta vẫn có thể khái quát những nét chung nhất củacác doanh nghiệp bằng hàng hóa dịch vụ đầu vào và hàng hóa dịch vụ đầu ra.Một hàng hóa dịch vụ đầu vào hay một yếu tố sản xuất là một hàng hóahay dịch vụ mà các doanh nghiệp mua sắm để sử dụng trong quá trình sảnxuất - kinh doanh của họ Các hàng hóa dịch vụ đầu vào được kết hợp vớinhau để tạo ra các hàng hóa dịch vụ đầu ra - đó là hàng loạt các hàng hóa,dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuấtkinh doanh khác Như vậy, trong một thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đãchuyển hóa các đầu vào thành các hàng hóa dịch vụ đầu ra để trao đổi (bán).Mối quan hệ giữa tài sản hiện có và hàng hóa dịch vụ đầu vào, hàng hóa dịch

vụ đầu ra (tức là quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinhdoanh) có thể mô tả sơ đồ như sau:

Hàng hóa và dịch vụ (mua vào)

Sản xuất- chuyển hóa

Hàng hóa và dịch vụ (bán ra)Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt– đó là tiền Chính dự trữ tiền cho phép doanh nghiệp mua các hàng hóa, dịch

vụ cần thiết để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho mục đích traođổi Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền vàkhái niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự dịch chuyểnhàng hóa, dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế.Như vậy, tương ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hóa, dịch vụ đầu vào)

là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng tiền vật chất đi ra (hàng hóa,dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào

Trang 12

Sản xuất, chuyển hóa là quá trình công nghệ Một mặt nó được đặc trưngbởi thời gian chuyển hóa hàng hóa và dịch vụ, mặt khác, nó đặc trưng bởi cácyếu tố cần thiết cho sự vận hành – đó là tư liệu lao động và sức lao động Quátrình công nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động traođổi của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấphàng hóa dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóadịch vụ đầu ra và tùy thuộc vào tính chất sản xuất – kinh doanh của doanhnghiệp Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ chính quátrình trao đổi đó Quá trình này quyết định sự vận hành của sản xuất và làmthay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp Phân tích các quan hệ tài chính củadoanh nghiệp dựa trên hai khái niệm căn bản là dòng và dự trữ Dòng chỉ xuấthiện trên cơ sở tích lũy ban đầu những hàng hóa, dịch vụ hoặc tiền trong mỗidoanh nghiệp và nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản tích lũy của doanhnghiệp Một khối lượng hàng hóa, tài sản hoặc tiền được đo tại một thời điểm

là một khoản dự trữ Trong khi một khoản dự trữ chỉ có ý nghĩa tại một thờiđiểm nhất định thì các dòng chỉ được đo trong một thời kỳ nhất định Quan hệgiữa dòng và dự trữ là cơ sở nền tảng của tài chính doanh nghiệp

II Phân tích tài chính doanh nghiệp.

2.1 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các khái niệm,phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và cácthông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanhnghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp đó Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụngrộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như cácdoanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tậpthể và cơ quan quản lý, tổ chức công cộng Đặc biệt sự phát triển của các

Trang 13

doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội

để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết

Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm cácmục tiêu khác nhau

a ) Đối với nhà quản trị

Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở

để định hướng các quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính, dựbáo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý

b ) Đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu – lợi tức cổ phần vàgiá trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhậnbiết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đó là một trong những căn cứ giúp

họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?

c ) Đối với người cho vay

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ củakhách hàng Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề màngười cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay haykhông? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?

Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lươngtrong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư…

Dù họ công tác ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết vềhoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ

Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánhgiá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiệncủa nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt độngcũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phântích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt

Trang 14

động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai.Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính.

2.2 Những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồnthông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bênngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị Những thôngtin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luậntinh tế và thích đáng

Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tinchung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh,chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quanđến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành,tình trạng công nghệ, thị phần…) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối vớidoanh nghiệp (các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơquan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quảkinh doanh của doanh nghiệp…)

Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanhnghiệp, có thể sử dụng các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như làmột nguồn thông tin quan trọng bậc nhất Với những đặc trưng hệ thống,đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọngnhững thông tin đáng giá cho phân tích tài chính Mặt khác, các doanh nghiệpcũng có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủtrong các báo cáo kế toán Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở cácbáo cáo tài chính – được hình thành thông qua xử lý các báo cáo kế toán chủyếu đó là: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, ngân quỹ (báocáo lưu chuyển tiền tệ)

Trang 15

a ) Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chínhcủa một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáotài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu,quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp Thông thường bảngcân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kếtoán: một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanhnghiệp

Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sảnhiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanhnghiệp: đó là tài sản cố định, tài sản lưu động Bên nguồn vốn phản ánh sốvốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báocáo: đó là vốn của chủ (vốn tự có) và các khoản nợ

Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năngchuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống

Bên tài sản: tài sản lưu động (tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán, cáckhoản phải thu, dự trữ); tài sản cố định hữu hình và vô hình

Bên nguồn vốn: Nợ ngắn hạn (nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phảinộp, phải trả khác, nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụngkhác) Nợ dài hạn (nợ vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tíndụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu) Vốn chủ sở hữu (thường baogồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới)

Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sản, bênnguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập vềtài chính của doanh nghiệp

Bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉtiêu: số đầu kỳ, số cuối kỳ Ngoài các khoản mục trong bảng còn có mộtkhoản mục ngoài bảng cân đối kế toán như: một số tài sản thuê ngoai, vật tư,

Trang 16

hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hóa nhận bán hộ, ngoại tệ các loạivv…

Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loạihình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp Bảngcân đối kế toán là tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánhgiá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cânđối vốn của doanh nghiệp

b ) Báo cáo kết quả kinh doanh.

Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tíchtài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh Khác vớibảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển củatiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dựtính khả năng ghoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo kết quảkinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhậpquỹ khi bán hàng hóa dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thựcxuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thểxác định được kết quả sản xuất – kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm Như vậy,báo cáo két quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinhdoanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhấtđịnh Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụngcác tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất - kinhdoanh của doanh nghiệp

Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinhdoanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt độngtài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từnghoạt động đó

Các loại thuế: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất, không phải làdoanh thu không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không được báo cáotrên kết quả kinh doanh

Trang 17

c ) Ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cầntìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp Ngân quỹ thường được xácđịnh cho thời gian ngắn hạn (thường là từng tháng)

Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu ngân quỹ), bao gồm:dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền xuất quỹ đầu tưtài chính, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường

Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi ngân quỹ), bao gồm:dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền xuất quỹ thựchiện đầu tư tài chính, dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường.Trên cơ sở dòng tiền xuất quỹ và dòng tiền nhập quỹ, nhà phân tích thựchiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹcuối kỳ Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanhnghiệp nhằm mục đích đảm bảo chi trả

2.3 Phương pháp và nội dung phân tích tài chính.

2.3.1 Phương pháp phân tích tài chính.

Người ta sử dụng rất nhiều các phương pháp phân tích tài chính khác nhau

nhưng trên thực tế hiện nay thì có 3 phương pháp được sử dụng phổ biếnnhất: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp Dupont

a) Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chínhdoanh nghiệp Phương pháp này dùng để xây dựng xu hướng phát triển vàmức độ biến động của các chỉ tiêu phát triển Nội dung so sánh gồm:

- So sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ hơn xu thế thay đổi về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp

- So sánh giữa số liệu thực hiện với số kế hoạch

- So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của doanh nghiệp khác hoặcvới số liệu trung bình của ngành

Trang 18

Đây là một phương pháp đơn giản, dễ tính toán, dễ thực hiện Sử dụngphương pháp này giúp cho các nhà phân tích đánh giá được vị thế của doanhnghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, xem xét việc thực hiện kế hoạch

đã đề ra thông qua đó nhà quản lý đưa ra được kế hoạch chiến lược hoạt độngcho thời gian tới Tuy nhiên kết quả thu được khi sử dụng phương pháp nàychưa phản ánh một cách tổng quát nhất thực trạng tài chính của doanh nghiệp

Do vậy khi tiến hành phân tích tài chính nhà phân tích thường sử dụng phốihợp nhiều phương pháp

b) Phương pháp tỷ lệ

Là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tàichính Về nguyên tắc khi sử dụng phương pháp này cần xác định các ngưỡng,các tỷ số tham chiếu: có thể là mức trung bình ngành hay kỳ trước Để đánhgiá tình hình tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanhnghiệp với các tỷ số tham chiếu Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chínhchủ yếu thường được phân thành 4 nhóm chính:

* Tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng đểđánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

* Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: Nhóm chỉ tiêu nàyphản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợvay của doanh nghiệp

* Tỷ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng choviệc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp

* Tỷ số về khả năng sinh lãi: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sảnxuất - kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp

Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiềuhơn đến nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồmnhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộcvào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích Việc phân tích các tỷ số sẽ có

ý nghĩa hơn nếu sử dụng số liệu trong các báo cáo tài chính để minh hoạ bản

Trang 19

chất, cách tính toán và ý nghĩa các con số Vì lẽ đó các số liệu được cung cấptrong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.

c ) Phương pháp Dupont

Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tàichính DUPONT Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết đượccác nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanhnghiệp Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánhsức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sauthuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan

hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đóvới tỷ số tổng hợp

Phương pháp phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ

Mục đích của phương pháp này là cung cấp cho nhà quản trị một thước đo

về khả năng sinh lời của doanh nghiệp và giúp cho nhà quản trị có thể tìmhiểu và tiếp cận các nguyên nhân gây ra hiện tượng đó

Hai tỷ lệ phổ biến để phân tích là ROA và ROE

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

ROA = = x

Tổng TS bình quân Doanh thu thuần Tổng TS bình quân

ROA phụ thuộc vào 2 yếu tố: lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trênmột đồng doanh thu là bao nhiêu? một đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu

Trang 20

đồng doanh thu Sự phân tích cho phép xác định được nguồn gốc làm tănghay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần Tổng TS bình quân Vốn CSH bình quân

Phân tích ROE cho thấy khi hệ số nợ tăng thì tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sởhữu cũng cao hơn và như vậy tỷ lệ nợ cao sẽ khuyếch trương một hệ quả vềlợi nhuận là nếu tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản cao thì tỷ lệ sinh lời trên vốnchủ sở hữu sẽ càng cao, ngược lại khi doanh nghiệp thua lỗ thì thua lỗ càngnặng

2.3.2.Nội dung phân tích tài chính.

+ Tỷ số về khả năng sinh lãi: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sảnxuất – kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp

+ Tỷ số về khả năng hoạt động: Nhóm chỉ tiêu này đặc trưng cho khả năng

sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp

Tùy theo mục tiêu phân tích tài chính mà các nhà phân tích chú trọngnhiều hơn tới nhóm chỉ tiêu này hay nhóm chỉ tiêu khác Chẳng hạn, các chủ

nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người

Trang 21

vay Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả nănghoạt động và hiệu quả sản xuất – kinh doanh Họ cũng cần nghiên cứu tìnhhình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứngnhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợcuối cùng của doanh nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơcấu vốn vì sự thay đổi của tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ.Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ

số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích.Phân tiếp theo sẽ đề cập tới những tỷ số chủ yếu nhất, phố biến nhất đượcdùng trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp

Các tỷ số về khả năng thanh toán:

Tài sản lưu động

Khả năng thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn

dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho);còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thươngmại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoảnphải trả, phải nộp khác…Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạnnhất định tới một năm Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khảnăng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợcủa các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thànhtiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó

Để đánh giá khả năng thanh toán các chủ nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhàphân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng hay vốn lưu độngthường xuyên của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng

và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanhnghiệp Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động vàtổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định

Trang 22

với tài sản cố định ròng Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán , mở rộng quy

mô sản xuất kinh doanh và nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệpphụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng Do vậy , sự phát triển của không

ít doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự tăng trưởng ở vốn lưu động dòng

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòngnhanh với nợ ngắn hạn.Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thểnhanh chóng chuyển thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, cáckhoản phải thu Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiềnhơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán Do vậy, tỷ sốkhả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạnkhông phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ và được xác định bằng cách lấytài sản lưu động trừ phần dự trữ chia cho nợ ngắn hạn

Các tỷ số về khả năng cân đối vốn:

- Tỷ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữudoanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ýnghĩa quan trọng trong phân tích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốncủa chủ sở hữu của công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bao antoàn cho các món nợ Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệnhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất – kinh doanh chủ yếu docác chủ nợ gánh chụi Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, cácchủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp.Ngoài ra nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dànhcho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể

Trang 23

- Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ): tỷ số này được sử dụng để xácđịnh nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số nàycàng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp bị phá sản.Trong khi đó, Các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họmuốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp.Nhưng nếu tỷ số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năngthanh toán.

- Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: thể hiện ở tỷ sốgiữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảokhả năng trả lãi hàng năm như thế nào Việc không trả được các khoản nợ này

sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản

Các tỷ số về khả năng hoạt động:

Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sảnkhác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động Do đó, các nhà phân tíchkhông chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà cònchú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng sản phẩm củadoanh nghiệp Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ

số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp

Vòng quay tiền: Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trongnăm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân (chứngkhoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng ); nó cho biết số vòng quay của tiền trongnăm

Vòng quay dự trữ (tồn kho): Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giáhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xácđịnh bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu,vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân

360

Trang 24

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x

Doanh thu

Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năngthu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bìnhquân một ngày Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tíndụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước

- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng tàisản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm

Doanh thu

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Tài sản

Các tỷ số về khả năng sinh lãi:

Nếu như các nhóm chỉ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêngbiệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhấthiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp

Thu nhập sau thuế

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm =

Doanh thu

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho doanhthu Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu

Trang 25

- Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chhủ sở hữu (doanh lợi vốn chủ sởhữu): ROE

Thu nhập sau thuế

ROE =

Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ

sở hữu Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhàđầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bị vốn đầu tư vào doanh nghiệp.Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất tronghoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp

- Doanh lợi tài sản: ROA

Thu nhập trước thuế & L

và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản

Ngoài các tỷ số trên đây, các nhà phân tích cũng đặc biệt chú ý tới việctính toán và phân tích những tỷ số liên quan tới các chủ sở hữu và giá trị thịtrường Chẳng hạn:

Thu nhập sau thuế

-Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần =

Trang 27

AU : Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Như vậy, qua hai lần phân tích, ROE có thể được biến đổi như sau:

ROE = PM x AU x EM

Đến đây, có thể nhận biết được các yếu tố cơ bản tác động tới ROE củamột doanh nghiệp: đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí,quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính

Các thành phần trên lại được phân tích chi tiết hơn tùy thuộc vào mục tiêucần đạt của nhà phân tích Với trình tự hạch toán như trên, có thể xác định cácnguyên nhân làm tăng, giảm ROE của doanh nghiệp

b ) Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ)

Trong phân tích nguồn vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của cácnguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳtheo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán

Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kênguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ) Nó giúp nhà quản lý xác định rõ cácnguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó

Để lập được biểu này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trênbảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi được phân biệt ởhai cột: sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc:

- Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồnvốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn

- Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồnvốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn

Việc thiết lập bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn

và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để đầu tư

c ) Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian.

Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽnhững đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để

Trang 28

đưa về một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.Nếunhư trạng thái tĩnh được thể hiện qua bảng cân đối kế toán thì trạng thái động(sự dịch chuyển của các dòng tiền) được phản ánh qua bảng kê nguồn vốn và

sử dụng vốn, qua báo cáo kết quả kinh doanh Thông qua các báo cáo tàichính này, các nhà phân tích có thể đánh giá sự thay đổi về vốn lưu độngròng, về nhu cầu vốn lưu động, từ đó có thể đánh giá những thay đổi về ngânquỹ của doanh nghiệp Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối liên hệ rấtchặt chẽ: những thay đổi trên bảng cân đối kế toán lập đầu kỳ và cuối kỳ cùngvới khả năng tự tài trợ được tính từ báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiệnqua bảng tài trợ và liên quan mật thiết tới ngân quỹ của doanh nghiệp

Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định, người tacòn chú trọng tới các chỉ tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơntình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếu của doanhnghiệp Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều hệ số (tỷ lệ) rất có ýnghĩa về hoạt động, cơ cấu vốn, vv… của doanh nghiệp

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn bán hàng

Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp – Chi phí bán hàng, quản lýThu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi – khấu haoThu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi – Lãi vay

Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệpTrên cơ sở đó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mứctăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp Đồng thời, nhà phân tích cũng cần so sánh chúng vớicác chỉ tiêu cùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế củadoanh nghiệp

2.4 Nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính doanh nghiệp.

Trang 29

a ) Nhân tố chủ quan.

2.1.1 Sự đầy đủ và chất lượng thông tin sử dụng.

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tàichính bởi một khi thông tin sử dụng không đầy đủ, phiến diện, không chínhxác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích đem lại chỉ là hình thức Có thểnói, thông tin trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính Từnhững thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đếnnhững thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanhnghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệptrong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động tácđộng hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, tiền lại

có giá trị theo thời gian Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cầnthiết làm nên sự phù hợp của thông tin Thiếu đi sự chính xác, kịp thời, phùhợp, thông tin sẽ không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đếnphân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tạicủa hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Đây là cơ sở để tham chiếu trong quátrình phân tích Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp làcao hay thấp, tốt hay xấu khi đem nó so sánh với các tỷ lệ tương ứngcủadoanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất, kinh doanh tương tự

mà đại diện ở đâylà các chỉ tiêu trung bình ngành Thông qua đối chiếu với hệthống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế củadoanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệpcũng như hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình

2.1.2 Trình độ cán bộ phân tích.

Có được thông tin đầy đủ, phù hợp, chính xác nhưng tập hợp thông tin nhưthế nào và xử lý thông tin ra sao để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất

Trang 30

lượng cao lại là điều không đơn giản Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán

bộ thực hiện phân tích Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tíchphải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu, tuy nhiên đó chỉ là nhữngcon số và nếu chúng để riêng lẻ thì bản thân chúng không nói lên điều gì.Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập các mối liên hệ giữacác chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể củadoanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thếmạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân của những điểm yếu trên Hay nóicách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số biết nói Chính tầmquan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tíchphải có trình độ chuyên môn cao

2.1.3 Công nghệ và phần mềm sử dụng trong phân tích tài chính.

Công tác phân tích tài chính đòi hỏi số liệu tập hợp với số lượng lớn, nhiềunguồn, phải kiểm tra mức độ chính xác, tin cậy, nó cũng đòi hỏi khối lượngtính toán nhiều, có những phép tính phức tạp, dự báo chính xác, lưu trữ lượngthông tin lớn Vì thế, nếu chỉ đơn thuần làm bằng phương pháp thủ công thìtốc độ rất chậm và không đáp ứng được nhu cầu ra các quyết định nhanhchóng trong giai đoạn kinh tế hiện nay Chỉ có các công nghệ và phần mềmchuyên dụng sử dụng cho phân tích tài chính mới cho phép phân tích tài chínhchính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu về quản lý tài chính doanh nghiệp

2.1.4 Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp.

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của phân tích tàichính bởi vì nếu ban lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của công tác phântích tài chính thì mới đầu tư kinh phí, mua sắm các phần mềm phân tích tàichính, bố trí phân công cụ thể đội ngũ nhân viên phân tích, xây dựng các quytrình phân tích khoa học cho nhân viên thực hiện, chỉ đạo sự phối hợp giữacác phòng ban trong việc cung cấp thông tin, hồi âm kết quả, áp dụng các giảipháp mà việc phân tích tài chính đưa ra để làm tốt hơn quá trình phân tích sau

Trang 31

Tóm lại, trong công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp, cần phântích đầy dủ các nội dung cần thiết Chương tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thựctrạng phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo LiênMinh.

Trang 32

CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO LIÊN MINH

I Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh.

Quá trình hình thành.

Công ty TNHH quảng cáo Liên Minh được thành lập ngày 26/06/2000 do

sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp

Giấy phép kinh doanh số: 0102000764

Mã số thuế: 0101039691

Tài khoản số: 0011000268348 (VNĐ) 0011370268358 (USD)

Ngân hàng: Sở giao dịch - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Tên giao dịch: ALLIANCE ADVERTISING COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: ALICOM CO, LTD

Địa chỉ trụ sở chính: 49 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại; 048310358

Đăng ký lần đầu : 26/06/2000

Đăng ký thay đổi lần thứ hai: 14/10/2005

Công ty TNHH quảng cáo Liên Minh có vốn điều lệ là: 1.900.000.000đồng

Công ty TNHH quảng cáo Liên Minh có đầy đủ tư cách pháp nhân, cóquyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chụitrách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do công tyquản lý, được mở tài khoản tại ngân hàng, có tài sản, sử dụng con dấu theo sựquản lý của Nhà nước đồng thời được tổ chức quản lý theo điều lệ của côngty

Là đơn vị hạch toán độc lập nên công ty phải thực hiện chức năng kinhdoanh đạt hiệu quả và tuân thủ theo các nguyên tắccủa cơ chế thị trường.Ngành, nghề kinh doanh chủ yếu là:

- Dịch vụ quảng cáo thương mại;

Trang 33

- Buôn bán vật tư, thiết bị phục vụ ngành quảng cáo;

- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật;

- In và các dịch vụ khác liên quan đến in;

- In, sao băng hình, đĩa hình (được phép lưu hành)

- Tổ chức hội trợ, triển lãm thương mại;

- Đại lý bán xuất bản phẩm được phép lưu hành;

- Mua bán hàng tiêu dùng (chủ yếu là hàng dùng làm quà tặng, khuyếnmại)

- Nghiên cứu, phân tích thị trường và môi giới thương mại;

- Sản xuất và phát hành phim ảnh, các chương trình nghe nhìn (trừ cácchương trình Nhà Nước cấm)

- Hoạt động kinh doanh bổ trợ cho công nghiệp phim ảnh và video(biên tập, lồng tiếng, phụ đề, đồ họa)

- Đào tào dạy nghề; quay phim, dựng phim, kỹ thuật viên sản xuấtphim

- Mua bán cho thuê các thiết bị nghe nhìn;

- Tổ chức các sự kiện: khai trương, động thổ, hội nghị , hội thảo;

- Thi công, trang trí nội ngoại thất

Đến nay công ty đã có một mạng lưới khách hàng rộng lớn Với lĩnh vựckinh doanh chính là quảng cáo

Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban.

Bộ máy tổ chức, quản lý hoạt động của công ty TNHH quảng cáo LiênMinh bao gồm:

Trang 34

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Phòng hỗ trợkinh doanh

Chức năng của bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động của công ty TNHHquảng cáo Liên Minh:

Hội đồng thành viên: gồm 5 người, nghiên cứu phương hướng phát triểncủa công ty Xem xét phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho 6tháng, 1 năm và 5 năm hoạt động Xúc tiến hợp tác với các tổ chức, các đốitác trong và ngoài nước việc đầu tư, sản xuất kinh doanh Kiểm tra, đôn đốc,đốc thúc ban giám đốc thực hiện kế hoạch kinh doanh do công ty đề ra Banhành các quy chế, quy định về tổ chức hành chính, thưởng phạt liên quan tớingười lao động

Ban giám đốc: Trong đó ban giám đốc do hội đồng thành viên bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của hội đồng thành viên Giámđốc là đại diện pháp nhân của công ty và chụi trách nhiệm cá nhân trước hộiđồng thành viên và trước pháp luật về hoạt động điều hành của công ty Giámđốc là người điều hành cao nhất trong nội bộ công ty, có quyền triệu tập và

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w