Thang kiểm tra ghi bản

Một phần của tài liệu Kiểm tra chất lượng sản phẩm in docx (Trang 46 - 49)

Thang kiểm tra bản in ghi nhận các thông tin về RIP tại phần bên trái của nó. Đó là các nhận dạng về thiết bị ghi, mức độ biên dịch của PostScrip, kích thước (khổ theo chiều dài và rộng), hướng ghi ảnh, độ phân giải trame, hình dạng trame và góc xoay (vùng A).

Vùng kế tiếp của thang để đo độ phân giải của hệ thống với các hình mẫu dựa trên đơn vị là điểm ảnh (pixel). Phần đầu là các hình mẫu âm bản và dương bản dưới dạng các đường tế vi xếp theo chiều ngang và chiều dọc (vùng B). Các đường tế vi phải thể hiện rõ ràng vì hệ thống ghi gởi thông tin đến bản trong giới hạn 1 pixel (không phải kích thước vật lý mà là sự tương tác với hình mẫu định dạng bitmap của dữ liệu). Kích thước vật lý của các phần tử đường theo đơn vị microns đã được tính toán và in ở phía dưới các đường. Các đường tế vi âm bản rất nhạy, dễ to ra nếu khi phơi quá dư thời gian. Thông thường, đường dương bản nhỏ nhất sẽ biến mất nếu nhóm dương bản bị phơi quá nhiều. Không phải tất cả các hệ thống ghi bản đều thiết lập mẫu đường âm bản và dương bản 1 pixel ở độ phân giải cao.

Nhóm thứ hai dùng các hình mẫu dựa trên đơn vị điểm ảnh gồm có các ảnh hình bàn cờ (vùng C). Đó là các hình mẫu có cấu trúc hình vuông đều nhau với khoảng cách bằng nhau giữa chúng. Một pixel trên hình mẫu bàn cờ là một phần tử ảnh được dùng ở mức độ cao do nó là một điểm ảnh mở rộng. Đó là điểm nhỏ nhất đã được độ phân giải định sẵn theo sau đó là khoảng cách nhỏ nhất (giữa các điểm) có thể đạt được. Các phần tử này không thể tương thích với đầu ghi của tất cả các hệ thống xuất, vì vậy các hình mẫu có từ 2-4 pixel được dùng để đánh giá.

Đường cong tế vi âm bản và dương bản (vùng D) là những thử thách với hệ thống ghi do các phần tử đường cong có kích thước rất nhỏ. Hình mẫu hợp bởi các đường cong têù vi là thách thức khó nhất cho hệ thống ghi. Nếu một thiết bị xuất cùng một lúc giữ được chi tiết rất nhỏ ở mức độ 1 pixel ở cả hai âm bản và dương bản, thì đó là báo hiệu cho điều kiện phơi (hoặc ghi) tốt.

Các ô hình sao (vùng E) gồm một dãy các hình tam giác (hình nêm) riêng biệt với góc mở là 50 và khoảng cách giữa chúng cũng lệch nhau 50. Đỉnh của các tam giác hội tụ ở tâm của ô hình sao. Hệ thống ghicó phân giải càng cao, hình ảnh ở tâm của ô hình sao sẽ càng chính xác. Các ô hình sao với vùng trắng mở dần từ tâm ra các hướng càng sắc nét cũng là một báo hiệu độ phân giải cao. Ngược lại, ô hình sao bị bít kín ở tâm là một dấu hiệu cho thấy hệ thống ghi có độ phân giải thấp hay ghi ảnh (hoặc phơi) không đúng. Nếu tâm điểm của ô hình sao không tròn, đó là do sự định hướng khác nhau trong hệ thống ghi. Một số hệ thống ghi có độ phân giải cao hơn theo phương ngang. Đây là nguyên nhân làm cho tâm của ô hình sao biến dạng thành hình elip mà trục dài của hình elip theo phương dọc (thẳng đứng).

Bên dưới các ô hình sao là ô tông nguyên dùng để đo mật độ kết hợp với độ che phủ mực ở 100%. Đây là ô tông nguyên cần thiết cho việc đo sự thể hiện của vùng trame được tạo ra từ các ô tầng thứ đi kèm với nó. Hai ô tầng thứ đầu tiên là ô 50/150 tham khảo (vùng F).

Cả hai ô đều có tầng thứ 50% (độ che phủ 50%). Một ô có độ phân giải trame là 150 lpi, ô còn lại độ phân giải trame 200 lpi. Các ô này được dùng để đánh giá giá trị gia tăng tầng thứ của hệ thống ghi khi dùng tần số trame cao nhất. Các phép đo thực hiện một cách khách quan khác nhau bằng máy đo mật độ phản xạ.

Phần còn lại của thang kiểm tra ghi bản digital hai dải kiểm tra được thiết lập với nhiều mức độ tông (cả ô vùng sáng và vùng tối) – vùng G.

Một phần của tài liệu Kiểm tra chất lượng sản phẩm in docx (Trang 46 - 49)