1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu 4: Lý luận giá trị, phân phối của D.Ricardo pps

3 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Giá trị của hàng hóa là do lao động của người sản xuất quyết định.. _ Theo Ricardo, khi nói về sự quy định giá trị của hàng hóa chỉ cần nói giá trị là do lao động của người sản xuất hàng

Trang 1

Câu 4: Lý luận giá trị, phân phối của D.Ricardo

David Ricardo (1772-1823) sinh ra trong một gia đình làm nghề môi giới chứng khoán, nghiên cứu nhiều lĩnh vực như toán, vật lý và các môn khoa học khác

Năm 1817 xuất bản tác phẩm “Những nguyên lý cơ bản của chính trị kinh tế học và thuế khóa”

Ông sống trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã gần hoàn thành, máy móc được sử dụng rộng rãi

Ông là một nhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp

+ Các lý luận:

Lý luận giá trị:

_ Chiếm vị trí trọng tâm trong học thuyết kinh tế của Ricardo, kế thừa và phát triển tư tưởng của

A.Smith:

_ Phát triển quan điểm của A Smith về việc phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi Cho rằng giá trị

sử dụng không quyết định giá trị trao đổi Giá trị của hàng hóa là do lao động của người sản xuất quyết định

_ Theo Ricardo, khi nói về sự quy định giá trị của hàng hóa chỉ cần nói giá trị là do lao động của người sản xuất hàng hóa đó tạo ra là đủ Cho rằng định nghĩa “ giá trị do hao phí lao động quyết định” là đúng, định nghĩa còn lại của A Smith là sai

_ Về cơ cấu giá trị:

+Giá trị không chỉ được quyết định bởi lao động sống mà còn phải bao gồm lao động đã chi phí

để tạo ra công cụ lao động

+Phân tích sơ sài về sự phân chia lao động giản đơn và lao động phức tạp, chưa chỉ ra được sự qui đổi lao động phức tạp thành lao động giản đơn

+Có đề cập đến thời gian lao động xã hội cần thiết nhưng lại cho rằng lao động hao phí trong điều kiện xấu nhất là lao động xã hội cần thiết

_ Về giá cả:

+Phân biệt được giá cả thị trường và giá cả tự nhiên Giá cả tự nhiên phản ánh giá trị của hàng hóa còn giá cả thị trường chịu ảnh hưởng của cung cầu Không có một hàng hóa nào mà giá cả của nó không có sự biến động

+ Ông nhận xét rằng, về bản chất thì giá trị khác với của cải Giá trị phụ thuộc vào tình hình sản xuất khó khăn hay dễ dàng Các giá trị của hàng hóa sẽ giảm xuống khi năng suất lao động tăng lên _Hạn chế của lý luận giá trị:

Trang 2

+Thiếu sót về phương pháp luận Ông giải thích giá trị một cách siêu hình khi cho rằng giá trị là một phạm trù vĩnh viễn Do đó ông không phân tích được mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng cũng như không vạch ra được tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

+Sai lầm khi cho rằng đối với hàng hóa thông thường thì giá trị của nó do lao động quyết định, còn đối với hàng hóa khan hiếm thì lại do giá trị sử dụng của nó quyết định Không thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị

+Ricardo chưa phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn và sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa nên ông đã lúng túng khi phân tích về sự biểu hiện giá trị trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản Ông không hiểu được rằng dưới tác động của qui luật lợi nhuận bình quân thì qui luật giá trị biểu hiện thành qui luật giá cả sản xuất

+Ricardo đã mắc sai lầm khi cho rằng chu chuyển của tư bản ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa

và sự lên xuống của tiền lương cũng ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa

Lý luận phân phối:

_ Chiếm vị trí quan trọng trong học thuyết kinh tế của Ricardo

_Ông đã nêu ra qui luật vận động của các bộ phận thu nhập: địa tô, tiền công, lợi nhuận và mối quan hệ giữa chúng Hạn chế lớn của Ricardo là dựa vào quy luật tự nhiên để phân tích

+ Về tiền lương:

Coi lao động như các hàng hóa khác, có giá cả thị trường và giá cả tự nhiên Giá cả thị trường của lao động là tiền lương Giá cả tự nhiên của lao động bằng với giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho cuộc sống của người công nhân và gia đình anh ta

Ủng hộ “quy luật sắt về tiền lương” Chống lại sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động

Hạn chế:

_Coi lao động là hàng hóa nên chưa hiểu được bản chất của tiền lương tư bản chủ nghĩa _Khi nói về giá cả những tư liệu sinh hoạt tối thiểu ông chỉ đề cập đến nhu cầu tối thiểu về mặt sinh lý

_Không hiểu được tiền lương phụ thuộc vào số công nhân có việc làm và số công nhân bị thất nghiệp

+ Về lợi nhuận:

Ricardo cho rằng, người công nhân tạo ra giá trị lớn hơn tiền lương của mình Đó là lợi nhuận của nhà tư bản => ông đã thấy được sự bóc lột

Thấy được xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận

Hạn chế:

Trang 3

_Thấy được sự bóc lột nhưng không thừa nhận do không có khái niệm giá trị thặng dư _Không thấy được bản chất của xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận là do cấu tạo hữu

cơ của tư bản tăng cao

+ Về địa tô:

Ricardo đạt thành công lớn khi phân tích địa tô

Coi địa tô là phần chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm được sản xuất trên ruộng đất trung bình và tốt với giá trị nông sản phẩm sản xuất trên ruộng đất xấu (địa tô chênh lệch I) Nêu ra vai trò của độc quyền sở hữu ruộng đất trong việc chiếm hữu địa tô và sự tồn tại của địa tô phụ thuộc vào lợi nhuận

Lý luận của ông ủng hộ lợi ích của giai cấp tư sản và chống lại lợi ích của giai cấp chủ đất Hạn chế:

_Ông không thấy địa tô tuyệt đối Ông cũng không thấy địa tô chênh lệch II

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w